![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tám bài học quản lý tuyệt vời của Apple
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 297.09 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đã từ lâu, trái táo khuyết là nhãn hiệu khiến một phần thế giới trở nên điên cuồng và phần khác khó chịu không kém. Song không ai có thể phủ nhận, Apple là một hình mẫu thành công tuyệt vời và vẫn đang tiếp tục trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tám bài học quản lý tuyệt vời của Apple Tám bài học quản lý tuyệt vời của Apple Đã từ lâu, trái táo khuyết là nhãn hiệu khiến một phần thế giới trở nên điên cuồng và phần khác khó chịu không kém. Song không ai có thể phủ nhận, Apple là một hình mẫu thành công tuyệt vời và vẫn đang tiếp tục trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới. Ở Apple, kỹ sư là những người vận hành công ty chứ không phải những nhà quản lý Với Apple, một phần thành công có được nhờ vào sự khởi đầu ấn tượng cộng với một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung vào con người và công nghệ; tối thiểu hóa sự quan liêu và sự quan tâm tới nguồn nhân lực của mình. Là một kỹ sư công nghệ lâu năm tại Apple, Sachin Agarwal đã học và thấu hiểu phong cách quản lý của Steve Job và các lãnh đạo cấp cao của Apple đã xây dựng nên. Agarwal làm việc tại Apple 6 năm trước khi chuyển sang làm công việc kinh doanh riêng với Công ty Công nghệ Posterous. Song với anh, thời gian 6 năm là quá đủ để thấy được những sự tuyệt vời trong nghệ thuật quản lý của nhãn hiệu trái táo khuyết. “Tôi yêu công việc của mình tại đó… Quyết định rời bỏ Apple thật sự vô cùng khó khăn”, - Agarwal cho biết. Sau khi rời Apple, điều tuyệt vời không kém phần thú vị đã đến với Agarwal, anh vận dụng những bài học quản lý đó để rồi đạt được thành công với Posterous. Các kỹ sư là những người vận hành công ty chứ không phải những nhà quản lý Theo Agarwal, các kỹ sư công nghệ chính là những người đã vận hành Apple hàng ngày. Họ không có nhiều nhà quản lý. Hầu hết các nhóm dự án đều khá nhỏ. Các thành viên đều là các kỹ sư công nghệ”, - Sachin cho biết. Hơn nữa, đa phần các nhà quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này đồng nghĩa rằng những con người giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác. Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và nhân viên Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên. Sếp của tôi là một kỹ sư công nghệ đã làm việc tại Apple hơn 10 năm trước khi bước lên vị trí quản lý. Đó chính là điều tôi tôn trọng ở ông và nó luôn khiến tôi nỗ lực làm việc hơn để gây ấn tượng với ông, - Agarwal thổ lộ. Một trong những chìa khóa giải mã bài toán thành công của Apple chính là sự tôn trọng lẫn nhau hiện hữu tại khắp các bộ phận. Tạo sự tự do cho nhân viên trong việc phát triển các sản phẩm Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề khó chịu và sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp. Với Agarwal, tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục tiêu dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường đến một cách rất cá nhân. Tạo thách thức thúc đẩy sự phát triển của nhân viên Agarwal nhớ lại những năm làm việc của mình tại Apple, anh luôn nhận được những thách thức thực sự từ các cấp quản lý thông qua việc họ giao cho Agarwal những nhiệm vụ khó khăn hơn một chút so với khả năng của anh. “Nhưng kết quả là tôi vẫn hoàn thành và học hỏi được nhiều thứ”, - Agarwal cho biết. Agarwal đã được đề bạt lên vị trí quản lý dự án chỉ trong vòng sáu tháng kể từ thời điểm bước chân vào Apple. Apple thực sự có tài trong việc phát triển các nhân viên của mình cũng như trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân trong công ty. Thời hạn là thiết yếu Apple luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc khắt khe, thậm chí có phần độc đoán. Nhưng theo Agarwal thì hầu như mọi người đều hoàn thành đúng hạn. Về mặt chất lượng, một trong những điều quan trọng, tôi học được là bạn đừng bao giờ giao bất cứ sản phẩm nào mà không đạt ‘chất lượng Apple', đồng thời phải cắt bỏ bất cứ yếu tố nào khiến bạn chậm trễ”, - Agarwal cho biết. “Đặc biệt tại thời điểm khởi sự kinh doanh, thật dễ dàng để trễ hạn, nhưng đừng bao giờ đi quá một giới hạn nào. Điều tốt nhất là thực hiện đúng thời gian và sau đó tiếp tục lặp lại nó, - Agarwal bổ sung. Đừng chơi “cuộc chơi tính năng” với các đối thủ cạnh tranh Tại Apple, các nhà quản lý không tin vào “cuộc chơi tính năng” với các sản phẩm của hãng. Và như thế, Apple tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi sản phẩm thay vì so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh để cố gắng nổi trội hơn họ ở cùng một mức độ nào đó. Quan niệm này đã ăn sâu vào ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tám bài học quản lý tuyệt vời của Apple Tám bài học quản lý tuyệt vời của Apple Đã từ lâu, trái táo khuyết là nhãn hiệu khiến một phần thế giới trở nên điên cuồng và phần khác khó chịu không kém. Song không ai có thể phủ nhận, Apple là một hình mẫu thành công tuyệt vời và vẫn đang tiếp tục trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới. Ở Apple, kỹ sư là những người vận hành công ty chứ không phải những nhà quản lý Với Apple, một phần thành công có được nhờ vào sự khởi đầu ấn tượng cộng với một nền văn hóa doanh nghiệp tập trung vào con người và công nghệ; tối thiểu hóa sự quan liêu và sự quan tâm tới nguồn nhân lực của mình. Là một kỹ sư công nghệ lâu năm tại Apple, Sachin Agarwal đã học và thấu hiểu phong cách quản lý của Steve Job và các lãnh đạo cấp cao của Apple đã xây dựng nên. Agarwal làm việc tại Apple 6 năm trước khi chuyển sang làm công việc kinh doanh riêng với Công ty Công nghệ Posterous. Song với anh, thời gian 6 năm là quá đủ để thấy được những sự tuyệt vời trong nghệ thuật quản lý của nhãn hiệu trái táo khuyết. “Tôi yêu công việc của mình tại đó… Quyết định rời bỏ Apple thật sự vô cùng khó khăn”, - Agarwal cho biết. Sau khi rời Apple, điều tuyệt vời không kém phần thú vị đã đến với Agarwal, anh vận dụng những bài học quản lý đó để rồi đạt được thành công với Posterous. Các kỹ sư là những người vận hành công ty chứ không phải những nhà quản lý Theo Agarwal, các kỹ sư công nghệ chính là những người đã vận hành Apple hàng ngày. Họ không có nhiều nhà quản lý. Hầu hết các nhóm dự án đều khá nhỏ. Các thành viên đều là các kỹ sư công nghệ”, - Sachin cho biết. Hơn nữa, đa phần các nhà quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm. Điều này đồng nghĩa rằng những con người giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác. Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và nhân viên Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của cấp dưới”. Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên. Sếp của tôi là một kỹ sư công nghệ đã làm việc tại Apple hơn 10 năm trước khi bước lên vị trí quản lý. Đó chính là điều tôi tôn trọng ở ông và nó luôn khiến tôi nỗ lực làm việc hơn để gây ấn tượng với ông, - Agarwal thổ lộ. Một trong những chìa khóa giải mã bài toán thành công của Apple chính là sự tôn trọng lẫn nhau hiện hữu tại khắp các bộ phận. Tạo sự tự do cho nhân viên trong việc phát triển các sản phẩm Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề khó chịu và sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp. Với Agarwal, tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục tiêu dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường đến một cách rất cá nhân. Tạo thách thức thúc đẩy sự phát triển của nhân viên Agarwal nhớ lại những năm làm việc của mình tại Apple, anh luôn nhận được những thách thức thực sự từ các cấp quản lý thông qua việc họ giao cho Agarwal những nhiệm vụ khó khăn hơn một chút so với khả năng của anh. “Nhưng kết quả là tôi vẫn hoàn thành và học hỏi được nhiều thứ”, - Agarwal cho biết. Agarwal đã được đề bạt lên vị trí quản lý dự án chỉ trong vòng sáu tháng kể từ thời điểm bước chân vào Apple. Apple thực sự có tài trong việc phát triển các nhân viên của mình cũng như trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân trong công ty. Thời hạn là thiết yếu Apple luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc khắt khe, thậm chí có phần độc đoán. Nhưng theo Agarwal thì hầu như mọi người đều hoàn thành đúng hạn. Về mặt chất lượng, một trong những điều quan trọng, tôi học được là bạn đừng bao giờ giao bất cứ sản phẩm nào mà không đạt ‘chất lượng Apple', đồng thời phải cắt bỏ bất cứ yếu tố nào khiến bạn chậm trễ”, - Agarwal cho biết. “Đặc biệt tại thời điểm khởi sự kinh doanh, thật dễ dàng để trễ hạn, nhưng đừng bao giờ đi quá một giới hạn nào. Điều tốt nhất là thực hiện đúng thời gian và sau đó tiếp tục lặp lại nó, - Agarwal bổ sung. Đừng chơi “cuộc chơi tính năng” với các đối thủ cạnh tranh Tại Apple, các nhà quản lý không tin vào “cuộc chơi tính năng” với các sản phẩm của hãng. Và như thế, Apple tập trung nhiều hơn vào các mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi sản phẩm thay vì so sánh mình với các đối thủ cạnh tranh để cố gắng nổi trội hơn họ ở cùng một mức độ nào đó. Quan niệm này đã ăn sâu vào ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản lý kinh doanh quản lý tài chính quản lý nhân sự quản lý thời gian nghệ thuật quản lýTài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1651 4 0 -
Giáo trình Quản lý dự án phần mềm: Phần 2 - Phạm Ngọc Hùng
216 trang 420 0 0 -
2 trang 400 9 0
-
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 347 0 0 -
26 trang 338 2 0
-
Làm thế nào để trở thành quản trị mạng
5 trang 307 0 0 -
2 trang 292 0 0
-
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3 trang 248 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhân sự và quản lý tiền lương
26 trang 216 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Phân tích thiết kế hệ thống siêu thị
140 trang 187 0 0