Danh mục

Tâm lí con người trước sự tác động của xã hội đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.33 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tâm lí con người là hệ quả của sự biến đổi xã hội đô thị, đồng thời là sự thể hiện sâu sắc nhất bản chất của xã hội ấy. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã tác động đến hầu hết các cá nhân trong xã hội theo ba hướng: Tâm lí hăm hở, nhập cuộc; tâm lí cô đơn, lạc lõng và tâm lí bất an, mất niềm tin, chối bỏ đô thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lí con người trước sự tác động của xã hội đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đạiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 71-75This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0086TÂM LÍ CON NGƯỜI TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA XÃ HỘI ĐÔ THỊTRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠIĐỗ Thanh HươngTrường Trung học phổ thông Minh Phú, Sóc Sơn, Hà NộiTóm tắt. Tâm lí con người là hệ quả của sự biến đổi xã hội đô thị, đồng thời là sự thể hiệnsâu sắc nhất bản chất của xã hội ấy. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã tác động đếnhầu hết các cá nhân trong xã hội theo ba hướng: tâm lí hăm hở, nhập cuộc; tâm lí cô đơn,lạc lõng và tâm lí bất an, mất niềm tin, chối bỏ đô thị. Những phản ứng khác nhau trướchiện thực đời sống của con người đô thị đã cho ta thấy một xã hội đa diện: vừa là nơi tậptrung ánh sáng văn minh với ước vọng đổi thay cuộc đời; vừa là nơi hỗn tạp, xô bồ, ở đócon người dễ dàng tha hóa, đánh mất chính mình.Từ khóa: Đô thị, tha hóa, bất an, mất niềm tin, cô đơn, giá trị truyền thống,. . .1.Mở đầuĐô thị là đề tài phổ biến trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và nhất là giai đoạntừ sau 1986 – giai đoạn Đổi Mới gắn liền với quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Tiểu thuyếtViệt Nam đương đại đã đón nhận được làn sóng ấy và đề tài đô thị trở nên khá phổ biến ở thể loạinày. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài đô thị trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX[4,5,8,10]. Những nghiên cứu này, bên cạnh việc làm rõ bức tranh hiện thực đô thị đương thời cũngđã quan tâm đến những xung đột tình cảm có tính đời thường của người thị dân, cuộc xung độtsâu sắc bên trong con người, giữa cái tốt và cái xấu. . . Với tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhữngnghiên cứu tập trung nhiều vào vấn đề cách tân tự sự [1,9,11] hoặc bàn về con người [2,6]. Tuynhiên, các tác giả mới chỉ tập trung vào đặc điểm của các tầng lớp người và tính phức hợp, đa bìnhdiện của con người trong xã hội hiện đại nói chung mà chưa thể hiện rõ sự tác động của đô thị vàquá trình đô thị hóa lên đời sống tâm lí của con người.Nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, bài báo này trình bày các nghiên cứu về tâmlí của con người trước sự tác động của đô thị và quá trình đô thị hóa. Để làm rõ sự tác động này,chúng tôi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết của một số tác giả: Nguyễn Bắc Sơn (Lửa đắng), ChuLai (Phố), Nguyễn Việt Hà (Cơ hội của Chúa), Nguyễn Ngọc Tư (Sông) Đỗ Phấn (Rụng xuốngngày hư ảo), Nguyễn Xuân Thủy (Nhắm mắt nhìn trời), Nguyễn Đình Tú (Kín). . . Từ đó, chúngtôi muốn góp thêm một hướng quan sát, đánh giá về con người đương đại; một hướng tiếp cận vớitiểu thuyết Việt Nam đương đại và một kênh đánh giá về bản chất xã hội hiện đại.Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016Liên hệ: Đỗ Thanh Hương, e-mail: dothanhhuong1808@gmail.com71Đỗ Thanh Hương2.2.1.Nội dung nghiên cứuTâm lí hăm hở “nhập cuộc”Quá trình đô thị hóa và cơ chế thị trường khiến xã hội trở nên bề bộn và có phần bấn loạn.Trước thực trạng ấy, những con người tâm huyết với sự đổi mới nước nhà đã hăm hở “nhập cuộc”.Đó là Kiên (Lửa đắng) với sáng kiến tinh gọn bộ máy hành chính, thực hiện kiêm nhiệm chứcdanh Chủ tịch và Bí thư. Chính anh là người đã thí điểm và thành công ngoài sức tưởng tượng ởcơ sở mình. Thành phố của Kiên được chọn làm điểm để nhân rộng mô hình này ở các địa phươngkhác. Sự thành công ấy là bước đệm để đưa Kiên đến với vị trí ở Trung ương. Đó là Triển, là ThuPhong (Lửa đắng) – những nhà báo chống tiêu cực điển hình. Họ đã bất chấp sự nguy hiểm đếntính mạng (Triển bị tạt axit) và sự nguy hại đối với những người thân trong gia đình (con gái củaTriển bị bắt cóc), thậm chí, chấp nhận cả gia đình tan vỡ (gia đình Triển) nhưng họ vẫn tâm huyếtvới vũ khí là cây bút trong tay. Họ đã phát huy tối đa sức mạnh của cơ quan quyền lực thứ tư trongcông tác chống tiêu cực, phanh phui những vụ việc mờ ám nhằm đem lại sự trong sạch cho xã hội.Quá trình đô thị hóa cùng với cơ chế thị trường đã tạo một hành lang thông thoáng chonhững người nhạy bén về kinh tế. Đô thị đã tạo nên một trường lực hấp dẫn mạnh mẽ với nhữngdoanh nhân trẻ. Đó là sự tự tin, chủ động lao vào thương trường của Tâm, Nhã (Cơ hội của Chúa).Họ là những trí thức nhưng sẵn sàng từ bỏ trường đại học (Tâm), vứt bỏ danh vọng (Nhã) để làmgiàu. Họ đã lựa chọn những con đường khác nhau: nếu như Tâm muốn đường hoàng chân chínhlàm ăn trong cái “thị trường Việt Nam vẫn còn trinh nguyên”, muốn có “một dây chuyền côngnghệ sản xuất sinh lãi ít nhưng tạo ra một tư cách pháp nhân sạch sẽ” thì Nhã lại biết đến sức mạnhcủa quyền lực ngầm khi làm kinh tế.Có tiền là có sức mạnh và phải làm kinh tế mới có thể có nhiều tiền. Cuộc sống hiện đại đãlàm thay đổi suy nghĩ của Thảo (Phố). Thảo đã quyết tâm từ bỏ bộ quân phục để sang Đức làm ăn.Ba năm quay về, trong tay chị đã có 100 ngàn đê mác (gần 1 tỉ đồng tiền Việt lúc bấy giờ). Có vốn,chị xoay ra làm ăn. Chị xây lại nhà theo kiến trúc hiện đại rồi cho thuê, mỗi tháng thu về khôngdưới năm triệu đồng. Gia đình Thảo Nam đã đổi đời. Lãm (Phố) cũng hăm hở không kém. Anh đibuôn thuốc lào để lấy vốn buôn mía rồi tích tiểu thành đại, anh xây dựng được hẳn một cơ sở sảnxuất mía đường và sẽ còn mở rộng thêm cơ sở. Từ chỗ phải nằm đường nằm chợ, giờ đây vợ chồngLãm đã có cả một ngôi nhà to, rộng bằng gỗ ở một khu đất đẹp.Xã hội thời mở cửa đã tạo cơ hội cho những con người tâm huyết, nhạy bén hăm hở “nhậpcuộc”. Mỗi người đều có những thành công nhất định chứng minh sự lựa chọn của họ là đúng đắn.Các nhà văn cũng đặt niềm tin và dành một sự cổ vũ không nhỏ cho những con người dám nghĩ,dám làm như vậy. Sự phát triển của xã hội ngày nay có một phần đóng góp không nhỏ của họ.2.2.Tâm lí cô đơn, lạc lõngTrong khi có rất nhiều người có thể hòa nhập một cách tích cực với xã hội hiện đại thì vẫncó một bộ phận không ít những người không-thể-nhập-cuộc. Họ có cảm giác rằng mình khôngthuộc về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: