“...Phải biết cái đẹp ấy vì ai và cho ai “. Đã hơn nửa thế kỷ đi qua lời căn dặn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp - Nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐHMTCN). Ngày25/10/1958 mãi mãi còn trong trí nhớ của tất thảy cán bộ, nhà giáo, họa sĩ, công nhân viên, học sinh, sinh viên Trường ĐHMTCN.
.60 năm (8/6/1949- 8/6/2009) xây dựng, trưởng thành và phát triển, nhà trường đã đi qua một chặng đường biết bao thăng trầm, biết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TẤM LÒNG CỦA CÁC NHÀ GIÁO-HỌA SĨ MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP VỚI BÁC HỒ
TẤM LÒNG CỦA CÁC NHÀ
GIÁO-HỌA SĨ MỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP VỚI BÁC HỒ
NGUYỄN XUÂN NGHỊ-Tranh cổ
“...Phải biết cái đẹp ấy vì ai
động
và cho ai “. Đã hơn nửa thế
kỷ đi qua lời căn dặn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp - Nay là Trường Đại học Mỹ
thuật Công nghiệp (ĐHMTCN). Ngày25/10/1958 mãi mãi còn trong trí
nhớ của tất thảy cán bộ, nhà giáo, họa sĩ, công nhân viên, học sinh, sinh
viên Trường ĐHMTCN.
60 năm (8/6/1949- 8/6/2009) xây dựng, trưởng thành và phát triển, nhà
trường đã đi qua một chặng đường biết bao thăng trầm, biết bao kỷ
niệm vui, buồn ở mỗi con người, ở mỗi thời gian, nhưng nhiệm vụ nâng
cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, luôn luôn được xác định
là nhiệm vụ trọng tâm - hàng đầu. Bên cạnh những thành quả to lớn của
việc dạy và học, sáng tạo ra nhiều tác phẩm đẹp phục vụ nhân dân của
các nhà giáo, họa sĩ đã được xã hội trân trọng đón nhận.
Đặc biệt để tỏ lòng tôn kính và biết ơn Bác, các nghệ sĩ, các nhà giáo,
các thế hệ sinh viên trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp đã có nhiều
tác phẩm đẹp về Bác, bởi lẽ Bác Hồ là một đề tài lớn là nguồn cảm
hứng sáng tạo vô tận. Hình tượng Bác đã được các nhà giáo, họa sĩ
ĐHMTCN thể hiện thành công trên nhiều tác phẩm hội hoạ, điêu khắc,
đồ hoạ, nghệ thuật ứng dụng, các tác phẩm đó đã thực sự làm phong
phú thêm cho nền nghệ thuật truyền thống, hiện đại Việt Nam.
Do sự trùng khớp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc - kỷ niệm ngày thành lập
Trường năm nay, năm mà đất nước kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc
của Bác Hồ (1969-2009) năm mà toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân đang
bước vào năm thứ hai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chúng ta không thể không nhắc tới
những tác phẩm tiêu biểu sáng tạo về Bác bằng cảm xúc dạt dào mãnh
liệt nhất, đã tạo được ấn tượng tốt dẹp trong lòng nhân dân, được lưu
giữ ở các bảo tàng Quốc gia và quốc tế, của các nhà giáo, và các họa sĩ
MTCN.
Trước hết xin được kể đến bức chân dung Bác Hồ bằng sơn dầu khổ
lớn được đặt trang nghiêm ở quảng trường Ba Đình lịch sử trong những
ngày Quốc tang về Người, đây là một mốc son về nghệ thuật vẽ chân
dung, công lao và thành công đó thuộc về cố nhà giáo, họa sĩ Nguyễn
Khang, với cách đặc tả mang lối vẽ thâm diễn của người họa sĩ bậc
thầy. Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh này đã thực sự gây ấn
tượng và xúc động đến hàng triệu triệu người Việt Nam và bè bạn
Quốc tế.
Nguồn nước, Rời lều cỏ Bác tiếp tục hành quân là hai tác phẩm của cố
nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Trọng Kiệm là những tác phẩm thành công và
khẳng định một tài năng với một mảng đề tài lớn, đề tài mang tính lịch
sử mà Bác Hồ là nhân vật trung tâm, bút pháp khoẻ khoắn, lối diễn đạt
trong sáng, khúc triết, sự hoà hợp của lối diễn đạt bằng ngôn ngữ hội
họa kết hợp trang trí đã tạo nên một phong cách, một cá tính nghệ sĩ đã
được khẳng định. Tác phẩm cho người xem một sự cảm thụ theo hướng
biểu hiện mới, dân tộc mà hiện đại.
Lời dạy của Bác đã đi qua 50 năm, đến hôm nay như còn nguyên giá trị
với nhiều thế hệ nhà giáo, họa sĩ mà Nguyễn Thế Vỵ là một tác giả như
vậy. Minh chứng trong từng tác phẩm của mình một cách hoàn hảo và
đậm nét, Nguyễn Thế Vỵ đã có một thời sống chết với đồng đội trước
khi ông trở về với vị thế là nhà giáo - họa sĩ. Tính giản dị, chân thành,
mộc mạc đã đưa đến những thành công trong nhiều tác phẩm sơn mài
truyền thống của ông mà Ông Ké Kách mệnh là một tác phẩm xuất sắc.
Trong khung cảnh Việt Bắc, nơi có địa danh Trường Hà, Pác Bó, Hà
Quảng, Cao Bằng - nơi Bác trở về sau 30 năm xa Tổ Quốc. Thời gian
này Bác mặc bộ quần áo đặc trưng của người đàn ông Nùng, chân đi
đôi giày vải đen. Khai thác vẻ đẹp giản dị và đặc trưng này, nhà giáo,
họa sĩ Nguyễn Thế Vỵ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng Bác
Hồ trong giây phút yên bình. Trong gam màu đỏ son trầm ấm của sơn
mài, hoà quyện và lan toả của sắc vàng, trắng bạc, hình ảnh Bác đã toả
sáng, lại càng tỏa sáng hơn, lung linh hơn, rạng rỡ hơn ở một chân
dung, một cốt cách về con Người vĩ đại.
Nhà giáo họa sĩ Nguyễn Cao Thương đã diễn đạt thành công cảm xúc
rất chân thành hình ảnh Bác đến thăm một đơn vị pháo binh ở Hồ Tây,
Hà Nội năm 1967, Bác chia kẹo cho các chiến sĩ trông thật gần gũi và
thân thiết trong tác phẩm sơn dầu hoà sắc nâu này thực sự gây xúc động
cho các thế hệ người lính - thế hệ những người bộ đội Cụ Hồ.
Phút giây thư giãn - họa phẩm bằng sơn mài khổ lớn của họa sĩ Kim
Bạch bày tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, là một tác phẩm gây được
tình cảm của đông đảo người xem, phong cảnh nên thơ của dòng suối
như hiện về một dòng chảy không bao giờ ngừng, Bác đứng đó thật
thanh thản, bình yên mà thật huyền diệu, với phong thái ung dung bên
suối, ngoại hình và cá tính ở vị lãnh tụ được hoà quyện làm một, suối
Lê Nin, lán Khuổi Nặm, núi Các Mác - căn cứ địa cách mạng như hiện
về. Trong một sự tìm tòi sáng tạo khác, họa sĩ Kim Bạch còn có tác
phẩm tranh ghép đá chân dung Bác, độc đáo, mang tính bền vững như
sự sống mãi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổ quốc Việt Nam.
Bằng hình khối, ngôn ngữ của điêu khắc, các nhà giáo và điêu khắc gia
nổi tiếng như Lê Công Thành, Nguyễn Hải cũng đã xây dựng hình
tượng Bác bằng cả tấm lòng và sự nghiệp, bằng cả trái tim và khối óc,
trọn đời hiến dâng cho nghệ thuật với ước mong hình ảnh Bác mãi mãi
tồn tại với non sông đất nước.
Hình tượng Bác còn được các họa sĩ, nhà giáo đồ họa khái quát hoá
một cách sinh động và thành công trong các tác phẩm tranh khắc gỗ,
tranh truyện, tem thư mà đặc biệt là ở mảng tranh cổ động chính trị,
tiêu biểu là các tác phẩm Hồ Chí Minh Người sống mãi với non sông
Việt Nam và trong trái tim nhân loại của Lê Lam, Độc lập thống nhất
của Trần Từ Thành, Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi của Vũ Viết
Quang, Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại của Đỗ Mạnh Cương, Tên Người
sống mãi với non sông Việt Nam của Đặng Đình Dũn ...