TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM - LÊ NGỌC LAN - 5
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 512.03 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hơn nữa, trong trường tiểu học, giáo viên tiểu học phụ trách lớp thay mặt tất cả các thầy cô trong trường làm việc trực tiếp với các em học sinh. Họ là những người “thầy tổng thể”. Tính tổng thể của họ không chỉ được thể hiện ở việc họ phải dạy hầu như tất cả các môn học ở Tiểu học, phải đảm đương mọi trách nhiệm từ giảng dạy đến chủ nhiệm lớp lẫn người phụ trách, mà còn được thể hiện ở việc họ đã tạo ra một sản phẩm trọn vẹn của riêng mình –...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM - LÊ NGỌC LAN - 5 Hơn nữa, trong trường tiểu học, giáo viên tiểu học phụ trách lớp thay mặt tất cả các thầy cô trong trường làm việc trực tiếp với các em học sinh. Họ là những người “thầy tổng thể”. Tính tổng thể của họ không chỉ được thể hiện ở việc họ phải dạy hầu như tất cả các môn học ở Tiểu học, phải đảm đương mọi trách nhiệm từ giảng dạy đến chủ nhiệm lớp lẫn người phụ trách, mà còn được thể hiện ở việc họ đã tạo ra một sản phẩm trọn vẹn của riêng mình – những nhân cách mang đậm dấu ấn của họ.Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học Lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học mang đầy đủ các đặc điểm lao động của ngư- ời thầy giáo. Tuy nhiên, do đặc điểm của đối tượng lao động, do đặc trưng của cấp học, do tính chất nghiệp vụ của nghề dạy học ở Tiểu học, nên các đặc điểm trên có những biểu hiện riêng. Đối tượng lao động trực tiếp của người giáo viên tiểu học là học sinh – những trẻ em có độ tuổi từ 6 – 11,12 tuổi. Đó là những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, sống chủ yếu bằng tình cảm và đang tích cực tạo ra cho mình những chuyển biến lớn trong nhận thức, trong tình cảm, trong ý chí dưới tác động của hoạt động học tập nói riêng, cuộc sống nhà trường nói chung. Công cụ lao động chủ yếu của người giáo viên tiểu học là nhân cách của chính họ. Với chức năng là người “thầy tổng thể”, giáo viên tiểu học là người có uy tín đặc biệt đối với học sinh. Cho nên, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, tác phong,… của người giáo viên tiểu học đều là chuẩn mực đối với học sinh. Nhân cách của họ, vì thế là tất cả đối với việc giáo dục các em mà không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục nào… có thể thay thế được… (K. Đ. Usinxki). Lao động của người giáo viên tiểu học có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn. Với sản phẩm đặc trưng là nhân cách của trẻ – yếu tố cần thiết đầu tiên đảm bảo cho sự phát triển tiếp tục của xã hội, lao động sư phạm của giáo viên tiểu học có ý nghĩa chính trị đăc biệt. Hơn thế nữa, với việc hình thành cho trẻ các năng lực người ở trình độ sơ đẳng nhưng rất cơ bản (năng lực tính toán, năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực làm việc trí óc), giáo viên tiểu học đã tạo dựng được nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục phát triển các năng lực khác nhằm tạo ra “sức lao động” trong mỗi con người – yếu tố thiết yếu cho bất kì một nền kinh tế nào, một trình độ phát triển kinh tế nào. Đó cũng chính là giá trị kinh tế mà giáo viên tiểu học đã “hiến dâng” cho xã hội. Lao động của người giáo viên tiểu học đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Tính khoa học đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải biết kế thừa có chọn lọc và sử dụng đồng thời các thành tựu của nhiều khoa học khác nhau làm cơ sở cho các hoạt động sư phạm. Cơ sở khoa học cho hoạt động sư phạm của người giáo viên tiểu học không chỉ đơn thuần là tri thức của các khoa học cơ bản mà quan trọng hơn là tri thức của các khoa học nghiệp vụ sư phạm, bởi giáo dục tiểu học là cấp học phương pháp. 259 Tính nghệ thuật không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên tiểu học sự khéo léo, nhuần nhuyễn trong việc sử dụng các tri thức khoa học vào từng tình huống cụ thể, mà còn đòi hỏi ở họ sự nhạy cảm, tinh tế, văn minh trong giao tiếp với trẻ. Tính sáng tạo đòi hỏi người giáo viên tiểu học không được rập khuôn, máy móc trong việc sử dụng các tri thức mà phải vận dụng chúng một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, cải tiến sao cho phù hợp với từng tình huống và đối với từng học sinh cụ thể. Bởi mỗi trẻ không chỉ là một cá nhân không lặp lại mà còn là một nhân cách có khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, đang hình thành và phát triển với tốc độ rất nhanh. CÁC NHIỆM VỤ NHIỆM VỤ 1 Xác định vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học trong trường tiểu học: – Đọc các thông tin cho hoạt động, ghi chép các vấn đề có liên quan đến các câu hỏi sau: + Trong trường tiểu học, người giáo viên tiểu học đảm nhận những chức trách gì? + Họ giữ vị trí như thế nào trong các hệ thống chức trách ấy? – Chỉ ra vị trí, vai trò của người giáo viên trong trường tiểu học. – Tìm 3 ví dụ thể hiện vị trí, vai trò đó của người giáo viên tiểu học. – Lí giải: Giáo viên tiểu học là “nhân vật chủ đạo” trong nhà trường tiểu học. NHIỆM VỤ 2 Phân tích đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học: – Sử dụng các kinh nghiệm và cảm nhận của mình để trả lời câu hỏi: Anh (chị) có cảm nhận gì về nghề dạy học ở tiểu học? – Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học và lao động sư phạm của giáo viên các cấp học khác để điền vào bảng sau: Giống nhau Khác nhau ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI TIỂU HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM - LÊ NGỌC LAN - 5 Hơn nữa, trong trường tiểu học, giáo viên tiểu học phụ trách lớp thay mặt tất cả các thầy cô trong trường làm việc trực tiếp với các em học sinh. Họ là những người “thầy tổng thể”. Tính tổng thể của họ không chỉ được thể hiện ở việc họ phải dạy hầu như tất cả các môn học ở Tiểu học, phải đảm đương mọi trách nhiệm từ giảng dạy đến chủ nhiệm lớp lẫn người phụ trách, mà còn được thể hiện ở việc họ đã tạo ra một sản phẩm trọn vẹn của riêng mình – những nhân cách mang đậm dấu ấn của họ.Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học Lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học mang đầy đủ các đặc điểm lao động của ngư- ời thầy giáo. Tuy nhiên, do đặc điểm của đối tượng lao động, do đặc trưng của cấp học, do tính chất nghiệp vụ của nghề dạy học ở Tiểu học, nên các đặc điểm trên có những biểu hiện riêng. Đối tượng lao động trực tiếp của người giáo viên tiểu học là học sinh – những trẻ em có độ tuổi từ 6 – 11,12 tuổi. Đó là những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, sống chủ yếu bằng tình cảm và đang tích cực tạo ra cho mình những chuyển biến lớn trong nhận thức, trong tình cảm, trong ý chí dưới tác động của hoạt động học tập nói riêng, cuộc sống nhà trường nói chung. Công cụ lao động chủ yếu của người giáo viên tiểu học là nhân cách của chính họ. Với chức năng là người “thầy tổng thể”, giáo viên tiểu học là người có uy tín đặc biệt đối với học sinh. Cho nên, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, tác phong,… của người giáo viên tiểu học đều là chuẩn mực đối với học sinh. Nhân cách của họ, vì thế là tất cả đối với việc giáo dục các em mà không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục nào… có thể thay thế được… (K. Đ. Usinxki). Lao động của người giáo viên tiểu học có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn. Với sản phẩm đặc trưng là nhân cách của trẻ – yếu tố cần thiết đầu tiên đảm bảo cho sự phát triển tiếp tục của xã hội, lao động sư phạm của giáo viên tiểu học có ý nghĩa chính trị đăc biệt. Hơn thế nữa, với việc hình thành cho trẻ các năng lực người ở trình độ sơ đẳng nhưng rất cơ bản (năng lực tính toán, năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực làm việc trí óc), giáo viên tiểu học đã tạo dựng được nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục phát triển các năng lực khác nhằm tạo ra “sức lao động” trong mỗi con người – yếu tố thiết yếu cho bất kì một nền kinh tế nào, một trình độ phát triển kinh tế nào. Đó cũng chính là giá trị kinh tế mà giáo viên tiểu học đã “hiến dâng” cho xã hội. Lao động của người giáo viên tiểu học đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo. Tính khoa học đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải biết kế thừa có chọn lọc và sử dụng đồng thời các thành tựu của nhiều khoa học khác nhau làm cơ sở cho các hoạt động sư phạm. Cơ sở khoa học cho hoạt động sư phạm của người giáo viên tiểu học không chỉ đơn thuần là tri thức của các khoa học cơ bản mà quan trọng hơn là tri thức của các khoa học nghiệp vụ sư phạm, bởi giáo dục tiểu học là cấp học phương pháp. 259 Tính nghệ thuật không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên tiểu học sự khéo léo, nhuần nhuyễn trong việc sử dụng các tri thức khoa học vào từng tình huống cụ thể, mà còn đòi hỏi ở họ sự nhạy cảm, tinh tế, văn minh trong giao tiếp với trẻ. Tính sáng tạo đòi hỏi người giáo viên tiểu học không được rập khuôn, máy móc trong việc sử dụng các tri thức mà phải vận dụng chúng một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, cải tiến sao cho phù hợp với từng tình huống và đối với từng học sinh cụ thể. Bởi mỗi trẻ không chỉ là một cá nhân không lặp lại mà còn là một nhân cách có khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, đang hình thành và phát triển với tốc độ rất nhanh. CÁC NHIỆM VỤ NHIỆM VỤ 1 Xác định vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học trong trường tiểu học: – Đọc các thông tin cho hoạt động, ghi chép các vấn đề có liên quan đến các câu hỏi sau: + Trong trường tiểu học, người giáo viên tiểu học đảm nhận những chức trách gì? + Họ giữ vị trí như thế nào trong các hệ thống chức trách ấy? – Chỉ ra vị trí, vai trò của người giáo viên trong trường tiểu học. – Tìm 3 ví dụ thể hiện vị trí, vai trò đó của người giáo viên tiểu học. – Lí giải: Giáo viên tiểu học là “nhân vật chủ đạo” trong nhà trường tiểu học. NHIỆM VỤ 2 Phân tích đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học: – Sử dụng các kinh nghiệm và cảm nhận của mình để trả lời câu hỏi: Anh (chị) có cảm nhận gì về nghề dạy học ở tiểu học? – Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học và lao động sư phạm của giáo viên các cấp học khác để điền vào bảng sau: Giống nhau Khác nhau ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức marketing đề cương ôn tập công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 570 12 0 -
2 trang 516 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 470 0 0 -
52 trang 430 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 314 0 0 -
293 trang 302 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 301 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
74 trang 296 0 0