TAM QUAN CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 141.69 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hương lòng một nén chuông rung, Thấp thoáng chùa xưa lớp khói lồng Mưa pháp thấm nhuần trời hạn hán Thuyền từ cứu vớt gió đầy sông (Bài thơ của Lê Khắc Nghị khắc trên bia: Thần Quang Tự cung kỷ) Câu thơ như gợi lại cả một quá khứ hào hùng và truyền thuyết về chùa Keo, gắn liền với một vị thiền sư danh tiếng Khổng Minh Không đời Lý. Vị Đại Pháp Thiền sư đắc đạo thần thông quảng đại này, từng luyện ngói thành vàng, biến sông thành rượu, thu hết đồng của phương Bắc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TAM QUAN CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH TAM QUAN CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH Rường cánh Hương lòng một nén chuông rung, Thấp thoáng chùa xưa lớp khói lồng Mưa pháp thấm nhuần trời hạn hán Thuyền từ cứu vớt gió đầy sông (Bài thơ của Lê Khắc Nghị khắc trên bia: Thần Quang Tự cung kỷ) Câu thơ như gợi lại cả một quá khứ hào hùng và truyền thuyết về chùa Keo, gắn liền với một vị thiền sư danh tiếng Khổng Minh Không đời Lý. Vị Đại Pháp Thiền sư đắc đạo thần thông quảng đại này, từng luyện ngói thành vàng, biến sông thành rượu, thu hết đồng của phương Bắc đem về đúc thành “An Nam đại tứ khí”, chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, và được vua phong là Thái sư. Và có lẽ cũng vì lý do đó mà ngôi Thần Quang Tự tức chùa Keo ngày nay, đã chứa đựng trong nó những dữ liệu lịch sử và những nét kiến trúc vô cùng độc đáo. Không chỉ gác chuông chồng diêm ba tầng mười hai mái; Lối kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh” với hai chữ công trong cùng một kết cấu nội công ngoại quốc; Kiến trúc tam quan chùa Keo Thái Bình cũng là một công trình độc nhất vô nhị ghi đậm những giá trị tâm linh mà dường như không ngôi chùa nào có được. Tam quan chùa Keo hay còn gọi là Tam quan nội 2 được dựng theo lối kết cấu vì kèo ba hàng chân cột, có vách gỗ bít đốc hai đầu. Ăn mộng từ những cột cái hai đầu hồi, các xà nách được kê theo lối chồng giường, đấu kê sang đầu những cột quân. Để dựng góc mái và độ cong của những đầu đao bốn phía, người ta đã khéo léo tạo những bẩy góc ngắn, kết hợp với bộ vì kẻ chuyền từ đầu cột cái hai vì giữa ra đến cột hiên để đỡ hệ thống tàu đao mái lá truyền thống phía trên. Phía đầu những rường cánh, là hệ thống các còn chạm hình đầu rồng cách điệu kiểu hình mây lửa có đuôi, tạo nên một nhịp điệu liên tiếp lên suốt thượng lương, cũng là đầu cột cái. Còn ở hai bộ vì giữa thì tạo nên một khoảng trống thoáng giữa kẻ chuyền và xà nách. Giữa các hàng cột cái của các bộ vì kèo này, người ta đã tạo ra những khung để lắp bộ cửa dạng bức bàn. Các cửa này ăn trụ xoay cánh vào lưng con sấu gỗ kê dưới thanh ngang bậu cửa. Đây là một lối kiến trúc rất đặc trưng cho kiểu dạng nhà ba gian hai chái truyền thống, nhưng ở một tầm mức cao hơn nó đã giản lược đi một hàng cột để tạo nên một kết cấu phẳng khi nhìn từ hai phía nội và ngoại của công trình. Nó cũng khác xa với lối dựng tam quan thông thường là bộ cửa được lắp ở hàng chân cột cái thứ 2 từ ngoài vào để hình thành một kiểu thức nhà rỗng lòng. Trong khi đó lối dựng ba hàng cột này, tuy không tạo nên một thức kiến trúc hoành tráng, nhưng nó lại cho thấy tính chất độc lập của một tam quan, với đúng ý nghĩa là lối cửa ra vào. Và cũng do không kiến tạo nên một gian nào ở kiến trúc tam quan này, nên phía trên khung cửa lên đến đầu thượng lương đã tạo nên một khoảng trống cần thiết cho việc lắp các ván xà được cách điệu để làm nên bộ ba diềm cửa võng. Tuy các bọ diềm cửa võng này khá đơn giản nhưng chúng lại tạo nên độ ăn nhịp với các chạm khắc ở đầu rường cánh kể trên. Những mảng chạm rồng mây ở diềm cửa và mảng chạm rồng trên toàn bộ cánh cửa gian giữa mang đậm phong cách của nghệ thuật chạm khắc đầu thế kỷ XVII. Nó cũng phù hợp với niên đại được ghi trên bia Thần Quang Tự Bi dựng năm Đức Long thứ 4 (1632) do các vương tần hoàng tộc, và cả vua Lê Thần Tông, Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, Hậu phi Trịnh Thị Ngọc Trúc cùng gia đình cung tần Trịnh Thị Ngọc Trâm bỏ của ra xây dựng tiền đường hậu đường, hành lang 3… Có thể nói công cuộc đại trung tu này đã làm nên diện mạo kiến trúc chùa Keo ngày nay. Trong lịch sử tồn tại mấy nghìn năm, chùa Keo Thái Bình đã trải qua nhiều thế kỷ trùng tu, tôn tạo. Theo truyền thuyết kể lại trước đây có một ngôi chùa từ thời Lý, có tên là Nghiêm Quang Tự, được xây vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời vua Lý Thánh Tông trên đất làng Keo (Giao Thủy). Sau trận lụt lớn vào năm Nhâm Tý, làng Giao Thủy bị chia tách làm hai nơi, ngôi chùa cũ thì bị trôi dạt, người ta đã dựng nên hai ngôi chùa mới ở hai bên bờ sông cho dân mỗi nửa dân làng. Do vậy ngày nay ở vùng đồng bằng Bắc bộ tồn tại hai ngôi chùa Keo, một thuộc tỉnh Nam Định gọi là Keo Hành Thiện hay còn được gọi là Keo trên, một thuộc đất Thái Bình gọi là Keo dưới. Hai ngôi chùa này cùng có niên đại thế kỷ XVII, và cùng thờ Đức Khổng Minh Không, cũng như có lối kiến trúc gần như một cặp song sinh. Tuy nhiên với kiểu dạng hình thức tam quan có bộ vì ba hàng cột và bộ cửa chạm rồng thì lại chỉ đặc biệt có ở chùa Keo Thái Bình. Còn chùa Keo Hành Thiện mặc dầu có tới hai tam quan: tam quan ngoại và tam quan nội, nhưng kiến trúc các tam quan này chỉ được thiết kế theo dạng thông thường còn các họa tiết chạm rồng chỉ nhìn thấy trên các thành phần kiến trúc gỗ, bộ đôi cánh cửa thì hoàn toàn để trơn, không có chạm khắc. Có thể nói, bộ cửa gỗ chạm rồng của chùa Keo Thái Bình đã ghi nhận một dấu tích nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng. Mỗi cánh cửa cao 2m, rộng 2,6m, dài 1,2m với bốn dìa cánh kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TAM QUAN CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH TAM QUAN CHÙA KEO THÁI BÌNH MỘT GÓC NHÌN ĐỐI SÁNH Rường cánh Hương lòng một nén chuông rung, Thấp thoáng chùa xưa lớp khói lồng Mưa pháp thấm nhuần trời hạn hán Thuyền từ cứu vớt gió đầy sông (Bài thơ của Lê Khắc Nghị khắc trên bia: Thần Quang Tự cung kỷ) Câu thơ như gợi lại cả một quá khứ hào hùng và truyền thuyết về chùa Keo, gắn liền với một vị thiền sư danh tiếng Khổng Minh Không đời Lý. Vị Đại Pháp Thiền sư đắc đạo thần thông quảng đại này, từng luyện ngói thành vàng, biến sông thành rượu, thu hết đồng của phương Bắc đem về đúc thành “An Nam đại tứ khí”, chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, và được vua phong là Thái sư. Và có lẽ cũng vì lý do đó mà ngôi Thần Quang Tự tức chùa Keo ngày nay, đã chứa đựng trong nó những dữ liệu lịch sử và những nét kiến trúc vô cùng độc đáo. Không chỉ gác chuông chồng diêm ba tầng mười hai mái; Lối kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh” với hai chữ công trong cùng một kết cấu nội công ngoại quốc; Kiến trúc tam quan chùa Keo Thái Bình cũng là một công trình độc nhất vô nhị ghi đậm những giá trị tâm linh mà dường như không ngôi chùa nào có được. Tam quan chùa Keo hay còn gọi là Tam quan nội 2 được dựng theo lối kết cấu vì kèo ba hàng chân cột, có vách gỗ bít đốc hai đầu. Ăn mộng từ những cột cái hai đầu hồi, các xà nách được kê theo lối chồng giường, đấu kê sang đầu những cột quân. Để dựng góc mái và độ cong của những đầu đao bốn phía, người ta đã khéo léo tạo những bẩy góc ngắn, kết hợp với bộ vì kẻ chuyền từ đầu cột cái hai vì giữa ra đến cột hiên để đỡ hệ thống tàu đao mái lá truyền thống phía trên. Phía đầu những rường cánh, là hệ thống các còn chạm hình đầu rồng cách điệu kiểu hình mây lửa có đuôi, tạo nên một nhịp điệu liên tiếp lên suốt thượng lương, cũng là đầu cột cái. Còn ở hai bộ vì giữa thì tạo nên một khoảng trống thoáng giữa kẻ chuyền và xà nách. Giữa các hàng cột cái của các bộ vì kèo này, người ta đã tạo ra những khung để lắp bộ cửa dạng bức bàn. Các cửa này ăn trụ xoay cánh vào lưng con sấu gỗ kê dưới thanh ngang bậu cửa. Đây là một lối kiến trúc rất đặc trưng cho kiểu dạng nhà ba gian hai chái truyền thống, nhưng ở một tầm mức cao hơn nó đã giản lược đi một hàng cột để tạo nên một kết cấu phẳng khi nhìn từ hai phía nội và ngoại của công trình. Nó cũng khác xa với lối dựng tam quan thông thường là bộ cửa được lắp ở hàng chân cột cái thứ 2 từ ngoài vào để hình thành một kiểu thức nhà rỗng lòng. Trong khi đó lối dựng ba hàng cột này, tuy không tạo nên một thức kiến trúc hoành tráng, nhưng nó lại cho thấy tính chất độc lập của một tam quan, với đúng ý nghĩa là lối cửa ra vào. Và cũng do không kiến tạo nên một gian nào ở kiến trúc tam quan này, nên phía trên khung cửa lên đến đầu thượng lương đã tạo nên một khoảng trống cần thiết cho việc lắp các ván xà được cách điệu để làm nên bộ ba diềm cửa võng. Tuy các bọ diềm cửa võng này khá đơn giản nhưng chúng lại tạo nên độ ăn nhịp với các chạm khắc ở đầu rường cánh kể trên. Những mảng chạm rồng mây ở diềm cửa và mảng chạm rồng trên toàn bộ cánh cửa gian giữa mang đậm phong cách của nghệ thuật chạm khắc đầu thế kỷ XVII. Nó cũng phù hợp với niên đại được ghi trên bia Thần Quang Tự Bi dựng năm Đức Long thứ 4 (1632) do các vương tần hoàng tộc, và cả vua Lê Thần Tông, Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, Hậu phi Trịnh Thị Ngọc Trúc cùng gia đình cung tần Trịnh Thị Ngọc Trâm bỏ của ra xây dựng tiền đường hậu đường, hành lang 3… Có thể nói công cuộc đại trung tu này đã làm nên diện mạo kiến trúc chùa Keo ngày nay. Trong lịch sử tồn tại mấy nghìn năm, chùa Keo Thái Bình đã trải qua nhiều thế kỷ trùng tu, tôn tạo. Theo truyền thuyết kể lại trước đây có một ngôi chùa từ thời Lý, có tên là Nghiêm Quang Tự, được xây vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời vua Lý Thánh Tông trên đất làng Keo (Giao Thủy). Sau trận lụt lớn vào năm Nhâm Tý, làng Giao Thủy bị chia tách làm hai nơi, ngôi chùa cũ thì bị trôi dạt, người ta đã dựng nên hai ngôi chùa mới ở hai bên bờ sông cho dân mỗi nửa dân làng. Do vậy ngày nay ở vùng đồng bằng Bắc bộ tồn tại hai ngôi chùa Keo, một thuộc tỉnh Nam Định gọi là Keo Hành Thiện hay còn được gọi là Keo trên, một thuộc đất Thái Bình gọi là Keo dưới. Hai ngôi chùa này cùng có niên đại thế kỷ XVII, và cùng thờ Đức Khổng Minh Không, cũng như có lối kiến trúc gần như một cặp song sinh. Tuy nhiên với kiểu dạng hình thức tam quan có bộ vì ba hàng cột và bộ cửa chạm rồng thì lại chỉ đặc biệt có ở chùa Keo Thái Bình. Còn chùa Keo Hành Thiện mặc dầu có tới hai tam quan: tam quan ngoại và tam quan nội, nhưng kiến trúc các tam quan này chỉ được thiết kế theo dạng thông thường còn các họa tiết chạm rồng chỉ nhìn thấy trên các thành phần kiến trúc gỗ, bộ đôi cánh cửa thì hoàn toàn để trơn, không có chạm khắc. Có thể nói, bộ cửa gỗ chạm rồng của chùa Keo Thái Bình đã ghi nhận một dấu tích nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng. Mỗi cánh cửa cao 2m, rộng 2,6m, dài 1,2m với bốn dìa cánh kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chùa tam quan trường phái nghệ thuật mỹ thuật truyền thông nghệ thuật dân gian biểu tượng văn hóa kiến thức mỹ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 338 0 0 -
Giải bài Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII SGK Lịch sử 7
3 trang 114 0 0 -
7 trang 81 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 54 0 0 -
10 trang 51 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 49 1 0 -
Hoạt động giáo dục giá trị nghệ thuật dân gian - Dân tộc trong học đường ở thành phố Hồ Chí Minh
11 trang 43 0 0 -
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 43 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 42 0 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt: Phần 1
135 trang 41 0 0