phần 1 của trình bày từ chương 1 đến chương 12 của cuốn sách với những nội dung: bảy bài học trong thời đại lập nghiệp, có thể bán lược cho sư, kiến thức về đóng thùng, quản lý là một trò chơi có kiểm soát chủng loại và tác dụng của củ cà rốt, buồn bực của gà mái già, lý luận về thị trường rau của lưu bị, tào tháo nấu rượu bàn về nhân tài, mặt vẽ của quan công, sổ tay quản lý học của viên thiệu, yêu đương trong văn phòng tào phi và quản lý nguồn chó của thợ săn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
tam quốc và những bí quyết trong quản lý kinh doanh - phần 1
LỜI NÓI ĐẦU
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
ố mẹ trẻ nào cũng muốn đặt cho con cái một cái tên hay và ý
nghĩa. Họ thường trích dẫn kinh điển, hoặc nghĩ làm sao để
mỗi cái tên đều có xuất xứ và được coi trọng. Đó là sự gửi
gắm, hy vọng của bố mẹ đối với cuộc đời con cái. Con gái tôi
ra đời khi tôi học 'Kinh thi' nên tôi đã lấy tên cho cháu từ đó.
B
Kinh thi nói: 'Nhân sĩ đô ấy, mặc áo lông cừu màu vàng, hình
dáng không bao giờ thay đổi, ăn nói mạch lạc, phẩm hạnh toàn vẹn,
làm mọi người phải chú ý'. 'Nhân sĩ đô' nghĩa là gì? Mã Thụy Thìn
nói: Sắc đẹp có nghĩa là 'đô' hoặc 'nhân sĩ đô' có thể nói là 'người
đẹp, đẹp cả người và cả trí tuệ'. Vì vậy tôi đặt tên cho con là 'Thành
Đô'.
Tôi nghĩ đến tên tỉnh Tứ Xuyên cũng giống tên con tôi. Nơi ấy
cũng có một 'nhân sĩ đô', đó là Gia Cát Lượng trong nhà thờ Vũ
Hầu Thành Đô, có thể gọi nhân vật truyền kỳ về người đẹp và giàu
trí tuệ trong lịch sử Trung Quốc. Dưới ngòi bút của nhà viết tiểu
thuyết La Quán Trung, Gia Cát Lượng dùng mưu trí linh hoạt biến
những đối thủ đáng gờm (những nhà quân sự thiên tài như Tào
Tháo và Chu Du) thành những tên hề, giống như ông đã nắm chắc
mọi sự biến đổi của trời đất. Nhưng cũng có nhiều độc giả khắt khe
nêu lên những câu hỏi: Tại sao Gia Cát Lượng tài giỏi như vậy và đã
sáu lần rời khỏi Kỳ Sơn mà vẫn thất bại liên tiếp? Cuối cùng bị ốm
và chết thê thảm ở Ngũ Trượng Nguyên. Kết cục bi thảm 'Ra quân
chưa đánh thắng mà đã chết xưa nay đã khiến bao anh hùng rơi lệ'.
Thắng hay thua trong cuộc đời Gia Cát Lượng có thể thành sự tranh
luận lâu dài. Như mà thơ Lục Du đã than: 'Chiều tà đường cũ Triệu
Gia trang, già mù mang trống đang mải đánh. Đúng sai sau này ai
được biết, cả thôi nghe kẻ Thái Trung lang'. Thái Trung lang là bố
của tài nữ Thái Văn Cơ, đại văn hào Thái Ung.
Nếu truy đến thời đại chưa có 'Tam Quốc diễn nghĩa', thời kỳ
Gia Cát Lượng sống và Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều rồi Đường Tống
sau đó, bất kì văn thi như Lý Bạch, Đỗ Phủ 'Tỏa sáng vạn trượng',
võ thì như Nhạc Phi 'Tận trung báo quốc', hầu như không có người
nào không sùng bái Thừa tướng Gia Cát. Dù ngày nay đã cách xa
gần 1.800 năm, qua những sự đánh giá đúng sai, cả thôi nghe kể về
trí tuệ , đạo đức, văn chương của Gia Cát Lượng vẫn tỏa lên một sức
hấp dẫn như ánh sáng mặt trời vậy.
Tôi đã nhiều năm làm công tác tư vấn quản lý và kinh doanh
bán hàng, luôn luôn tôn vinh Gia Cát Lượng là bậc thầy của Trung
Hoa cổ đại, coi Nhạc Phi là mẫu mực. Tôi được coi là người mê Tam
Quốc nổi tiếng trong các bạn đồng nghiệp, nay được xem là người
kể chuyện về sách. Nội dung cuốn sách này dùng quản lý làm cơ sở
và sử dụng các tính của Tam Quốc. Nhiều bạn đọc là giám đốc cho
rằng, loại Tam Quốc thế này giống như món ăn Tứ Xuyên, gọi là 'Cá
ninh', có mùi vị đặc biệt.
Quá trình viết cuốn sách này làm tôi cảm thấy thích thú. Tôi
cũng thường ngạc nhiên trước sự cả gan của mình. Sự thể hiện của
tôi về quản lý học vẫn còn hạn hẹp, viết không thật tốt về Gia Cát
Lượng, một con người hoàn hảo và cũng có thể bị chê. Ngoài ra điều
đáng chú ý là, người kể chuyện và viết sách của nhiều thời đại
Trung Quốc cũng như tôi đều có khuyết điểm là luôn dùng những lời
lẽ gây kinh ngạc. Tôi nghĩ hình tượng Gia Cát Lượng và những
người như Hoàng thúc Lưu Bị mà ông ta phò tá, đã trở nên sặc sỡ,
kỳ dị trong sự bàn tán của mọi người.
Khi viết cuốn sách này không tránh khỏi sai sót rất mong bạn
đọc góp ý và bỏ qua.
THÀNH QUÂN ĐỨC
CHƯƠNG I:
BẢY BÀI HỌC TRONG THỜI ĐẠI
LẬP NGHIỆP
hổng Tử nói: “Chí ở trong đạo”. Cái chỗ chí muốn đến, không
có nơi xa nào không đến được. Cái chỗ chí muốn vào, không
có vật rắn nào không vào được. Chí ở trong đạo, lấy nghĩa
làm chủ, sự ham muốn không thể lay chuyển. Vì vậy chí phải
có đức, dựa vào nhân, học rộng ở lục nghệ, nó không đánh mất cái
thứ tự trước sau của chí, cái luân thường nặng nhẹ của chí. Gốc
ngọn có đủ, trong ngoài trao đổi, tri thức ung dung, không hay biết
mình đã đi vào cõi thánh hiền vậy.
K
Thanh. Ung Chính đế, “Đình huấn cách ngôn”
BÀI 1 - SỐ PHẬN CHIM ƯNG LƯU
LẠC TRONG Ổ GÀ
Sự thành bại của đời người là do cái tâm. Nói nôm na, bất kỳ
chàng công tử nhà giàu hay người nghèo khổ; tiểu thị dân hay nhà
buôn, nhà công thương giàu có, tất cả đều tự quyết định bước vào đời
và giải thích sự thành bại hoặc số phận cuộc đời theo quan điểm của
mình. Có một câu nói nổi tiếng trong lĩnh vực tâm lý giáo dục: “Gieo
tư tưởng gì thì nhận được hành động ấy, gieo hành động gì thì mang
tính cách ấy, gieo tính cách gì thì gặp số phận ấy” (1). Câu nói đó đã
giải thích rất rõ mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa tư tưởng và số
phận. Chàng thiếu niên Lưu Bị sinh ra trong cảnh đói nghèo với sự
trải nghiệm của cuộc đời đã giải thích rõ câu nói kinh điển nổi tiếng
trên đây.
Cậu học sinh Lưu Bị sinh ra ở thị xã Trũng Châu tỉnh Hà Bắc. Cha
mất sớm, mẹ Lưu Bị ở vậy nuôi con, cuộc sống của họ rất khó khăn
vất vả. Một buổi tối mùa đông, khi Lưu Bị còn học năm cuối phổ
thông trung học sau khi tan học trở về nhà, cậu thấy mẹ còn ngồi
khâu giày vải dưới ánh đèn lờ mờ, Lưu Bị nói: “Mẹ ơi trời đông giá
rét, mẹ nên đi ngủ sớm mẹ ạ!”.
Mẹ cậu trả lời: “Mai con thi vào đại học rồi. Mẹ khâu thêm đôi
giày vải, có thể bán kiếm thêm hơn mười đồng, góp cho con đóng học
phí”.
Lưu Bị ngồi xuống trước mặt mẹ, mũi cay cay, nước mắt bỗng
trào ra, cậu thút thít thưa với mẹ: “Mẹ ơi, con học đại học cần rất
nhiều tiền. Nhà ta lại nghèo, chỉ một chút tiền này thì dùng được việc
gì? Không hy vọng gì đâu mẹ ạ!”.
Mẹ Lưu Bị vừa nghe đã run lên, hỏi: “Lẽ nào con định quanh
quẩn suốt đời trong cái xó nghèo đói này hay sao?”.
Lưu Bị cay đắng nói: “Còn có cách nào nữa mẹ? Phải chăng số
phận đã định như vậy?”.
Mẹ Lưu Bị buông kim chỉ xuống, bà nhìn con nói: “Khi mẹ còn
nhỏ có học “Tam tự kinh”, còn có thể nhớ một số vấn đề. Con nói
rằng số phận đã định, theo con ...