Thông tin tài liệu:
Trong bài thơ Đêm ngàn của Văn Cao, viết năm 1941, có mấy câu thơ thật ấn tượng mà mỗi lần đọc lên tôi có cảm giác mọi thứ quanh mình đều chông chênh, chao đảo, huyễn hoặc: Sương buông chừng núi vấn vương Tiếng chim lạ cất tiêu thương buồn trời Cái gì cũng thấy chơi vơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÂM THỨC TRÔI TRONG THƠ VĂN CAO TÂM THỨC TRÔI TRONG THƠ VĂN CAOTrong bài thơ Đêm ngàn của Văn Cao, viết năm 1941, có mấy câu thơ thật ấntượng mà mỗi lần đọc lên tôi có cảm giác mọi thứ quanh mình đều chôngchênh, chao đảo, huyễn hoặc:Sương buông chừng núi vấn vươngTiếng chim lạ cất tiêu thương buồn trờiCái gì cũng thấy chơi vơi... (Đêm ngàn)Cái gì cũng thấy chơi vơi. Phải chăng, đó là cảm giác bồng bềnh của tâm thứctrôi trong thơ Văn Cao mà nếu đối sánh với khí hậu của thơ ca lãng mạn đươngthời, ta thấy đây là một giọng thơ mang âm hưởng lạ.Cái cảm giác chơi vơi này như một dự báo về thân phận của thi nhân. Và đó làcăn tính tạo nên tâm thức trôi trong thơ Văn Cao. Một tâm thức với cái nhìn vôđịnh về cuộc đời như chiếc thuyền bềnh bồng trôi dạt.Khuya rồi ốc rục trong làngThuyền ai vơ vẩn trôi sang bên này (Đêm mưa)Đó là cảm giác trôi trong nỗi lo sợ trước cuộc sống đầy bất an đã trở thành nỗiám ảnh trong tâm thức thi nhân. Nên:Có lúcban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốtcó lúcnước mắt không thể chảy ra ngoài được (Có lúc)Và dường như tâm trạng hốt hoảng này là căn duyên xô dạt nhà thơ trôi trongnỗi cô đơn chất ngất của phận người:Chúng tôi hai ngườiMột bóng... (Đôi bạn)Để rồi từ trong nỗi cô độc ấy, mọi hiện hữu chỉ còn là một thực tại trống rỗng.Nên tâm thức của nhà thơ đã trôi trong khoảng trống hư vô. Và mọi sự vật đềurơi vào một khoảng không bất định:Một cái bình vỡMột khoảng trốngMột người đi xaMột khoảng trống mênh mông... (Khoảng trống)Có thể nói cái tâm thức trôi trong hư vô, bất định này đã trở thành một sự ámảnh miên viễn như một dòng sông vô thức chảy suốt hành trình thơ Văn Cao.Đó là hình ảnh cánh cửa mở ra sau một tiếng động nhưng không có con người.Mà:Chỉ thấyMột chiếc cầu thang nhà trên gácVà ánh sángKhông động đậy (Cánh cửa)Hay hình ảnh người đi dọc biển, không để lại dấu chân. Tất cả như bị cuốn trôivào cái mênh mông của biển cả bao la. Và phải chăng, đó chính là hiện thâncủa sự mỏng manh kiếp người trước hư vô:Người đidọc biểnkhông để lạidấu chân (Người đi dọc biển)Bởi lẽ, như chính Văn Cao đã nói Cuộc đời và nghệ thuật của nhà thơ phải lànhững dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng(1).Có phải vì những bài thơ của Văn Cao đều gợi cho chúng ta cái cảm giác bồngphiêu, trôi dạt và mỏng manh như thế mà Tạ Tỵ khi cảm nhận về Văn Cao chorằng: Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng một tinh cầu giá lạnh, vớicô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách (2). Còn Trần Văn Nam trongbài viết Văn Cao, dòng sông ba nhánh sương mù thì cho rằng: Tâm hồn VănCao có nhiều cảm hứng về sự huyền ảo (3). Phải chăng chính căn tính của tâmhồn thi nhân luôn sống trong nỗi cô đơn dằng dặc của một tinh cầu giá lạnh đãtạo nên cái tâm thức trôi trong thơ Văn Cao.Rõ ràng, đi vào thế giới thơ Văn Cao là đi vào thế giới của sự huyền hoặc, linhdiệu, trống không. Và trong một chừng mực nào đó chúng ta lại bắt gặp trongthơ ông cái triết lý vô thường của nhà Phật. Cảm thức vô thường ấy hiện hữutrong thơ Văn Cao như hơi thở, như không khí trong đời sống. Đọc lên ta thấyhiển hiện bóng dáng của thơ thiền, của thơ haiku.Gió cứ như khôngTrôi qua cửa sổMột mảnh trời xámXuống dầnXuống dầnCó tà áo trắngLoang qua khung cửaMùa thu phai điMàu hoàng lan (Mùa thu)Và đây nữa, bài thơ Không đề cũng là một thông điệp đầy chất thiền mà VănCao gởi đến chúng ta.Con thuyền đi quađể lại sóngĐoàn tàu đi quađể lại tiếngĐoàn người đi quađể lại bóngTôi không đi qua tôiđể lại gì (Không đề)Tôi không đi qua tôi / để lại gì. Câu thơ như một lời phản tỉnh đối với mỗi conngười sống trên cõi đời. Một sự phản tỉnh vừa có ý nghĩa như một giá trị củahiện hữu lại vừa như một giá trị của hư vô. Hiện hữu mà hư vô, hư vô mà hiệnhữu. Cái cảm giác ấy chính là cội nguồn của tâm thức trôi trong thơ Văn Cao,giúp ông vượt lên những tai ương, hoạn nạn, những cám dỗ để không đánh mấtmình trong vũng lầy của lợi danh, dục vọng mà nhiều khi đó là nguyên nhânđẩy ta vào bi kịch. Bởi nói như Đặng Tiến: Thơ Văn Cao là cuộc tra vấnthường xuyên cuộc sống và con người, về thân phận về ước vọng (4). Có lẽcái tâm thức tra vấn thường xuyên ấy không phải chỉ có ở Văn Cao mà đó làmột phẩm chất, một ý thức trong nhân cách của những nghệ sĩ lớn. Đây chínhlà một hệ giá trị làm cho tác phẩm của họ vượt không thời gian để trở thành bấttử.Cuộc đời là thế đó. Tất cả rồi cũng trở về với cát bụi, cũng trôi theo thời gianvà tan chảy vào cõi hư vô. Thân phận con người chỉ là một cánh bèo bồng bềnhtrôi trên dòng nước, là con thuyền trôi trên đại dương mênh mông, vô định, làánh chớp mỏng manh cuối trời... cái số kiếp ấy, cái tâm thức ấy đã kết tinhtrong thơ Văn Cao như một giá trị mà bài thơ Trôi là một điển hình:Tôi thả con thuyền giấycon thuyền giấy trôiTôi thả một bông hoabông hoa trôiTôi thả một chiếc láchiếc lá trôiTôi ôm em trong tayem vẫn trôi (Trôi)Văn ...