TẢN MẠN VỀ TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 236.55 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”Câu ca dao ngày nào vẫn được bọn trẻ ê a đánh vần trong những buổi học đầu đời. Biết bao thế hệ trôi qua và biết bao thế hệ lại đến, tất cả đều được dạy cách làm người, cách sống một cuộc sống trọn đạo với đạo đức gia đình, với truyền thống thờ tổ tiên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TẢN MẠN VỀ TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TẢN MẠN VỀ TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ThS. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia Tp.HCM) “Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”Câu ca dao ngày nào vẫn được bọn trẻ ê a đánh vần trong những buổi họcđầu đời. Biết bao thế hệ trôi qua và biết bao thế hệ lại đến, tất cả đều đượcdạy cách làm người, cách sống một cuộc sống trọn đạo với đạo đức gia đình,với truyền thống thờ tổ tiên. Thời cuộc dẫu có thăng trầm dâu bể, bia đá dẫucó mòn, vật có thể đổi, sao có thể dời, truyền thống ấy vẫn tồn tại.Bất chợt có ai đó chợt hỏi rằng, người Việt Nam ta thờ tổ tiên ông bà tự khinào, câu trả lời tất nhiên sẽ là “lâu rồi, lâu lắm rồi nên không nhớ nỗi”. Thuởlập quốc, con cháu dòng dõi Lạc Long Quân – Âu Cơ đã gầy dựng nêntruyền thống ấy, bao lớp sóng dâng rồi hạ, bao binh biến đi qua rồi hòa bìnhtrở lại, truyền thống ấy vẫn ngày một đơm hoa kết trái, được Nguyễn ĐìnhChiểu khẳng định chắc nịch trong thơ Lục Vân Tiên: “Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”Không phải chỉ có người Việt Nam mới có tục thờ cúng tổ tiên. Thưở bìnhminh văn minh, tục thờ này hầu như có mặt ở từng góc cạnh của thế giới.Qua trường kì lịch sử nhân loại, tục thờ trải qua những biến đổi nhất định, ởcả nội dung và hình thức, cho đến nay vẫn tồn tại ở nơi này nơi khác, ở dạngnày hay dạng khác.Nhìn trên bản đồ văn hóa thế giới, chúng ta có thể phân tục thờ cúng tổ tiênra hai phong cách đông – tây với những điểm khác biệt tương đối. Phongcách phương Đông có trọng tâm ở vùng Đông Nam Á nông nghiệp lúa nước,phía bắc lên đến Trung Hoa và phần còn lại của Đông Bắc Á, phía đông quavùng biển Tây Thái Bình Dương (Polynesia, Micronesia, Melanesia…), cònphía tây xuyên qua Nam Ấn đến tận Ai Cập cổ đại và vùng châu Phi nhiệtđới (hạ Sahara). Thứ hai là nhóm văn hóa phương Tây Kitô giáo có trọngtâm nằm ở châu Âu. Giữa hay nhóm này có một nhóm trung gian kết nối cảhai phong cách nằm ở khu vực Trung - Nam Mỹ và các quốc gia phươngĐông chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa phương Tây.Ở nhóm thứ nhất, tục thờ cúng tổ tiên là sợi dây thiêng kết nối ba chuỗi thờigian quá khứ - hiện tại – tương lai của từng gia đình, trong đó giá trị đạo đứctừ quá khứ sẽ là tiêu chí cho cuộc sống hiện đại và là nguồn sống của tươnglai.Nói về tục thờ này ở Việt Nam, một trang web nước ngoài viết “thờ cúng tổtiên ông bà là tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó làsợi dây liên kết rắn rỏi để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc vàcũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác”. Nhà dân tộc họcngười Nga G.G. Stratanovich cũng có cách nhìn nhận tương tự. Người ViệtNam dù theo Phật giáo, Đạo giáo hay Kitô giáo, nhất thể đều thờ cúng tỗtiên. Đó là một phần máu thịt vẫn ngày đêm rong ruổi trong huyết quản đểnuôi sống cả cơ thể đạo đức gia đình.Người Việt Nam và các nước phương Đông coi trọng ngày mất và ngày giỗcủa tổ tiên, thể hiện của tinh thần coi trọng quá khứ và di sản từ quá khứ. Cóhai ý nghĩa lớn hình thành nên đạo thờ này ở phương Đông, một là quanniệm chữ hiếu đối với thế hệ đi trước, qua các nghi lễ thể hiện mong muốnông bà tổ tiên có một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia, bên cạnh họ cũngmong muốn được vong linh tổ tiên che chở, “chỉ đạo” trước những khúc mắccủa cuộc sống phàm trần, và hai là ý nghĩa giáo dục dành cho người cònsống.Đạo thờ ông bà gắn liền với chữ hiếu. Hơn ai hết từ thưở bé thơ chúng ta đãđược kể chuyện một người đàn ông toan chở mẹ già bỏ vào rừng sâu chorảnh việc lại bị chính con trai mình học cách để sau này cũng đẩy chính anhta vào rừng. Vậy đó, đạo hiếu Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là bàihọc lớn đến nỗi cả đời chúng ta vẫn không thể học hết. Ở tầm cao hơn, đạohiếu trong gia đình chỉ là tiểu hiếu, còn đạo hiếu với non sông, giống nòimới là đại hiếu. Mỗi người con đất Việt đều phải học sóng đôi hai chữ tiểuhiếu, đại hiếu thiêng liêng này.Giống như người Việt Nam, vào ngày cúng tổ tiên, người Trung Hoa cũngbày mâm cỗ, hoa trái và đốt vàng mã và một số vật dụng bằng giấy với hyvọng người đã khuất sẽ được hưởng thụ hoặc sẽ nhận được ở kiếp sống bênkia. Người Dayak (đảo Borneo), người Toraja (đảo Sulawesi) ngày nay vẫngiữ tục thờ tổ tiên và cúng tế truyền thống. Người Nhật, người Triều Tiênvẫn coi phong tục này là một di sản quý báu cho tương lai dù đã có nhiềuthay đổi. Người Ai Cập cổ đại với niềm tin tái sinh – bất tử của linh hồnluôn coi việc thờ tự người đã khuất là một phần trách nhiệm trong đời sốngtâm linh của mỗi gia đình. Với hầu hết các dân tộc phương Đông, thế giớihôm qua là một phần quan trọng không thể thiếu cho xã hội hôm nay vàngày mai.Đạo thờ ông bà còn là mộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TẢN MẠN VỀ TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TẢN MẠN VỀ TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ThS. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia Tp.HCM) “Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”Câu ca dao ngày nào vẫn được bọn trẻ ê a đánh vần trong những buổi họcđầu đời. Biết bao thế hệ trôi qua và biết bao thế hệ lại đến, tất cả đều đượcdạy cách làm người, cách sống một cuộc sống trọn đạo với đạo đức gia đình,với truyền thống thờ tổ tiên. Thời cuộc dẫu có thăng trầm dâu bể, bia đá dẫucó mòn, vật có thể đổi, sao có thể dời, truyền thống ấy vẫn tồn tại.Bất chợt có ai đó chợt hỏi rằng, người Việt Nam ta thờ tổ tiên ông bà tự khinào, câu trả lời tất nhiên sẽ là “lâu rồi, lâu lắm rồi nên không nhớ nỗi”. Thuởlập quốc, con cháu dòng dõi Lạc Long Quân – Âu Cơ đã gầy dựng nêntruyền thống ấy, bao lớp sóng dâng rồi hạ, bao binh biến đi qua rồi hòa bìnhtrở lại, truyền thống ấy vẫn ngày một đơm hoa kết trái, được Nguyễn ĐìnhChiểu khẳng định chắc nịch trong thơ Lục Vân Tiên: “Thà đui mà giữ đạo nhà Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”Không phải chỉ có người Việt Nam mới có tục thờ cúng tổ tiên. Thưở bìnhminh văn minh, tục thờ này hầu như có mặt ở từng góc cạnh của thế giới.Qua trường kì lịch sử nhân loại, tục thờ trải qua những biến đổi nhất định, ởcả nội dung và hình thức, cho đến nay vẫn tồn tại ở nơi này nơi khác, ở dạngnày hay dạng khác.Nhìn trên bản đồ văn hóa thế giới, chúng ta có thể phân tục thờ cúng tổ tiênra hai phong cách đông – tây với những điểm khác biệt tương đối. Phongcách phương Đông có trọng tâm ở vùng Đông Nam Á nông nghiệp lúa nước,phía bắc lên đến Trung Hoa và phần còn lại của Đông Bắc Á, phía đông quavùng biển Tây Thái Bình Dương (Polynesia, Micronesia, Melanesia…), cònphía tây xuyên qua Nam Ấn đến tận Ai Cập cổ đại và vùng châu Phi nhiệtđới (hạ Sahara). Thứ hai là nhóm văn hóa phương Tây Kitô giáo có trọngtâm nằm ở châu Âu. Giữa hay nhóm này có một nhóm trung gian kết nối cảhai phong cách nằm ở khu vực Trung - Nam Mỹ và các quốc gia phươngĐông chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa phương Tây.Ở nhóm thứ nhất, tục thờ cúng tổ tiên là sợi dây thiêng kết nối ba chuỗi thờigian quá khứ - hiện tại – tương lai của từng gia đình, trong đó giá trị đạo đứctừ quá khứ sẽ là tiêu chí cho cuộc sống hiện đại và là nguồn sống của tươnglai.Nói về tục thờ này ở Việt Nam, một trang web nước ngoài viết “thờ cúng tổtiên ông bà là tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó làsợi dây liên kết rắn rỏi để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc vàcũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác”. Nhà dân tộc họcngười Nga G.G. Stratanovich cũng có cách nhìn nhận tương tự. Người ViệtNam dù theo Phật giáo, Đạo giáo hay Kitô giáo, nhất thể đều thờ cúng tỗtiên. Đó là một phần máu thịt vẫn ngày đêm rong ruổi trong huyết quản đểnuôi sống cả cơ thể đạo đức gia đình.Người Việt Nam và các nước phương Đông coi trọng ngày mất và ngày giỗcủa tổ tiên, thể hiện của tinh thần coi trọng quá khứ và di sản từ quá khứ. Cóhai ý nghĩa lớn hình thành nên đạo thờ này ở phương Đông, một là quanniệm chữ hiếu đối với thế hệ đi trước, qua các nghi lễ thể hiện mong muốnông bà tổ tiên có một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia, bên cạnh họ cũngmong muốn được vong linh tổ tiên che chở, “chỉ đạo” trước những khúc mắccủa cuộc sống phàm trần, và hai là ý nghĩa giáo dục dành cho người cònsống.Đạo thờ ông bà gắn liền với chữ hiếu. Hơn ai hết từ thưở bé thơ chúng ta đãđược kể chuyện một người đàn ông toan chở mẹ già bỏ vào rừng sâu chorảnh việc lại bị chính con trai mình học cách để sau này cũng đẩy chính anhta vào rừng. Vậy đó, đạo hiếu Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là bàihọc lớn đến nỗi cả đời chúng ta vẫn không thể học hết. Ở tầm cao hơn, đạohiếu trong gia đình chỉ là tiểu hiếu, còn đạo hiếu với non sông, giống nòimới là đại hiếu. Mỗi người con đất Việt đều phải học sóng đôi hai chữ tiểuhiếu, đại hiếu thiêng liêng này.Giống như người Việt Nam, vào ngày cúng tổ tiên, người Trung Hoa cũngbày mâm cỗ, hoa trái và đốt vàng mã và một số vật dụng bằng giấy với hyvọng người đã khuất sẽ được hưởng thụ hoặc sẽ nhận được ở kiếp sống bênkia. Người Dayak (đảo Borneo), người Toraja (đảo Sulawesi) ngày nay vẫngiữ tục thờ tổ tiên và cúng tế truyền thống. Người Nhật, người Triều Tiênvẫn coi phong tục này là một di sản quý báu cho tương lai dù đã có nhiềuthay đổi. Người Ai Cập cổ đại với niềm tin tái sinh – bất tử của linh hồnluôn coi việc thờ tự người đã khuất là một phần trách nhiệm trong đời sốngtâm linh của mỗi gia đình. Với hầu hết các dân tộc phương Đông, thế giớihôm qua là một phần quan trọng không thể thiếu cho xã hội hôm nay vàngày mai.Đạo thờ ông bà còn là mộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử văn hóa thế giới văn hóa phương đông giao thoa văn hoa văn hóa việt nam phong tục tập quán tạp tục thờ cúng tổ tiênGợi ý tài liệu liên quan:
-
79 trang 414 2 0
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 1): Phần 1 - Nguyễn Đăng Thục
204 trang 228 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 135 0 0 -
189 trang 131 0 0
-
Bài tập nhóm: Xung đột văn hóa Đông Tây
10 trang 129 0 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0