Danh mục

Tần suất lưu hành rối loạn tăng động kém chú ý ở học sinh cấp I tại Quận 8 TP. Hồ Chí Minh năm 2010 bằng bảng câu hỏi dupaul

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.47 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định tần suất lưu hành Rối Loạn Tăng Động Kém Chú Ý (RLTĐKCY) ở học sinh cấp I tại quận 8 TP. Hồ Chí Minh năm 2010. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tần suất lưu hành rối loạn tăng động kém chú ý ở học sinh cấp I tại Quận 8 TP. Hồ Chí Minh năm 2010 bằng bảng câu hỏi dupaulNghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011TẦN SUẤT LƯU HÀNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG KÉM CHÚ ÝỞ HỌC SINH CẤP I TẠI QUẬN 8 TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2010BẰNG BẢNG CÂU HỎI DUPAULTrần Diệp Tuấn*, Cù Tấn Ngoan**TÓM TẮTMục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất lưu hành Rối Loạn Tăng Động Kém Chú Ý (RLTĐKCY) ở họcsinh cấp I tại quận 8 TP. Hồ Chí Minh năm 2010.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang để xác định tầnsuất lưu hành của rối loạn tăng động kém chú ý. Chúng tôi tiến hành thu thập bảng thang điểm đánh giá trẻ củaphụ huynh hoặc người chăm sóc và giáo viên được mô tả tại thời điểm từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2010 để tìmtần suất lưu hành của rối loạn tăng động kém chú ý trên đối tượng là những học sinh cấp I (7-14 tuổi) tại quận 8TP. Hồ Chí Minh. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và ngẫu nhiên đơn. Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi Dupaul(1998) cho 2 nhóm đối tượng là cha mẹ/người chăm sóc và giáo viên. Bảng câu hỏi này được tác giả Dupaul pháttriển dựa trên nền tảng của DSM-IV để đánh giá tần suất lưu hành RLTĐKCY trong cộng đồng. Trẻ được chẩnđoán bị RLTĐKCY nếu phiếu điều tra của 2 nhóm điều thoả với bảng chẩn đoán phân loại RLTĐKCY củaDupaul (1998).Kết quả: Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2010, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 600 học sinh cấp I tại quận 8TP. Hồ Chí Minh và thu được 1.200 phiếu tự điền do phụ huynh hoặc người chăm sóc và giáo viên đánh giá(600 phiếu cho mỗi đối tượng). Tần suất lưu hành RLTĐKCY là 6,7%. Thể tăng động chiếm 5,5%, thể kémchú ý là 0,83% và thể phối hợp là 0,33% các trường hợp. Tỷ lệ trẻ nam/nữ là 0,9/1 cho chung tất cả các thểloại, là 0,9/1 cho thể tăng động, thể phối hợp chỉ gặp ở nam. Riêng thể kém chú ý thì nữ nhiều hơn nam vớitỷ lệ nam/nữ là 1/ 1,8.Kết luận: Tần suất lưu hành rối loạn tăng động kém chú ý ở học sinh cấp 1 tại quận 8 TP.HCM năm 2010là 6,7% trong đó thể kém chú ý là 0,83%, thể tăng động là 5,5% và thể phối hợp là 0,33%. Kết quả này củachúng tôi cho thấy tỷ lệ này không khác so với các nước khác trên thế giới. Do đó, RLTĐKCY là một thực thểbệnh lý cần được quan tâm đúng mức hơn nữa không những trong cộng đồng y khoa mà còn trong các nhàtrường.Từ khóa: Rối loạn tăng động kém chú ý (RLTĐKCY), tần suất lưu hành.ABSTRACTPREVALENCE OF ATTENTION DEFICIT HYPERACTIVITY DISORDER BY DUPAULQUESTIONNAIRE IN PRIMARY SCHOOL CHILDREN IN DISTRICT 8 HO CHI MINH CITY DURING 2010Tran Diep Tuan Cu Tan Ngoan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 308 - 312Objective: To determine the prevalence of Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) in primaryschool children in district 8, Ho Chi Minh City in 20010.Material and method: In this study, a cross - sectional sampling technique was adopted in order to findout the prevalence attention deficit hyperactivity disorder. We collected rating scales from parents or care takers* Bộ Môn Nhi ĐHYD Thành Phố Hồ Chí Minh ** Trung Tâm y Tế dự phòng quận 8 TP. Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Diệp Tuấn ĐT: 0985598528308Email: dieptuan@gmail.com.Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ EmY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011Nghiên cứu Y họcand teachers in which the pupils’ condition was described from February to March in 2010 to find out theADHD prevalence among primary pupils (7-14 years old) in district 8, Ho Chi Minh City. We chose systematicrandom sample and simple random sample. We used Dupaul questionnaires (1998) for parents or care takers andteachers. These questionnaires had been developed by Dupaul on the basis of DSM-IV to evaluate the prevalenceattention deficit hyperactivity disorder in community. Pupils who are diagnosised to be in ADHD condition iftheir rating scales from both parents or care takers and teachers meet the scores in The Optimal Cutoff Scores forDiagnosing ADHD of Dupaul (1998).Results: From February to March in 2010, 600 primary pupils in district 8, Ho Chi Minh City were chosenrandomly for this surveillance, and 1,200 questionnaires were collected from both their parents and teachers(including 600 from parents and 600 from teachers). The prevalence of attention deficit hyperactivity disorderwas 6.7%. The prevalence of predominantly inattention, predominantly hyperactivity/impulsive, and combinedsubtypes were 5.5%, 0.83%, and 0.33%, respectively. The male to female ratio was 0.9/1 for all the subtypes ofADHD, was 0.9/1 for predominantly hyperactivity/impulsive, was only male for combined subtypes. Except forthe inattention subtype, the female to male ratio was 1.8/1.Conclusion: The prevalence of attention deficit hyperactivity disorder among primary pupils in district 8,Ho Chi Minh City from February to March in 2010 was 6.7%. The prevalence of predominantly inattention,predominantly ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: