Danh mục

TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.14 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa (HCCH) theo NCEP ATP III áp dụng ở người châu Á ở bệnh nhân bệnh động mạch vành (ĐMV) và khảo sát sự liên quan giữa số thành phần trong HCCH và tình trạng tổn thương ĐMV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện ở 146 bệnh nhân có ít nhất một nhánh ĐMV hẹp  50% khẩu kính lòng mạch chính. Kết quả: tỷ lệ HCCH là 57,5%, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa (HCCH) theo NCEP ATP III áp dụng ở người châu Á ở bệnh nhân bệnh động mạch vành (ĐMV) và khảo sát sự liên quan giữa số thành phần trong HCCH và tình trạng tổn thương ĐMV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện ở 146 bệnh nhân có ít nhất một nhánh ĐMV hẹp  50% khẩu kính lòng mạch chính. Kết quả: tỷ lệ HCCH là 57,5%, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam (72,2% so với 52,7%,p=0,04). Thành phần thường gặp nhất trong HCCH là tăng triglyceride (TG). Bệnh nhân có HCCH có giá trị trung bình VE, HA tâm thu, HA tâm trương, ĐH và TG cao hơn và HDL-C thấp hơn bệnh nhân không có HCCH (p Kết luận: HCCH chiếm tỷ lệ 57,5 % ở bệnh nhân bệnh ĐMV. Có mối liên quan giữa số thành phần trong HCCH với tổn thương lan rộng và tổn thương hẹp nặng ĐMV. ABSTRACT according to NCEP ATP III applied for Asian population in patients with coronary artery disease and the relationship among factors in this syndrome with the stage of coronary artery lesion. Methods: cross – sectional descriptive study in 146 patients having at least 1 branch of coronary vessel stenosed more than 50% in diameter. Results: the prevalence of MS is 57.5%, found in women rather than men (72.2% vs 52.7%, p = 0.04). Hypertriglyceridemia is the most common. The mean waist circumplex, systolic tension, diastolic tension, glycemia and trglyceride concentration of MS patients are higher than non-MS patients; the mean HDL- cholesterol concentration of MS patients are lower than non-MS patients (pĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bệnh xơ vữa động mạch trong đó có bệnh động mạch vành (ĐMV) vẫn đang là nguyên nhân tử vong ở những nước công nghiệp. Ở Việt nam, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh ĐMV ngày càng gia tăng, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, bệnh ĐMV đã trở thành mối đe dọa thực sự đối với cộng đồng. Phát hiện và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ (YTNC) có vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV. Một trong những YTNC mới của bệnh ĐMV hiện đang được y giới quan tâm đó là hội chứng chuyển hóa (HCCH). HCCH đang tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Sự tăng dịch tễ học của béo phì, và hội chứng chuyển hóa sẽ tăng dịch tễ học mới của bệnh ĐMV, không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới. HCCH chiếm tỷ lệ khoảng một nửa ở bệnh nhân bệnh ĐMV(6,19). Có nhiều nghiên cứu nước ngoài về đặc điểm HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV(6,7,17,19,21). Tại Việt Nam, tác giả Trần Diệp Khoa bước đầu ghi nhận tần suất và đặc điểm HCCH ở bệnh nhân bệnh ĐMV và ghi nhận có sự khác biệt về số nhánh ĐMV tổn thương trung bình giữa bệnh nhân có và không có hội chứng này(10). Nhằm góp phần vào các số liệu về HCCH- một YTNC của bệnh ĐMV, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu xác định tần suất và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh động mạch vành theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III áp dụng ở người Châu Á. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu 146 bệnh nhân có bệnh ĐMV được điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2005 đến tháng 6/2006. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân có bệnh ĐMV được chẩn đoán dựa vào kết quả chụp mạch vành tại khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy: bệnh nhân có ít nhất một nhánh ĐMV hẹp (≥ 50% khẩu kính lòng mạch). Tiêu chuẩn loại trừ Điều trị rối loạn lipid máu kéo dài (> 4 tuần); có bệnh lý cấp tính; có bệnh cơ tim; suy chức năng thận, suy chức năng gan. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được khám lâm sàng khai thác tiền sử, bệnh sử, đo HA, đo VE, đo chiều cao, cân n ặng. Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sang gồm mẫu máu được lấy vào buổi sáng khi nhịn đói ít nhất 12 giờ gồm: công thức máu; ĐH; bilan lipid (cholesterol, LDL-C, HDL-C, TG); BUN, creatinin; AST, ALT; CK-MB, Troponin I. Đo điện tâm đồ. Chụp động mạch vành: thực hiện trên máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền tại phòng thông tim bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả chụp ĐMV được đánh giá thống nhất của 2 bác sỹ chuyên khoa. Chẩn đoán HCCH theo NCEP ATP III áp dụng ở người Châu Á khi có ≥ 3/5 tiêu chuẩn sau đây: VE ≥ 90 cm đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ, TG ≥ 150 mg/dl, HDL-C < 40 mg/dl đối với nam và < 50 mg/dl đối với nữ, HA ≥ 130/85 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị THA, ĐH lúc đói ≥ 110 mg/dl hoặc đang dùng thuốc điều trị ĐTĐ. Rối loạn lipid theo NCEP ATP III. Đánh giá mức độ tổn thương lan rộng ĐMV qua chụp mạch(2): số lượng nhánh ĐMV chính bị tổn thương, tổn thương thân chung ĐMV trái được xem là tổn thương 2 nhánh. Phân loại: 1 nhánh (đơn nhánh), ≥ 2 nhánh (đa nhánh). Mức độ tổn thương hẹp ĐMV: 50 – 70% khẩu kính lòng mạch (hẹp vừa), ≥70% khẩu kính lòng mạch (hẹp nặng). Xử lý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: