Danh mục

Tăng cường dân chủ, đồng thuận và đoàn kết ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.55 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để tăng cường dân chủ, đồng thuận và đoàn kết ở Việt Nam hiệnnay thì cần phải phát huy vai trò của Dân. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Dân, theo tác giả bài viết: cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của Dân như là nhân tố quyết định mở rộng dân chủ, tăng cường đại đoàn kết, phát triển tính đồng thuận xã hội; cần nhận thức sâu sắc hơn về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; cần đổi mới nhận thức về vai trò của Dân trong xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường dân chủ, đồng thuận và đoàn kết ở Việt Nam hiện nayTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (68) - 2013TĂNG CƯỜNG DÂN CHỦ, ĐỒNG THUẬNVÀ ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAYPHẠM NGỌC QUANG *Tóm tắt: Để tăng cường dân chủ, đồng thuận và đoàn kết ở Việt Nam hiệnnay thì cần phải phát huy vai trò của Dân. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò củaDân, theo tác giả bài viết: cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của Dân như lànhân tố quyết định mở rộng dân chủ, tăng cường đại đoàn kết, phát triển tínhđồng thuận xã hội; cần nhận thức sâu sắc hơn về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, Nhân dân làm chủ; cần đổi mới nhận thức về vai trò của Dântrong xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước.Từ khóa: Dân chủ, đồng thuận, đoàn kết.Toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học - kỹthuật và công nghệ, đặc biệt là côngnghệ thông tin, đã thúc đẩy quá trìnhphát triển kinh tế tri thức ở nhiều quốcgia. Quá trình này cũng được thúc đẩybởi dân chủ, đoàn kết, đồng thuận vớitính cách là yếu tố giải phóng sự sángtạo của con người. Đồng thời nhờ quátrình này mà dân chủ, đồng thuận, đoànkết trở thành đòi hỏi ngày càng cấp thiếthơn. Thực tế cho thấy, ở mỗi quốc gia,dân chủ, đồng thuận, đoàn kết được pháthuy tới đâu thì quốc gia ấy phát triển tớiđó. Dân chủ, đồng thuận, đoàn kết làmột trào lưu tiến bộ; khác với việc mộtsố thế lực lợi dụng vấn đề dân chủ, đồngthuận, nhân quyền như một công cụ canthiệp vào nhiều quốc gia có chủ quyền.Ở Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới,đất nước tuy có những bước phát triểnvượt trội trên nhiều phương diện, nhưnghiện nay cũng đang đứng trước nhiều50thách thức cam go. Xu thế phát triểnkinh tế theo chiều rộng đã lên tới đỉnhđiểm (điều đó thể hiện rõ nhất ở chỗ,những lợi thế so sánh hiện có như laođộng rẻ, đất đai, tài nguyên thiên nhiênđã được khai thác tới mức trần, khôngcó khả năng phát huy tiếp).(*)Kinh tếphát triển năng động nhưng chưa bềnvững và chất lượng tăng trưởng chưacao. Hệ thống chính trị - xã hội chưađược chuẩn bị đầy đủ cho yêu cầuchuyển dịch đất nước đi lên con đườngphát triển hiện đại; ngày càng bộc lộnhiều yếu kém. Giáo dục và y tế tiếp tụcxuống cấp, có những bất cập ngày cànglớn, ảnh hưởng sâu xa đến phát triểnnguồn lực quý nhất và quan trọng nhấtcủa sự nghiệp phát triển đất nước là conngười. Cải cách hành chính không theoGiáo sư, tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hànhchính quốc gia Hồ Chí Minh.(*)Tăng cường dân chủ, đồng thuận và đoàn kết...kịp và không thúc đẩy sự phát triển củađất nước. Trong xã hội đã hình thànhmột số nhóm lợi ích quan liêu, ăn bámmới với nhiều hệ quả tiêu cực cho chếđộ chính trị. Cứu cánh duy nhất cho đấtnước lúc này là phải dựa hẳn vào Dân,phát huy sức mạnh của Dân. Nhưng làmthế nào để phát huy vai trò của Dân?Trong bài viết này, chúng tôi trình bàymột số suy nghĩ mang tính giải phápnhằm phát huy hơn nữa vai trò của Dânở nước ta hiện nay và qua đó để tăngcường dân chủ, đồng thuận và đoàn kết.Thứ nhất, cần nhận thức sâu sắc hơnvề Dân như là nhân tố có vai trò quyếtđịnh mở rộng dân chủ, tăng cường đoànkết, phát triển tính đồng thuận xã hội.Trong hệ vấn đề: “Dân chủ, đoàn kết,đồng thuận xã hội” thì dân chủ là điểmmấu chốt. Nhờ có dân chủ mà có đoànkết, đồng thuận. Nhân dân, dân tộc làmột cộng đồng có cấu trúc đa dạng vớinhiều nhu cầu, lợi ích rất khác nhau,thậm chí đối lập nhau. Dân chủ thể hiệntrước hết trong việc tôn trọng những nhucầu, lợi ích đa dạng đó. Thái độ đề caoquá mức nhu cầu, lợi ích của nhómngười này, kỳ thị, thậm chí vùi dập nhucầu, lợi ích chính đáng của nhóm ngườikhác là xa lạ với dân chủ; thái độ đó sẽlà nguồn gốc chính dẫn tới mất đoàn kết,loại trừ sự đồng thuận trong xã hội. Dânchủ đòi hỏi phải khoan dung, độ lượngtrước sai lầm, lệch lạc tạm thời mà mộtsố người có thể mắc phải; phải giúp họsửa chữa sai lầm, phát huy mặt tích cựcở từng con người. Nhờ vậy mà đoàn kết,đồng thuận được nâng lên. Để tăngcường dân chủ, đoàn kết và đồng thuậnxã hội, quy tụ lực lượng toàn dân tộc,cần xây dựng những quy chế và cơ chếcho phép tôn trọng và phát huy cao độtiềm năng của mọi bộ phận cấu thànhdân tộc trong sự nghiệp phấn đấu vì mụctiêu chung Dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh.Việc mở rộng dân chủ, tăng cườngđại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vànâng cao tính đồng thuận xã hội thựcchất là để phát huy hơn nữa vai trò củaDân trong quá trình đổi mới.Trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiệnnay, khi đề cập tới “Dân” thì chúng tacần dựa vào căn cứ lý luận quan trọngnhất là tư tưởng của Hồ Chí Minh vềDân. Đối với Hồ Chí Minh, “Dân” là quýnhất, quan trọng nhất, là “tối thượng”.“Trong bầu trời không có gì quý bằngnhân dân. Trong thế giới không có gìmạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhândân”(1). Dân là gốc của nước, của cáchmạng. “Nước lấy dân làm gốc”, “gốc cóvững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợitrên nền nhân dân”(2). Vì là “gốc củanước”, nên Dân cũng là người quyếtđịnh thành bại của công việc. “Dânchúng đồng lòng, việc gì cũng làm ...

Tài liệu được xem nhiều: