Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn: Những khuyến cáo điều trị theo KDIGO 2012
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 263.38 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bệnh thận mạn là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp nhất và ngược lại tăng huyết áp lại là yếu tố nguy cơ độc lập đối tiến triển của bệnh thận mạn và tử vong tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Có nhiều yếu tố góp phần vào cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn bao gồm giảm thải natri, tăng hoạt tính hệ renin-angiotensin (RAS), tăng hoạt tính giao cảm, mất thăng bằng của prostaglandin hoặc kinin, tăng tổng hợp endothelin và giảm nitric oxide.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn: Những khuyến cáo điều trị theo KDIGO 2012 TĂNG HUYẾT ÁP TRONG BỆNH THẬN MẠN: NHỮNG KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ THEO KDIGO 2012 Võ Tam1, Nguyễn Văn Tuấn2TÓM TẮT Bệnh thận mạn là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp nhất và ngược lạităng huyết áp lại là yếu tố nguy cơ độc lập đối tiến triển của bệnh thận mạn và tử vong tim mạchở bệnh nhân bệnh thận mạn. Có nhiều yếu tố góp phần vào cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp ởbệnh nhân bệnh thận mạn bao gồm giảm thải natri, tăng hoạt tính hệ renin-angiotensin (RAS),tăng hoạt tính giao cảm, mất thăng bằng của prostaglandin hoặc kinin, tăng tổng hợp endothelinvà giảm nitric oxide. Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn cần chú ý đến bản chất của bệnh thậnmạn. Những nhóm thuốc hạ áp có tác dụng làm giảm protein niệu được ưu tiên lựa chọn đầutiên. Bệnh nhân bệnh thận mạn (cả kèm đái tháo đường và không đái tháo đường) có protein niệu> 30 mg/ 24 giờ, có hiệu quả với ức chế men chuyển hoặc ARBs để đạt huyết áp mục tiêu≤ 130/80 mmHg. Huyết áp mục tiêu < 140/90mmHg được chấp nhận với phần lớn bệnh nhân bịcác dạng bệnh thận mạn khác. Chữ viết tắt: ACE: Angiotensin converting enzyme; ARBs: Angiotensin rceptor blockers. Từ khóa: Tăng huyết áp, bệnh thận mạn.ABSTRACT HYPERTENSION IN CHRONIC RENAL DISEASES: KDIGO 2012 GUIDELINES FOR MANAGEMENT Vo Tam1, Nguyen Van Tuan2 Chronic kidney disease (CKD) is the most common form of secondary hypertension.Conversely, hypertension is an independent risk factor for progression of CKD andcardiovascular morbidity and mortality. There are many factors that contribute to thepathogenesis of hypertension in patients with chronic kidney disease including impaired sodiumexcretion, activation of the renin-angiotensin system, sympathetic activation, imbalance inprostaglandin or kinins, increased production of endothelin, reduced generation of vasodilatorssuch as nitric oxide. Treatment of hypertension in CKD patients should take into consideration the nature ofunderlying kidney disease. Agents that reduce proteinuria in addition to blood pressure aregenerally fist line. Patients with chronic kidney disease (diabetic or nondiabetic) with urinealbumin > 30 mg per 24 hours, benefit from treatment with ACE inhibitors or ARBs to a goal of≤ 130/80 mmHg, if tolerated. A goal of < 140/90 mmHg is acceptable for most patients withother forms of CKD. Keywords: Hypertension, chronic renol disease. Abbrevations: ACE: Angiotensin converting enzyme; ARBs: angiotensin rceptor blockers.1 Trường Đại Học Y Dược Huế2 Trường Đại Học Y VinhTẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 861. GIỚI THIỆU Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của tổn thương tim mạch và bệnh thận. Ngược lại,bệnh thận mạn là nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng huyết áp thứ phát và là yếu tố nguy cơđộc lập đối với tình trạng bệnh lý và tử vong do nguyên nhân tim mạch [3]. Tỷ lệ bệnh thận mạncó những thay đổi từ khi Hội thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF) đưa ra phân loại mới dựa vào mứclọc cầu thận (MLCT) và có hoặc không có sự hiện diện của các bằng chứng tổn thương thươngthận. Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1 và 2 cần có bằng chứng của tổn thương thận (ví dụ:protein niệu), và MLCT tương ứng ≥ 90 và 60 – 89 ml/ph. Bệnh thận giai đoạn 3, 4, 5 có MLCTtương ứng là 30 – 59, 15 – 29, và < 15 ml/ph, bất kể có hay không có bằng chứng tổn thươngthận [4]. Ước tính có 10 - 13% người Mỹ trưởng thành bị bệnh thận mạn các giai đoạn [3]. Bằng chứng từ nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy điều trị có hiệu quả làm giảm các ảnhhưởng có hại của tăng huyết áp. Tuy nhiên phần lớn các thử nghiệm lâm sàng lại loại trừ bệnhnhân có bệnh thận mạn ra khỏi nghiên cứu. Trong bài này chúng tôi trình bày về vấn đề dịch tễ,sinh lý bệnh và điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn.2. DỊCH TỄ HỌC Xấp xỉ 1/3 người Mỹ trưởng thành có tăng huyết áp [2]. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp caohơn ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn, và tăng theo mức độ nặng của bệnh thận mạn. Ước tính ởMỹ, tăng huyết áp xẩy ra ở 23,3% ở những người không có bệnh thận mạn, và 35,8% ởbệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1; 48,1% ở giai đoạn 2; 59,9% ở giai đoạn 3 và 84,1% ởbệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 4 và 5 [8]. Tỷ lệ tăng huyết áp cũng thay đổi theo nguyênnhân bệnh thận mạn; liên quan mạnh với hẹp động mạch thận (93%), bệnh thận đái tháo đường(87%), và bệnh thận đa nang (74%). Mặc dù tỷ lệ cao tăng huyết áp và sẵn có các loại thuốc điều trị tăng huyết áp có hiệu quả,nhưng chỉ có số nhỏ bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị. So sánh với các nghiên cứu ở các thậpkỷ trước cho thấy nhận thức về huyế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn: Những khuyến cáo điều trị theo KDIGO 2012 TĂNG HUYẾT ÁP TRONG BỆNH THẬN MẠN: NHỮNG KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ THEO KDIGO 2012 Võ Tam1, Nguyễn Văn Tuấn2TÓM TẮT Bệnh thận mạn là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp nhất và ngược lạităng huyết áp lại là yếu tố nguy cơ độc lập đối tiến triển của bệnh thận mạn và tử vong tim mạchở bệnh nhân bệnh thận mạn. Có nhiều yếu tố góp phần vào cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp ởbệnh nhân bệnh thận mạn bao gồm giảm thải natri, tăng hoạt tính hệ renin-angiotensin (RAS),tăng hoạt tính giao cảm, mất thăng bằng của prostaglandin hoặc kinin, tăng tổng hợp endothelinvà giảm nitric oxide. Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn cần chú ý đến bản chất của bệnh thậnmạn. Những nhóm thuốc hạ áp có tác dụng làm giảm protein niệu được ưu tiên lựa chọn đầutiên. Bệnh nhân bệnh thận mạn (cả kèm đái tháo đường và không đái tháo đường) có protein niệu> 30 mg/ 24 giờ, có hiệu quả với ức chế men chuyển hoặc ARBs để đạt huyết áp mục tiêu≤ 130/80 mmHg. Huyết áp mục tiêu < 140/90mmHg được chấp nhận với phần lớn bệnh nhân bịcác dạng bệnh thận mạn khác. Chữ viết tắt: ACE: Angiotensin converting enzyme; ARBs: Angiotensin rceptor blockers. Từ khóa: Tăng huyết áp, bệnh thận mạn.ABSTRACT HYPERTENSION IN CHRONIC RENAL DISEASES: KDIGO 2012 GUIDELINES FOR MANAGEMENT Vo Tam1, Nguyen Van Tuan2 Chronic kidney disease (CKD) is the most common form of secondary hypertension.Conversely, hypertension is an independent risk factor for progression of CKD andcardiovascular morbidity and mortality. There are many factors that contribute to thepathogenesis of hypertension in patients with chronic kidney disease including impaired sodiumexcretion, activation of the renin-angiotensin system, sympathetic activation, imbalance inprostaglandin or kinins, increased production of endothelin, reduced generation of vasodilatorssuch as nitric oxide. Treatment of hypertension in CKD patients should take into consideration the nature ofunderlying kidney disease. Agents that reduce proteinuria in addition to blood pressure aregenerally fist line. Patients with chronic kidney disease (diabetic or nondiabetic) with urinealbumin > 30 mg per 24 hours, benefit from treatment with ACE inhibitors or ARBs to a goal of≤ 130/80 mmHg, if tolerated. A goal of < 140/90 mmHg is acceptable for most patients withother forms of CKD. Keywords: Hypertension, chronic renol disease. Abbrevations: ACE: Angiotensin converting enzyme; ARBs: angiotensin rceptor blockers.1 Trường Đại Học Y Dược Huế2 Trường Đại Học Y VinhTẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 861. GIỚI THIỆU Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của tổn thương tim mạch và bệnh thận. Ngược lại,bệnh thận mạn là nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng huyết áp thứ phát và là yếu tố nguy cơđộc lập đối với tình trạng bệnh lý và tử vong do nguyên nhân tim mạch [3]. Tỷ lệ bệnh thận mạncó những thay đổi từ khi Hội thận Quốc gia Hoa Kỳ (NKF) đưa ra phân loại mới dựa vào mứclọc cầu thận (MLCT) và có hoặc không có sự hiện diện của các bằng chứng tổn thương thươngthận. Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1 và 2 cần có bằng chứng của tổn thương thận (ví dụ:protein niệu), và MLCT tương ứng ≥ 90 và 60 – 89 ml/ph. Bệnh thận giai đoạn 3, 4, 5 có MLCTtương ứng là 30 – 59, 15 – 29, và < 15 ml/ph, bất kể có hay không có bằng chứng tổn thươngthận [4]. Ước tính có 10 - 13% người Mỹ trưởng thành bị bệnh thận mạn các giai đoạn [3]. Bằng chứng từ nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy điều trị có hiệu quả làm giảm các ảnhhưởng có hại của tăng huyết áp. Tuy nhiên phần lớn các thử nghiệm lâm sàng lại loại trừ bệnhnhân có bệnh thận mạn ra khỏi nghiên cứu. Trong bài này chúng tôi trình bày về vấn đề dịch tễ,sinh lý bệnh và điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh thận mạn.2. DỊCH TỄ HỌC Xấp xỉ 1/3 người Mỹ trưởng thành có tăng huyết áp [2]. Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp caohơn ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn, và tăng theo mức độ nặng của bệnh thận mạn. Ước tính ởMỹ, tăng huyết áp xẩy ra ở 23,3% ở những người không có bệnh thận mạn, và 35,8% ởbệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1; 48,1% ở giai đoạn 2; 59,9% ở giai đoạn 3 và 84,1% ởbệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 4 và 5 [8]. Tỷ lệ tăng huyết áp cũng thay đổi theo nguyênnhân bệnh thận mạn; liên quan mạnh với hẹp động mạch thận (93%), bệnh thận đái tháo đường(87%), và bệnh thận đa nang (74%). Mặc dù tỷ lệ cao tăng huyết áp và sẵn có các loại thuốc điều trị tăng huyết áp có hiệu quả,nhưng chỉ có số nhỏ bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị. So sánh với các nghiên cứu ở các thậpkỷ trước cho thấy nhận thức về huyế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam Bài viết về y học Tăng huyết áp Bệnh thận mạn Hoạt tính hệ renin-angiotensin Bệnh đái tháo đườngTài liệu liên quan:
-
9 trang 243 1 0
-
Đặc điểm giải phẫu lâm sàng vạt D.I.E.P trong tạo hình vú sau cắt bỏ tuyến vú do ung thư
5 trang 212 0 0 -
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 20/2018
119 trang 198 0 0 -
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 195 0 0 -
6 trang 193 0 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Cần Thơ
13 trang 189 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
14 trang 187 0 0 -
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 187 0 0 -
8 trang 186 0 0
-
Nghiên cứu định lượng acyclovir trong huyết tương chó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
10 trang 184 0 0