Tăng tốc, các ngân hàng có kịp về đích?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng tốc, các ngân hàng có kịp về đích? Tăng tốc, các ngân hàng có kịp về đích?Ngay từ giữa tháng 7, các ngân hàng đã đồng loạt đưa lãi suất các khoảnvay cũ về dưới 15% như lời “hiệu triệu” của Thống đốc. Tính đến thời điểm30/8, theo số liệu của NHNN tổng hợp từ 69 tổ chức tín dụng chiếm thị phần90%, thì dư nợ cho vay bằng tiền đồng có lãi suất dưới 10% chiếm 5,4%;mức 10 – 13%/năm chiếm 20,1%; mức lãi suất 13 – 15%/năm chiếm 49,7%và mức lãi suất trên 15% chỉ còn chiếm 22,7% tỷ trọng.Bước sang tháng 9, các ngân hàng tiếp tục tung ra các chương trình khuyếnkhích khách hàng vay tiền với lãi suất ưu đãi, thậm chí có những nhà băngáp dụng lãi suất cho vay ngang lãi suất huy động (như Eximbank,Vietcombank, ACB, VIB...), thời gian giải ngân nhanh chóng. Tuy nhiênthực tế, các khách hàng tìm đến vẫn không nhiều như kỳ vọng.Giám đốc của một ngân hàng TMCP thuộc nhóm G12 cho biết, dù đã đưalãi suất cho vay về ngang mức huy động, tức 9%/năm, nhưng hoạt động giảingân vẫn chậm do để tìm kiếm được một doanh nghiệp hay khách hàng cóđủ điều kiện là tương đối khó. Vị này cho biết thêm, dù ngân hàng rất muốnđẩy nhanh tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn phải thận trọng do lo sợ nợ xấu.Lãnh đạo của ngân hàng này cũng thừa nhận, mục tiêu tăng trưởng tín dụng17% mà NHNN giao cho hồi đầu năm sẽ khó đạt được, khi mà trong 6 thángđầu năm vẫn ở mức âm 3%, và đến thời điểm hiện tại mới đạt +3%.Phó Tổng giám đốc của một ngân hàng nhóm 2 trong khi đó nhận xét, tìnhhình của 4 tháng cuối năm chắc chắn sáng sủa hơn, nhưng cũng không kỳvọng quá nhiều do doanh nghiệp còn tồn kho hàng nhiều, trong khi kinh tếkhó khăn làm giảm sức mua của người tiêu dùng.Tăng trưởng tín dụng tại một số ngân hàng 6 tháng đầu năm và kế hoạchcả năm 2012Thực tế, nhiều nhà băng cũng đã lường trước được tình hình này và cuốitháng 8 vừa qua đã xin với NHNN cho giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụngcủa năm nay.Theo nhận xét của một chuyên gia về tài chính ngân hàng, với mức tăngtrưởng tín dụng thấp, để đạt được sự phục hồi kinh tế đáng kể thì mức tăngtrưởng tín dụng thực sự cần phải có sự cải thiện rất lớn trong thời gian tới.Tỷ lệ lạm phát trong năm nay nhiều khả năng ở mức 1 con số, tức là dư địacho chính sách tiền tệ còn nhiều.Tuy vậy, xét trên quan điểm hài hòa giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế,mức tăng trưởng tín dụng vẫn cần phù hợp với khả năng hấp thụ của nềnkinh tế. Xét trong tổng thể dài hạn, sự nới lỏng quá mức trong 1 thời gianngắn sẽ gây hậu quả cho nền kinh tế trong các năm sau. Do đó, mức tăng tíndụng trong 3 tháng cuối năm không nên vượt quá 8-9%, tức là không vượtmức trung bình 2,5-3%/tháng.Và nếu đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng như trên thì mục tiêu 8 – 10%cho năm nay sẽ vừa khéo. Tuy nhiên, đây cũng không phải là con số dễ dàngđạt được trong bối cảnh những gì mà các ngân hàng đang phải đối mặt hiệnnay.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động ngân hàng ngân hàng Việt Nam hệ thống ngân hàng nghiệp vụ ngân hàng báo cáo ngân hàng nhà nước ngân hàng Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 290 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 174 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 166 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 153 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 149 0 0 -
Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về ngân hàng và hoạt động ngân hàng
23 trang 145 0 0 -
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II
75 trang 141 0 0 -
Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng
4 trang 134 0 0 -
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 128 0 0 -
Tăng trưởng cho vay và sự an toàn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 trang 117 0 0