Danh mục

TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG LA QUÁN TRUNG (Trích hồi 21  'Tam quốc diễn nghĩa')

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác phẩm Đoạn trích thuộc hồi 21 trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Anh em Lưu, Quan, Trương lúc này mới khởi nghiệp, chưa có đất dung thân và dựng nghiệp nên phải sang nương nhờ Tào Tháo. Tào Tháo là một người có tài nhưng chủ quan và đa nghi. Tào Tháo biết chí lớn của ba anh em Lưu Bị nên tìm cách mua chuộc, hòng thu nạp người tài, củng cố sức mạnh, đồng thời dẹp được mầm hoạ. Nội dung đoạn trích xoay quanh cuộc bàn luận về anh hùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG LA QUÁN TRUNG (Trích hồi 21  “Tam quốc diễn nghĩa”) TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG LA QUÁN TRUNG (Trích hồi 21  “Tam quốc diễn nghĩa”) 1. Tác phẩm Đoạn trích thuộc hồi 21 trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La QuánTrung. Anh em Lưu, Quan, Trương lúc này mới khởi nghiệp, chưa có đất dung thânvà dựng nghiệp nên phải sang nương nhờ Tào Tháo. Tào Tháo là một người có tàinhưng chủ quan và đa nghi. Tào Tháo biết chí lớn của ba anh em Lưu Bị nên tìm cáchmua chuộc, hòng thu nạp người tài, củng cố sức mạnh, đồng thời dẹp được mầm hoạ.Nội dung đoạn trích xoay quanh cuộc bàn luận về anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Bị,qua đó phần nào thể hiện những nét tính cách tiêu biểu của Tào Tháo và Lưu Bị, haingười anh hùng với hai tính cách trái ngược nhau. Đoạn trích có kết cấu hoàn chỉnh như một vở kịch, có thắt nút, cao trào và mởnút. Qua hai nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị, đoạn trích cũng thể hiện được những nétđặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của La Quán Trung. Nội dung tư tưởngđược thể hiện ở cách gọi tên nhân vật, ngôn ngữ, cử chỉ, quan niệm về người anhhùng… 2. Tóm tắt Huyền Đức có mưu đồ lớn nhưng chưa gặp thời, lại sợ Tào Tháo nghi ngờ bèntrồng một vườn rau ở sau nhà, hằng ngày vun xới. Một hôm, Tào Tháo cho người mời Huyền Đức vào tiếp kiến nhằm thăm dò ýtứ. Tháo bày tiệc rượu ở tiểu đình, vừa ăn uống vừa nói chuyện vui vẻ. Lúc ngà ngàsay, lại có mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp đến, Tào Tháo bèn chuyển sang hỏiHuyền Đức về chuyện anh hùng trong thiên hạ. Lưu Bị muốn từ chối nhưng khôngđược, bèn kể ra tất cả những bậc anh tài thời nay mà mình từng biết. Thế nhưng chẳngngờ Tào Tháo gạt bay đi tất cả. Đang lúng túng chưa biết nói sao thì đột nhiên TàoTháo lấy tay trỏ vào Huyền Đức và nói: Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân vàTháo mà thôi. Huyền Đức nghe nói, giật mình rơi hết thìa đũa trong tay. Cũng may,đúng lúc ấy, tiếng sấm ầm vang. Huyền Đức nhanh trí viện chuyện sấm chớp để cheđậy chuyện giật mình. Tào Tháo thấy thế không nghi ngờ gì Huyền Đức nữa. 3.Đọc hiểu Khi bình về Tam quốc diễn nghĩa, các nhà phê bình văn học Trung Quốc đãđưa ra bộ tam tuyệt, ba đỉnh cao mẫu mực về tính cách : Tào Tháo tuyệt gian,Khổng Minh tuyệt trí, Quan Công tuyệt nghĩa. Họ đều là những người có tài, là nhữngbậc anh hùng của Tam quốc, Tào Tháo là gian hùng, Quan Công, Khổng Minh là anhhùng. Khi san định lại Tam quốc diễn nghĩa, với nhãn quan chính trị của nhân dân laođộng, nhà văn La Quán Trung đã có cách nhìn thiên vị đối với nhà Thục. Vì thế, LưuBị đại đức, tình nghĩa bao nhiêu thì Tào Tháo lại gian xảo, đa nghi bấy nhiêu. Thái độcủa nhà văn đối với hai nhân vật được thể hiện ngay trong cách gọi tên hai nhân vật.Với Tào Tháo, chỉ một lần tác giả gọi đủ tính danh là Tào Tháo, còn lại chỉ gọi làTháo, còn Lưu Bị tác giả đều gọi tên chữ là Huyền Đức một cách trân trọng và thiệncảm. Cách gọi tên ấy đã thể hiện thái độ của nhà văn đối với nhân vật. Thái độ ấyđược thể hiện rõ hơn trong cuộc đấu trí giữa hai nhân vật này. Với cách bố trí các chi tiết khéo léo và kịch tính, đoạn trích Tào Tháo uốngrượu luận anh hùng đã thể hiện được những nét tiêu biểu trong tính cách của hai nhânvật chính của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Đoạn trích cũng đã thể hiện những néttiêu biểu trong nghệ thuật kể chuyện của Tam quốc diễn nghĩa. Đó là nghệ thuật tạovà dẫn dắt tình huống truyện vừa kịch tính vừa rất lôgíc. Các chi tiết nối tiếp nhau mộtcách rất tự nhiên và tính cách nhân vật lần lượt được bộc lộ. Người chủ động lập cuộc rượu để bàn luận về anh hùng là Tào Tháo, HuyềnĐức hoàn toàn bất ngờ. Do chưa có đất dựng nghiệp, anh em Lưu, Quan, Trương phảiđến ở nhờ Tào Tháo để chờ cơ hội và chuẩn bị lực lượng. So với Tào Tháo, lúc nàyLưu Bị hoàn toàn yếu thế, vì vậy giống như con rồng ẩn mình, để che mắt Tào Tháo,Lưu Bị phải ngày ngày giả vờ mải mê với chuyện vun xới, trồng rau. Mâu thuẫn vàkịch tính của đoạn trích bắt đầu từ đây. Vì muốn ẩn giấu ý định của mình, lại biết TàoTháo vốn tính đa nghi, nên khi người của Tào Tháo đến mời Lưu Bị đã giật mình…sợ tái mặt. Và nhất là khi Tào Tháo trỏ vào mình và Lưu Bị và nói : Anh hùng trongthiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo này mà thôi thì giật nảy mình, cái thìa, đôiđũa cầm ở tay rơi cả xuống đất. Lưu Bị giật mình không phải là biểu hiện của sự hènnhát, ông giật mình bởi sợ rằng bị lộ ý đồ chiến lược. Lưu Huyền Đức nhanh chónglấy lại bình tĩnh và có cách xử lí tình huống rất thông minh. Tính cách khiêm nhườngvà ôn hoà của một hiền nhân quân tử có chí lớn được thể hiện rõ trong lối ứng xử củaHuyền Đức. Trước câu hỏi đầy dò xét của Tháo về quan niệm người anh hùng, HuyềnĐức cũng đã rất khiêm tốn mà từ chối. Khi bị buộc phải trả lời, thì đưa ra những nhânvật đáng lưu ý, trong đó có ý dò ...

Tài liệu được xem nhiều: