(NB) Tập bài giảng Bệnh học chấn thương chỉnh hình - Phần 1 gồm 15 nội dung sau: vỡ xương chậu, hội chứng chèn ép khoang, các dị tật bẩm sinh cơ quan vận động, hoại thư sinh hơi, nhiễm trùng bàn, sốc chấn thương, trật khớp vai háng khuỷu, uốn ván, u xương, vết thương bàn tay, vết thương khớp,...Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Bệnh học chấn thương chỉnh hình: Phần 2 - TS. Trần Đức Qúy VỠ XƯƠNG CHẬU Mục tiêu 1. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và X.quang của vỡ xương chậuđiển hình. 2. Liệt kê được các biến chứng bàng quang, niệu đạo, mạch máu do vỡxương chậu. 3. Trình bày được nguyên tắc và các bước sơ cứu, vận chuyển bệnh nhânvỡ xương chậu. 4. Trình bày được các nguyên tắc điều trị vỡ xương chậu, các tổn thươngphối hợp, biến chứng, di chứng vỡ xương chậu và các biện pháp dự phỏng tainạn Nội dung Nội dung 1. Nhắc lại giải phẫu Cấu tạo của khung chậu bao gồm: 2 bênxương chậu mỗi bên được tạo bộ 3 xương: 2. Phân loại: Thường chia theo vị trígiải phẫu: * Gẫy thành chậu: Chỉ gẫy một ngànhchậu (ngồi mu, chậu mu) hay nứt, mẻ 1 phầncánh chậu... Tiên lượng thường tốt, thườngkhông có sốc xảy ra. * Gẫy khung chậu: Tức là khung kín bị bục ra, có thể là cung trước hoặccung sau. - Cung trước: Giới hạn bởi vòng trước được tính từ ổ khớp háng ra phíatrước (khớp mu). Gẫy cung trước tức là gẫy cả 2 ngành cùng một lúc thì sẽ làmbục khung kín của khung chậu và làm méo khung chậu. - Cung sau: từ ổ khớp háng, xương cánh chậu ra phía sau là khớp cùngchậu. Tổn thương cung sau đơn thuần thường ít gặp. Chủ yếu là kết hợp vốn gẫycung trước gọi là kiểu gẫy Malgaigne. * Gẫy ổ khớp háng: Còn gọi là trật khớp háng kiểu trung tâm. Do ngãnghiêng - chấn thương trực tiếp vào mấu chuyển lớn đẩy chỏm xương đùi vào 88trong ổ khớp. 3. Dịch tễ học Vỡ xương chậu chiếm 1 - 3% tổng số các loại gẫy xương. Hiện nay càngngày càng nhiều hơn do sự phát triển của các phương tiện giao thông. Hậu quảcủa gẫy khung chậu thường gặp đó là tình trạng sốc nặng, có thể tử vong hoặccó thể gặp nhiều những tổn thương phối hợp do gẫy khung chậu. 4. Triệu chứng của vỡ xương chậu 4.1. Triệu chứng toàn thân - 80% vỡ xương chậu có sốc nặng. Biểu hiện tình trạng sốc do mất máu làcơ bản. Biểu hiện điển hình: Da xanh, nhợt nhạt, chân tay lạnh, mạch nhanh,huyết áp tụt, vã mồ hôi trán... - Nguồn máu mất đi từ: + Máu chảy ra từ xương xốp là chủ yếu. + Từ đám rối tĩnh mạch ở mặt trong xương chậu. + Nặng nề hơn nữa là từ động mạch hay tĩnh mạch hạ vị. Trong trường hợpnày máu chảy ra với một khối lượng lớn, bệnh nhân có thể chết sau 1 - 2 giờ, ítkhi kịp đến bệnh viện hoặc đến 1 lúc thì chết. 4.2. Triệu chứng cơ năng - Đau chói vùng chậu hông, đau tăng khi thay đổi tư thế. - Giảm hoặc mất vận động 2 chi dưới hoặc chỉ một bên. Không nhấc, nângchân lên được. - Nếu cô biến chứng tiết niệu thì sẽ có một số biểu hiện đặc biệt. Ví dụ: Đáira máu, bí đái... 4.3. Triệu chứng thực thể. a) Nhìn: + Dấu hiệu tụ máu dưới da từ vùng gẫy lan tỏa ra xung quanh. Khối máu tụcó thể lan tới sau lưng, ngực hoặc xuống hai đùi, cẳng chân. Có trường hợp máutụ dưới da rộng, dầy làm bong rồi hoại lử da. Trong trường hợp ngã ngồi, gãyngành chậu mu và ngồi mu thì thấy khối máu tụ hình cánh bướm ở tầng sinhmôn, mặt trong 2 đùi. + Sưng nề ở tại vùng gẫy. + Khung chậu méo, lệch trong trường hợp nặng. 89 + Có thể thấy chi 1 bên ngắn. b) Sờ nắn: - Trường hợp điển hình: khung chậu biến dạng rõ, máu tụ lan tỏa, đang cónguy cơ sốc hay đang sốc nặng thì không nên khám bằng sờ nắn. Nếu có làm thìrất thận trọng, nhẹ nhàng, bệnh nhân đã được tiêm thuốc giảm đau. - Trường hợp không điển hình thì có thể khám thấy: * Ấn tại chỗ: Bệnh nhân đau chói * Nghiệm pháp banh khung chậu: (Larrey) dương tính (bệnh nhân kêu đautại chỗ gẫy). * Nghiệm pháp ép khung chậu (Verneuil) dương tính (bệnh nhân đau tănglên tại chỗ gẫy). * Có thể khám phát hiện biến chứng của gẫy khung chậu bằng cách: - Đặt thông đái, xác định tổn thương niệu đạo hay bàng quang. - Thăm trực tràng, sờ thấy đầu gẫy hoặc khám có máu chảy ra ở hậu môn. - Thăm âm đạo: sờ thấy đầu gẫy hoặc khám thấy có máu chảy ra từ âm đạo. - Khám bụng có dấu hiệu của viêm phúc mạc, có thể: + Viêm phúc mạc giả: do khối máu tụ dưới phúc mạc, kích thích vào phúcmạc. + Viêm phúc mạc do vỡ bàng quang vào ổ bụng. - Có thể thấy viêm tấy nước tiểu ở tầng sinh môn nếu đến muộn do đứt, dậpniệu đạo... Thường thấy vào ngày thứ 2, 3 trở đi. 4.4. Triệu chứng cận lâm sàng a) Xét nghiệm: Hồng cầu, huyết sắc tố giảm, Hématỏcít giảm. b) Chụp XQ: Tư thế thẳng có thể thấy: - Gẫy 1 hoặc 2 ngành: Chậu mu hay ngồi mu. Gẫy rạn, vỡ canh chậu, vỡ ổkhớp háng,trật khớp mu. - Gẫy (Malgaigne): Tức là gẫy 2 ngành kèm theo trật khớp cùng chậu. GẫyMalgaigne có thể là: gẫy Malgaigne thẳng hoặc gẫy Malgaigne chéo. Tức là gẫy2 ngành chậu mu và ngồi mu cùng bên (thẳng) vợ trật khớp cùng chậu, hoặc đốibên (chéo). Có thể phát hiện gẫy ổ khớp háng. Chú ý: 90 - Không chụp tư thế nghiêng - Cần đánh giá vòng chậu. xem có méo khung chậu không? 5. Biến chứng của gãy xương chậu 5.1. Sốc mất máu Là biến chứng thường gặp có thể là hậu quảcủa mất máu do nguồn chảy ra từ xương chậu,đám rối tĩnh mạch. Nặng nề hơn nữa là do đầugãy làm tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạchhạ vị. Trong trường hợp này khối lượng máu mấtnhiều, nhanh và tỉ lệ tử vong rất cao. Thường khó kịp đến bệnh viện hoặc có đếnkịp thì cong tử vong. 5.2. Biến chứng tiết niệu Là biến chứng thường gặp. Là hậu quả củagẫy xương chậu, nhất là gẫy vỡ các ngành chậumu, toạc ngồi lưu. a) Tổn thương niệu đạo: Chủ yếu gặp ở namgiới. Niệu đạo có thể bị dập hoặc đứt: Là hậu quảcủa hiện tượng kéo căng đột ngột, mạnh của cân đáy chậu giữa dính bám chặtvào vật xốp, vật hang của dư ...