Danh mục

Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 5: Thanh toán không dùng tiền mặt

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.55 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 5: Thanh toán không dùng tiền mặt thuộc tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng cung cấp tới bạn kiến thức sau: Khái niệm và bản chất của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), một số yếu tố cơ bản trong thanh toán không dùng tiền mặt, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 5: Thanh toán không dùng tiền mặt Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng Cho vay D: 8.1tr Tương tự đến ngân hàng Z TS Có Ngân hàng Z TS Nợ Tiền gửi tại NHTW: 8,1tr TG của khách hàng E:8,1tr Quá trình này cứ tiếp diễn tương tự. Vì các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc tại NHTW nên dần dần số gia tăng tiền gửi và tiền cho vay giảm và đi đến triệt tiêu: Ngân hàng Số gia tăng Số gia tăng Dự trữ bắt tiền gửi cho vay buộc (10%) X 10tr 9tr 1tr Y 9tr 8,1tr 0,9tr Z 8,1tr 7,29t 0,81tr ..... ...... r ...... ...... ..... ...... ..... ..... Số gia tăng tiền gởi, cho vay và dự trữ bắt buộc được diễn tiến theo cấp số nhân. Vậy tổng số bút tệ được các NHTM sáng tạo ra sẽ là: Sn = 10 + 9 + 8,1 + ... Đây là dãy số diễn biến theo cấp số nhân lúc vô hạn với công bội 9/10 : U1 Sn = = 100tr (/q/ Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng 3.3.4. Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHTƯ về mọi mặt. Đặc biệt NHTM phải luôn tuân theo các quyết định của NHTƯ về việc thực thi chính sách tiền tệ. - Để ổn định giá trị của đồng tiền về mặt đối nội và đối ngoại, lượng tiền cung ứng cho lưu thông phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông. để làm được diều này NHTƯ sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các NHTM phải chấp hành. Như vậy NHTM là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ . - Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các NHTM phải mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nươc ngoài thông qua các ngân hàng thương mại cũng phải được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế... - Tín dụng NHTM trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội cho Nhà nước. 3.4. Các nghiệp vụ của NHTM Nhìn nhận một cách tổng thể, thì các NHTM hoạt động kinh doanh với 3 mảng nghiệp vụ lớn: Nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ tín dụng và đầu tư và nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hang. Mỗi nghiệp vụ đều có một vị trí, tác dụng khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung và tổng quát của bất kỳ một NHTM nào, đó là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất. 3.4.1. Nghiệp vụ nguồn vốn Nghiệp vụ nguồn vốn, hay còn gọi nghiệp vụ Nợ và là nghiệp vụ tiền đề, là nghiệp vụ nhằm tạo lập nguồn vốn hoạt động của NHTM. Nguồn vốn của NHTM bao gồm những nguồn vốn sau đây: a. Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn ban đầu tuy không chiếm tỷ trọng lớn nhưng có ý nghĩa rất quan trọng. Vốn chủ sở hữu gồm: * Vốn điều lệ: Đây là nguồn vốn được tạo lập ban đầu khi mới thành lập NHTM và được ghi vào điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo qui http://www.ebook.edu.vn -66- Tập bài giảng môn Tiền tệ - Ngân hàng Khoa Tài chính – Ngân hàng định của pháp luật. Vốn điều lệ được ngân sách nhà nước cấp nếu đó là ngân hang công, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu đó là ngân hang cổ phần. Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo qui định của pháp luật mỗi nước. Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng mua sắm tài sản cố định, phương tiện làm việc và quản lý…hoặc được NHTM sử dụng để hùn vốn liên doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và các hoạt động kinh doanh khác. * Các quỹ ngân hàng: NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, vì vậy các NHTM đều được quyền trích lập các quỹ như các đơn vị kinh tế khác, để sử dụng cho những mục đích nhất định. Ngoài ra, NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, được xem là lĩnh vực “đặc biệt” nên hầu hết hệ thống luật ngân hang ở các nước đều cho phép các NHTM được trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Thông thường quỹ này được trích theo tỷ lệ qui định (khoảng 5%) từ lợi nhuận ròng hằng năm, cho đến khi nào số dư quỹ này ngang bằng vốn điều lệ. Như vậy các quỹ của ngân hàng bao gồm: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. - Quỹ Đầu tư phát triển. - Quỹ dự phòng (dự phòng tài chính, dự phòng trợ cấp…) - Quỹ khen thưởng phúc lợi… b. Vốn huy động: Là tài sản bằng tiền của các chủ thể khác trong nền kinh tế mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sủ dụng. Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào, tính chất quan trọng của vốn huy động được thể hiện ở chỗ nó không những chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng mà vì nó là nguồn tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Bao gồm: - Vốn tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân uỷ thác cho ngân hang vừa quản lý hộ tiền ...

Tài liệu được xem nhiều: