Tập bài giảng Thuế (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng nghề) – CĐN Kỹ thuật Công nghệ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Thuế (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trình độ: Cao đẳng nghề) – CĐN Kỹ thuật Công nghệ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI TẬP BÀI GIẢNG THUẾ Trình độ: Cao đẳngNghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ Mã môn học: MH 19 Biên soạn: Lê Thị Phương Mai LÀO CAI 2016 LỜI NÓI ĐẦU Thuế là một môn học trong chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp. Môn học này giúpcho sinh viên kiến thức về thuế nói chung và một số quy định cốt lõi của luật thuế giá trị giatăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thunhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường. Học tập môn họcnày giúp cho sinh viên có kỹ năng nhận biết được các loại thuế chủ yếu đối với doanhnghiệp, tính toán được các loại thuế doanh nghiệp phải nộp trong kỳ đồng thời phát huykhả năng tự nghiên cứu văn bản luật phù hợp với từng thời kỳ nhất định. Mỗi cá nhân, tổ chức đều cần biết đến các luật thuế vì ai cũng bị luật thuế chi phối.Việc am hiểu luật thuế sẽ giúp cá nhân, tổ chức làm đúng theo quy định của pháp luật đồngthời có thể tranh thủ những ưu đãi trong luật thuế. Như vậy, học “Thuế” không những hữuích đối với học sinh, sinh viên ngành kinh tế mà còn hữu ích đối với bất kỳ người học nào. Với kinh nghiệm giảng dạy môn “Thuế” và tham khảo tài liệu giảng dạy của một sốtrường đại học, cao đẳng, văn bản luật và ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đồngnghiệp, tác giả đã biên soạn tập bài giảng “Thuế” với cách trình bày dễ nhớ, dễ hiểu nhấtđể người đọc, người học có thể tiếp cận các luật thuế dễ dàng nhất. Bên cạnh đó tập bàigiảng này cũng cung cấp một số ví dụ thực tế thiết thực để người học, người đọc có thể tựnghiên cứu các tình huống tương tự. Tập bài giảng bao gồm 6 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thuế Chương 2: Thuế giá trị gia tăng Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt Chương 4: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiêp Chương 6: Các loại thuế khác Tập bài giảng “Thuế” là tài liệu giảng dạy cho giảng viên và học tập của học sinh -sinh viên ngành Kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai đồng thời là tài liệutham khảo cho học sinh – sinh viên bậc trung học, cao đẳng, cũng như cá nhân muốn tìmhiểu về thuế. Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học, các chuyên gia,đồng nghiệp đã tạo điều kiện và góp ý để hoàn thiện tập bài giảng này. Trong quá trình biên soạn tập bài giảng khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giảmong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và độc giả để hoàn thiện bàigiảng trong lần tái bản sau. Lào Cai, tháng 8 năm 2016 Lê Thị Phương Mai 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTGTGT: Giá trị gia tăngTTĐB: Tiêu thụ đặc biệtXK: Xuất khẩuNK: Nhập khẩuTNDN: Thu nhập doanh nghiệpsp: sản phẩmDN: Doanh nghiệpTNCN: Thu nhập cá nhânBVMT: Bảo vệ môi trường 4 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ1.1. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ1.1.1. Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện quyền lợi cho giai cấp thống trị, thi hànhcác chính sách do giai cấp thống trị đặt ra nhằm cai trị xã hội. Khi Nhà nước ra đời cần cónguồn tài chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình vì vậy Nhà nước phải dùngquyền lực vốn có để tập trung một bộ phận của cải trong xã hội vào tay Nhà nước. Việc Nhànước huy động tập trung nguồn của cải xã hội có thể được thực hiện bằng nhiều cách khácnhau, trong đó có hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế. Thuế trải qua quá trình phát triển theo từng giai đoạn của hình thái Nhà nước khácnhau, từ không được quy định cụ thể đến được quy định cụ thể dưới dạng pháp luật và trởthành công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế. Trong chế độ phong kiến phân quyền, thuế khóa rất đơn giản thường có tính chấttượng trưng, lúc đó các cá nhân cung cấp các dịch vụ cho chủ thái ấp, chư hầu được coi làkhoản nộp thuế, nó không được quy định rõ ràng thống nhất. Đến chế độ phong kiến tậpquyền, nhà nước quân chủ ra đời, để cung cấp lương bổng cho quân sĩ, quan lại nhà cầmquyền đã đặt ra một hệ thống thuế khóa nhằm huy động sự đóng góp tiền bạc của cải củadân cho đế chế. Khi cách mạng tư sản thế giới thành công, giai cấp tư sản lên nắm quyền xây dựngnhà nước tự do, không can thiệp vào hoạt động kinh tế của các lực lượng thị trường. Chonên thuế có vai trò nuôi sống bộ máy nhà nước và đáp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tập bài giảng Thuế Thuế nhà nước Thuế giá trị gia tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế xuất khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệpTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
153 trang 0 0 0
-
90 trang 0 0 0
-
21 trang 1 0 0
-
139 trang 0 0 0
-
48 trang 0 0 0
-
91 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thanh tra chi ngân sách nhà nước cấp xã của Thanh tra huyện Sapa
104 trang 1 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam
108 trang 0 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Bảo tồn kiến trúc phố cổ Đồng Văn tỉnh Hà Giang
137 trang 1 0 0 -
Vai trò của dấu ấn sinh học trong nhồi máu não
11 trang 3 0 0