Danh mục

Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.49 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 34,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật có nội dung gồm 7 chương: chương 1 - tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ; chương 2 - vẽ hình học; chương 3 - phương pháp hình chiếu vuông góc; chương 4 - hình chiếu vuông góc; chương 5 - hình cắt và mặt cắt; chương 6 - các loại hình biểu diễn khác; chương 7 - biểu diễn vật thể. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật CHƯƠNG I TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ1.1 KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHUẨN Tiêu chuẩn là những quy định trong một lĩnh vực nào đó mà người hoạt động trong lĩnhvực đó phải tuân theo. Các tiêu chuẩn thường gặp: - Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN - Tiêu chuẩn vùng: TCV - Tiêu chuẩn ngành: TCN - Tiêu chuẩn cơ sở: TC - Tiêu chuẩn quốc tế: ISO Ví dụ: TCVN 8-20:20021.2 KHỔ GIẤY (TCVN 7285:2003) 1.2.1 Khổ giấy theo dãy ISO-A Bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất, đảm bảo sự rõ ràng và độ chính xác cầnthiết. Các khổ giấy trong dãy ISO-A gồm khổ lớn nhất A0 có diện tích 1m2 và các khổ kháccó được bằng cách chia đôi cạnh dài của khổ giấy trước. 1.2.2 Khổ giấy kéo dài Các khổ giấy kéo dài là loại khổ giấy kết hợp cạnh ngắn thuộc khổ nhỏ và cạnh dàithuộc khổ lớn trong dãy ISO-A. Ví dụ: A3.1 (là khổ giấy kết hợp cạnh ngắn của khổ A3 và cạnh dài của khổ A1)Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM -1- Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật1.3 QUY CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ (TCVN 7285:2003)Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM -2- Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật 1.3.1 Lề và khung bản vẽ Tất cả các khổ giấy phải có lề. Lề trái rộng 20 mm, lề này thường dùng để đóng bản vẽthành tập. Các lề khác rộng 10 mm. Khung bản vẽ để giới hạn vùng vẽ được vẽ bằng nét liền có chiều rộng nét 0,7 mm. 1.3.2 Dấu định tâm Để dễ dàng định vị bản vẽ khi sao chép, mỗi bản vẽ phải có 4 dấu định tâm. Các dấu nàyđặt ở hai trục đối xứng của tờ giấy đã xén với dung sai đối xứng là 1 mm. Dấu định tâm vẽbằng nét liền có chiều rộng nét 0,7 mm bắt đầu ở mép ngoài của lưới tọa độvà kéo dài 10mm vượt qua khung bản vẽ. 1.3.3 Lưới tọa độ (hệ thống tham chiếu lưới) Tờ giấy phải được chia thành các miền, Mỗi miền được tham chiếu bằng các chữ cáiviết hoa từ trên xuống dưới (không dùng chữ I và O) và các chữ số viết từ trái qua phải, đặtở cả hai cạnh của tờ giấy. Đối với tờ A4 chỉ đặt ở cạnh phía trên và bên phải. Chiều cao cácchữ cái và chữ số là 3,5 mm. Chiều dài mỗi miền là 50 mm bắt đầu từ trục đối xứng của tờgiấy đã xén (dấu định tâm). Lưới tọa độ vẽ bằng nét liền có chiều rộng 0,35 mm. 1.3.4 Dấu xén Để tiện xén giấy, phải có dấu xén đặt ở bốn góc tờ giấy. Các dấu này có dạng hai hìnhchữ nhật chồng lên nhau với kích thước 10 mm x 5 mm. 1.3.5 Khung tên Vị trí của khung tên đối với khổ giấy từ A0 đến A3 được đặt ở góc phải phía dưới củavùng vẽ. Các khổ giấy này được trình bày ngang. Khổ A4, bản vẽ được trình bày đứng, khung tên đặt ở cạnh ngắn hơn của vùng vẽ. Hướng đọc bản vẽ trùng với hướng đọc của khung tên. Mẫu khung tên sử dụng cho các bài tập của môn học quy định như sau:Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM -3- Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật Chữ số ghi trong khung tên dùng chữ thường, theo quy định của TCVN về chữ và chữsố trên bản vẽ kỹ thuật. Riêng ô ghi dùng chữ hoa, khổ chữ phải lớn các ôkhác. Ví dụ cho 1 khung tên:1.4 TỶ LỆ (TCVN 7286:2003) Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài của một phần tử thuộc vật thể biểu diễn trong bản vẽgốc và kích thước thực của chính phần tử đó. Có 3 loại tỷ lệ được sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật: - Tỉ lệ nguyên hình: 1:1 - Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50; 1: 100; 1:200; 1: 500; 1:1000; 1:2000; 1: 5000; 1:10000 - Tỉ lệ phóng to: 2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1 Ký hiệu gồm chữ “TỈ LỆ” và tiếp theo là tỉ số, ví dụ TỈ LỆ 1:2. Nếu không gây hiểunhầm có thể không ghi từ “TỈ LỆ”. Khi cần dùng nhiều tỉ lệ khác nhau trên một bản vẽ, tỉ lệ chính được ghi trong khungtên, các tỉ lệ khác được ghi bên cạnh chú dẫn của phần tử tương ứng.1.5 NÉT VẼ (TCVN 8-20:2002) Tùy thuộc vào lọai và kích thước của bản vẽ, chiều rộng d của tất cả các nét vẽ phảichọn theo dãy số sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2 (mm) Chiều rộng các nét mảnh, đậm, và rất đậm tuân theo tỉ lệ 1:2:4 Chiều rộng nét của bất kỳ đường nào phải như nhau trên suốt chiều dài của đường đó. Các nét của cùng một loại phải thống nhất chiều rộng trên cùng một bản vẽ. Dưới đây là một số loại đường nét thường dùng trên bản vẽ. Sinh viên cần tham khảothêm tài liệu cho các loại đường nét khác.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM -4- Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật Chiều dài các phần tử trong các nét vẽ không liên tục, tương ứng với chiều rộng (d) củanét vẽ: Các nét vẽ cắt nhau thì tốt nhất cắt nhau bằng nét gạch. ...

Tài liệu được xem nhiều: