Danh mục

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật: Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật: Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần trình bày về các nội dung lối hành xử theo “Lệ” – sự chưa hoàn thiện của vương pháp; thói quen “giảng cả âm nghĩa” chữ Hán – sự diệu vợi của ngôn ngữ vay mượn; “Tôm đất, quýt vàng tặng biếu” – mối tệ tư giao hay trạng thái “khoan giản an lạc” của một triều đại đang kiếm tìm thiết chế?; nhu cầu “người có văn học” – khuynh hướng lên ngôi tất yếu của Nho giáo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật: Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần Hoàng Thị Tuyết Mai, Khoa Văn –xã hội, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Nghiên cứu văn học nói chung và văn học sử nói riêng luôn phải đặt văn học trong mối quan hệ với các ngành Khoa học xã hội khác: sử học, triết học, tôn giáo, chính trị…Đặc biệt, nghiên cứu văn học cổ - một phần văn học ra đời khi chưa có sự phân định rạch ròi giữa các hình thái ý thức xã hội càng phải đặt nó trong tổng thể nguyên vẹn các tri thức liên ngành. Mỗi sự kiện lịch sử trung đại luôn bao chứa trong nó những tri thức nhiều mặt của đời sống. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi đề cập tới sự kiện năm Mậu Tí, 1288, đời vua Trần Nhân Tông. Sự kiện này được Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Vua bảo ty Hành khiển giao hảo với Viện Hàn lâm. Lệ cũ, phàm có tuyên ra lời nói của vua thì viện Hàn lâm đưa trước bản thảo tờ chiếu cho ty Hành khiển để học tập trước, đến khi tuyên đọc thì giảng cả âm nghĩa cho dân thường dễ hiểu, vì là chức hành khiển chỉ dùng cho hoạn quan thôi. Bấy giờ Lê Tòng Giáo làm tả phụ, cùng với Hàn lâm phụng chỉ là Đinh Củng Viên vốn không thích nhau. Ngày tuyên đọc lời nói của vua đã đến rồi mà Củng Viên cố ý không đưa cho bản thảo.Tòng Giáo đòi nhiều lần cũng không đưa. Ngày hôm ấy sa giá sắp ra ngoài cung, Củng Viên mới đưa cho bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc lời chiếu về việc đại xá, không hiểu âm nghĩa là gì nên đứng im. Vua gọi Củng Viên đứng đằng sau nhắc bảo âm nghĩa Tòng Giáo có ý thẹn. Củng Viên chỉ bảo tiếng càng to mà tiếng đọc của Tòng Giáo lại bé đi, trong triều chỉ nghe thấy tiếng của Củng Viên thôi. Khi vua trở về trong nội, gọi Tòng Giáo bảo rằng: Củng Viên là người văn học, ngươi là hoạn quan, sao lại bất hòa nhau đến thế? Ngươi làm lưu thủ Thiên Trường, tôm đất, quýt vàng tặng biếu đi lại với nhau, có hại gì đâu? Từ đấy Tòng Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau lại thân mật lắm.” [3, 316] Đặt trong lịch sử văn hóa dân tộc, sự kiện trên có ý nghĩa như viên xúc sắc nhiều mặt và nhiều màu sắc, nhìn từ các góc độ khác nhau chúng ta có thể thấy được đời sống tinh thần thời Trần với nhiều nét đặc thù. 1. Lối hành xử theo “Lệ” – sự chưa hoàn thiện của vương pháp Trong Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục có một số sinh hoạt của triều đình được nhắc đến bắt đầu bằng từ “lệ cũ” “lệ thường” “thành lệ” “chế độ cũ”, chẳng hạn như việc tiến cống Trung Hoa, việc nhà vua xem bơi chải, cày ruộng tịch điền, hội thề Đồng Cổ, xử tội đánh bạc….Chúng ta cùng xem lại một số sự kiện trong chính sử: “Bơi thuyền thi ở sông Phú Lương, nhà vua ngự điện Hàm Quang để xem. Suốt đời nhà Lý, việc xem bơi trải trở thành lệ thường” [5, 289] “Lệ cũ, việc cống sính chưa lần nào đi đủ ba sứ thần; kì này nhà vua dùng Trung vệ và đại phu Doãn Tử Tư làm đại sứ…”[5, 413] “….Viên tể tướng và trăm quan tiến triều xong rồi, đều phải sửa soan đủ đội ngũ, nghi trượng, người ngựa đi hộ vệ, kéo ra cửa phía Tây kinh thành, đến đền thờ thần Đồng Cổ, để uống máu ăn thề; Viên trung thư kiểm chính tuyên đọc thệ thư rằng: “Người làm tôi phải hết lòng trung với vua, người làm quan phải giữ phẩm hạnh trong trắng, nếu ai trái lời thề này, xin thần linh làm hại người ấy”. Tuyên đọc xong, viên tể tướng đóng cửa đền lại, kiểm điểm trăm quan, người nào vắng mặt phạt năm quan tiền. Việc này là theo thể lệ cũ của triều Lý. Từ năm nay trở đi năm nào cũng cử hành lễ này. Ngày hôm ấy con trai, con gái kéo nhau ra xem kín cả hai bên đường, họ nhận thấy đây là việc tốt” [5, 447] “Chế độ cũ nhà Trần, các quan viên đánh bạc phải xử vào tội nặng. Nguyễn Hưng cố ý phạm pháp, nên nhà vua bắt đánh bằng trượng cho đến chết”[5, 551] Các lệ vốn là sản phẩm văn hóa của các nước trong khu vực văn hóa nông nghiệp, lấy chu kì mùa vụ làm kim chỉ nam cho những hành xử văn hóa của mình. Cách ứng xử theo lệ có tính “công thức” giống như trong điển chế, nó rất phù hợp với tư duy hồi cổ của các nước nằm trong khu vực đồng văn: tất thảy các qui chuẩn của đời sống đều lấy quá khứ làm điểm tựa. Màu sắc cổ kính và chất Đông phương của nó có giá trị văn hóa khu vực rõ nét. Nó như một minh chứng về sự tồn tại của một nhà nước có đủ tự tin và bản lĩnh trong hệ thống các nước đồng văn mà Trung Quốc luôn được coi là “bậc chí tôn” quần tụ các “sao” (nước) chầu về. Từ “lệ cũ” và “ phàm” cho thấy hành động này có tính chất lặp đi lặp lại theo chu kì thời gian nhất định và tồn tại nhiều đời, vừa có tính lịch đại vừa có qui mô phổ quát. Lệ cũ nghĩa là một việc lặp đi lặp lại ở các đời vua, các triều đại, một việc quen thuộc và có nề nếp được tất cả mọi người biết đến như những “qui ước” ngầm. Lệ cũng gợi hơi hướng của quan niệm nhà Phật bao chứa trong nó những tín hiệu đắp đổi, tuần hoàn. Lệ như sự “ước hẹn” của thiên nhiên và con người trong vòng quay bất tận của trời đất, vũ trụ. Lệ là cách ứng xử với tạo hóa, với “thiên mệnh” một cách hợp “đạo” mà con người đã thoát ra khỏi tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: