Danh mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên kỹ thuật số

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu những điểm mới trong vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, quá trình số hóa các khâu sản xuất, vận hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong kỷ nguyên kỹ thuật số, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng điện của quốc gia trong thời đại mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên kỹ thuật số 535 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ Văn Công Vũ, Nguyễn Lê Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu những điểm mới trong vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, quá trình số hóa các khâu sản xuất, vận hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong kỷ nguyên kỹ thuật số, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng điện của quốc gia trong thời đại mới. Trên cơ sở xây dựng khung lý luận về vấn đề an ninh năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tác giả thống kê, phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp, đánh giá thực trạng và vai trò của Tập đoàn Điện lực Việt Nam với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gắn với kỷ nguyên kỹ thuật số. Từ khóa: An ninh năng lượng; EVN; Kỹ thuật số. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo về chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành năng lượng; từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới tự chủ sản xuất được phần lớn các thiết bị năng lượng [1]. Theo đó, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân về năng lượng đang nổ lực từng ngày để đưa công nghệ, thiết bị hiện đại vào hệ thống sản xuất và phân phối, từng bước chuyển đổi số trong kỷ nguyên kỹ thuật số, góp phần đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia. Trong đó, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là một trong số những công ty về năng lượng, tiên phong trong việc đảm bảo an ninh năng lượng điện của quốc gia gắn với những yêu cầu đổi mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Thời gian qua, có nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên kỷ thuật số như: công trình của Frank Umbach (2018) về Energy Security in a Digitalized World and its Geostrategic Implications (An ninh năng lượng trong kỷ nguyên số hóa và ý nghĩa của nó) [2]; Nghiên cứu của Nguyễn Anh Đức (2019) về Bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực và trên thế giới: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [3]; 536 Bài viết của Hà Xuyên (2019) về Giải pháp trước mắt đảm bảo an ninh năng lượng điện [4]… Các công trình cho thấy kết quả nghiên cứu nghiêm túc và thuyết phục về an ninh năng lượng và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về vị trí, vai trò của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Do đó, việc nghiên cứu về vấn đề Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên kỹ thuật số có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đây là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh thế giới đang bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của kỹ thuật số. Để phân tích sâu và giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nguồn dữ liệu thứ cấp, ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic kết hợp lịch sử, từ đó đánh giá thực trạng vấn đề và đề xuất giải pháp phù hợp trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG 2.1. An ninh năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên kỹ thuật số Theo Điều 3, Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [5]. Từ khái niệm đó, có thể đưa ra quan niệm về an ninh kinh tế quốc gia: đó là các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm về kinh tế cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia luôn được ổn định trước những tác động của nền kinh tế thế giới. Hệ thống an ninh kinh tế quốc gia xét trên từng lĩnh vực, từng mặt hàng chiến lược ngoài các bộ phận: an ninh lương thực; an ninh thông tin; an ninh tài chính tiền tệ; an ninh môi trường sinh thái thì an ninh năng lượng là một bộ phận quan trọng, cần được quan tâm và bảo đảm một cách chặt chẽ. Đặc biệt, trong kỷ nguyên kỹ thuật số, sự phát triển của khoa học và công nghệ đòi hỏi việc chuyển đổi số và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất, phân phối và đảm bảo vấn đề an ninh là yêu cầu thiết yếu. Trong thời gian gần đây, kỹ thuật số hay còn gọi là công nghệ số đang bùng nổ và có tác động ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh năng lượng. Sự phát triển của công nghệ số yêu cầu các lĩnh vực, ngành nghề phải thích ứng với với những cách thức hoạt động mới, hầu hết liên quan đến việc chuyển đổi kỹ thuật số mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang dần tiếp cận, nổi bật là trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain và Internet vạn vật (IoT). 537 Như vậy, có thể hiểu, an ninh năng lượng là một phạm trù thuộc hệ thống an ninh kinh tế quốc gia, đó là sự ổn định, phát triển bền vững về vấn đề năng lượng của quốc gia mà cụ thể trong phạm vi nghiên cứu này là của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo đảm an ninh năng lượng trong kỷ nguyên kỹ thuật số đó là sự phòng ngừa, bảo vệ, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm đến an ninh năng lượng của quốc gia thông qua các công cụ, phương tiện kỹ thuật số, đáp ứng yêu cầu phát triển củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: