Khoảng cách số của người cao tuổi và thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và hàm ý chính sách
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khoảng cách số của người cao tuổi và thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và hàm ý chính sách 348 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 KHOẢNG CÁCH SỐ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc PGS.TS. Đào Thanh Bình PGS.TS. Nguyễn Danh Nguyên Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội GS. TS. Barysheva Galina Anzelmovna Trường Đại học Bách khoa Tomsk, Liên Bang Nga Email: binh.daothanh@hust.edu.vn Tóm tắt: Sự phát triển bùng nổ của công nghệ số hiện đã tạo ra những cơ hội to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam theo xu hướng số hóa những tương tác và giao dịch kinh tế. Thương mại điện tử, với vai trò trụ cột của nền kinh tế số, là cầu nối thông minh và là công cụ giúp giao dịch dễ dàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, công nghệ số cũng có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội, tạo ra khoảng cách số ở những người lớn tuổi, bởi khả năng tiếp cận hạn chế với công nghệ số do đặc điểm tuổi già. Nghiên cứu này đề cập đến sự thích ứng với xã hội số nói chung và với thương mại điện tử nói riêng của người cao tuổi Việt Nam, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm khoảng cách số ở người cao tuổi để hỗ trợ họ tích cực hòa nhập vào xã hội số nói chung cũng như các hoạt động mua sắm trực tuyến nói riêng và qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam. Từ khóa: Chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, người cao tuổi, khoảng cách số, thích ứng số *** Bài viết này thuộc công trình được hỗ trợ bởi Quỹ nghiên cứu cơ bản của Liên bang Nga (Chương trình nghiên cứu số 21-510-92007, “Ảnh hưởng của không gian công nghệ đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi”) THE DIGITAL DIVIDE OF THE ELDERLY AND E-COMMERCE IN VIETNAM: THE SITUATION AND POLICY IMPLICATIONS Abstract: The explosive development of digital technology has now created enormous opportunities for socio-economic development in Vietnam in direction of in all fields. E-commerce, as a pillar of the digital economy, is a smart bridge and a tool for easy transactions between buyers and sellers at anytime and anywhere. However, digital technologies can also increase social inequality, creating a digital THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 349 divide within older people due to aging characteristics that caused limited access to digital technology. This study examines the digital adaptation of Vietnamese older persons to digital society in general and to e-commerce in particular, proposes policy implications aimed to reduce the digital divide among the elderly and encourage them to actively integrate into digital life and participate in online shopping to improve their quality of life in the context of ongoing digital transformation in Vietnam. Keywords: digital transformation, digital economy, e-commerce, the elderly, digital divide, digital adaptation *** This paper belongs to research work supported by the Russian Foundation for Basis Research (Project No.21-510-92007, “Influence of regional technological space on the life guality of elderly population”). 1. Đặt vấn đề Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Việt Nam nhằm mục tiêu kép là vừa xây dựng và phát triển ba trụ cột là Chính phủ số, Kinh tế số (KTS) và Xã hội số (XHS), vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số (CNS) có năng lực đi ra toàn cầu. Với quan điểm người dân là trung tâm của chuyển đổi số (CĐS), Chương trình cũng đưa ra các biện pháp thúc đẩy, nâng cao kiến thức, kỹ năng về CNS cho người dân và doanh nghiệp, hình thành văn hóa số để phát triển XHS với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Ở Việt Nam, những năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, nhưng lại kích thích tăng trưởng hoạt động mua bán trực tuyến. Tổng giá trị thương mại điện tử (eCommerce - TMĐT) bán lẻ (doanh thu tất cả hàng hóa, dịch vụ bán qua kênh TMĐT, không bao gồm doanh thu vận tải & ẩm thực, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ tài chính) tính theo USD đạt 5 tỷ năm 2019, tăng lên 11 tỷ năm 2021 (chiếm tỷ trọng 61% t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyển đổi số Kinh tế số Thương mại điện tử Giao dịch kinh tế Chính phủ số Phát triển xã hội số bình đẳngTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 549 10 0 -
4 trang 500 0 0
-
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 366 0 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 343 4 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 335 0 0 -
5 trang 329 0 0
-
Bài giảng Kỹ năng bán hàng: Chương 4 - ĐH Kinh tế Quốc dân
7 trang 311 0 0 -
Giáo trình Thương mại di động: Phần 1
120 trang 275 0 0 -
131 trang 250 4 0
-
Một số kỹ năng giao tiếp với khách hàng
3 trang 243 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0