Danh mục

Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Vũ Tú Nam và những bài học giáo dục trẻ em

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 491.67 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vũ Tú Nam là cây bút có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông đã xuất bản hàng chục tập thơ, truyện và đặc biệt ghi dấu ấn sâu đậm trong mảng văn học dành cho thiếu nhi. Trong số các tác phẩm xuất sắc của nhà văn thì tuyển tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi, xuất bản 2015 đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho các em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập truyện “Những truyện hay viết cho thiếu nhi” của Vũ Tú Nam và những bài học giáo dục trẻ em TẬP TRUYỆN “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI” CỦA VŨ TÚ NAM VÀ NHỮNG BÀI HỌC GIÁO DỤC TRẺ EM Nguyễn Thị Thanh Xuân 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Vũ Tú Nam là cây bút có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiệnđại, ông đã xuất bản hàng chục tập thơ, truyện và đặc biệt ghi dấu ấn sâu đậm trong mảng vănhọc dành cho thiếu nhi. Trong số các tác phẩm xuất sắc của nhà văn thì tuyển tập Những truyệnhay viết cho thiếu nhi, xuất bản 2015 đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, nhâncách và kỹ năng sống cho các em. Tập truyện gồm những mẫu truyện đồng thoại, truyện sinhhoạt đời thường gắn với nhiều ý nghĩa rất sâu sắc, giúp cho lứa tuổi thiếu nhi hiểu biết và khámphá những điều mới lạ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và cuộc sống quanh ta, mở ra cho cácem những chân trời đầy mơ ước, thú vị. Qua tập truyện, người đọc có thể thấy được ẩn sâu bêntrong là một tấm lòng nhân hậu và trong sáng của một cây bút đầy tâm huyết khi viết cho trẻ em. Từ khóa: Bài học, giáo dục, thiếu nhi, truyện hay, Vũ Tú Nam1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học nghệ thuật nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng có vai trò rất quan trọngtrong việc góp phần bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em cả về đạođức, trí tuệ và thẩm mĩ. Việc cho trẻ em tiếp cận với văn học nói chung và văn học thiếu nhinói riêng là một cách hiệu quả để các em được trau dồi thêm tri thức với những trải nghiệmphong phú, khơi gợi bản tính hồn nhiên, trong sáng đúng lứa tuổi và đặc biệt tránh xa đượcnhững trò chơi độc hại từ việc tiếp cận với internet từ quá sớm như hiện nay. Về khái niệm vănhọc thiếu nhi, theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, 1992 cho rằng: “Văn học trẻem (Lâu nay vẫn quen gọi là văn học thiếu nhi) gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cậpkhoa học dành riêng cho trẻ em. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng bao gồm một phạmvi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường đã đi vào phạm vi đọc của trẻ em” (LạiNguyên An, 1999). Còn theo Giáo trình văn học 2 thì tác giả Bùi Thanh Truyền cho rằng:“Những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâmhồn tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm là thiếu nhi, nhiều khi cũng là người lớn, hoặcmột cơn gió, một loài vật, một đồ vật, một trái cây. Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉchính là các em, mà cũng là nhà văn thuộc mọi lứa tuổi” (Bùi Thanh Truyền, 2021). Nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại phát triển gắn liền với những tác phẩm nổi bật,đặc sắc của nhiều tác giả như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng… Tiếp bước thế hệ nhà văn đitrước, đã xuất hiện đội ngũ những nhà văn cũng rất tâm huyết với những sáng tác cho thiếu nhinhư Tạ Duy Anh, Trần Thiên Hương, Nguyễn Nhật Ánh, Lê Cảnh Nhạc…, Trong những nhàvăn hiện đại, phải kể đến Vũ Tú Nam và các tập truyện tiêu biểu đã gây tiếng vang lớn của ông, 284ông đã xây dựng nên những câu chuyện mang nhiều bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc chocác em. Trong những câu chuyện giản dị, đầy ắp tình người ấy có thể kể đến một số tập truyệnđồng thoại và truyện ngắn đặc sắc nhất viết cho thiếu nhi: Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướngcông, Ong bắt dế, Na Á đánh lại trời, Con sáo gỗ, Từ dòng sông ấy, cây gạo, Con thạch sùng,Cái trứng của bọ ngựa,… Đặc biệt với tuyển tập Những truyện hay dành cho thiếu nhi tuydành cho lứa tuổi thiếu nhi song lại gợi cho người lớn nhiều suy tư sâu lắng. Còn với các bạnđọc nhỏ tuổi, Vũ Tú Nam mãi là người bạn bởi nhà văn biết đồng cảm, chia sẻ cùng các emnhững nổi niềm tâm sự và thấu hiểu các em. Nhà văn đã dành nhiều thời gian, tâm huyết vàtình cảm của mình để viết tặng các em những câu chuyện đầy lí thú, hấp dẫn. Truyện của VũTú Nam thường là những câu chuyện cô đúc, với lối văn miêu tả hồn nhiên, hóm hỉnh, ở mỗicâu chuyện ấy, ý nghĩa giáo dục thường được ông truyền tải một cách mềm mại, nhẹ nhàng, cókhả năng thấm sâu vào tâm hồn bạn đọc một cách tự nhiên.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Dựa vào các đặc điểm thi pháp để nghiên cứu và đi sâu phân tích các khái niệm liênquan đến hình thức và nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu của vănhọc viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam. 2.2. Phương pháp hệ thống – cấu trúc Truyện viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam được nghiên cứu với tư cách là chỉnh thểnghệ thuật, nghiên cứu các yếu tố cụ thể trong tương quan hệ thống để làm nổi bật đặc trưngnghệ thuật và phong cách của nhà văn. 2.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, xem xét các tài liệu, các vănbản về mặt lý luận có liên quan, từ đó lý giải từng vấn đề trong tác phẩm của nhà văn. Làm rõnhững giá trị giáo dục của tác phẩm dành cho trẻ em.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vũ Tú Nam với niềm tin vào giá trị văn hóa truyền thống và những sáng tác giàutính giáo dục dành cho thiếu nhi Văn học là một bộ phận cấu thành của văn hóa và người sáng tác, văn học gìn giữ và bảolưu những giá trị văn hóa truyền thống sống mãi với thời gian, với con người. Như GS. NguyễnVăn Hạnh đã viết: “Văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trịvà những lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng ngược lại, cũng không một lĩnhvực nào có thể thay thế được văn chương trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và hiểuchính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục, giảdối, để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân, thiện, mỹ” (Nguyễn Văn Long, 2007). Với nhàvăn Vũ Tú Nam, khi thực hiện sứ mệnh sáng tạo của mình, ông luôn nỗ lực tận hiến với khaokhát cho ra đời những tác phẩm chất lượng đồng thờ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: