“Tem Tết” là thuật ngữ của ngành Bưu chính, cũng là của người sưu tập tem, dùng để gọi cho tất cả các loại tem được phát hành vào dịp chào đón Tết cổ truyền của năm mới. Năm mới ở đây là năm mới của âm lịch, tính theo mặt trăng, và mỗi năm đều lấy một con vật trong “Thập nhị chi “ (12 con giáp) để tượng trưng, được gọi là con vật cầm tinh của năm. Không chỉ các nước châu á còn dùng âm lịch mới phát hành Tem Tết, mà gần 20 năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TEM TẾT VIỆT NAM ĐÓN CÁC NĂM SỬU
TEM TẾT VIỆT NAM ĐÓN
CÁC NĂM SỬU
“Tem Tết” là thuật ngữ của ngành Bưu chính, cũng là của người sưu tập
tem, dùng để gọi cho tất cả các loại tem được phát hành vào dịp chào đón
Tết cổ truyền của năm mới. Năm mới ở đây là năm mới của âm lịch, tính
theo mặt trăng, và mỗi năm đều lấy một con vật trong “Thập nhị chi “ (12
con giáp) để tượng trưng, được gọi là con vật cầm tinh của năm. Không chỉ
các nước châu á còn dùng âm lịch mới phát hành Tem Tết, mà gần 20 năm
qua đã có các nước ở châu Mỹ, châu âu, châu Lục, và cả châu Phi cũng tham
gia vào “cuộc chơi phát hành Tem Tết” một cách rầm rộ, hào hứng, đều đặn
và công phu tốn kém rất nhiều.
Tem chào mừng năm mới âm lịch (Happy Lunar New Year) được biến hóa
uyển chuyển, tạo nên một dòng tem độc đáo lạ lẫm và đầy nghệ thuật khác,
đó là “Tem khối 12 con giáp”. Dòng tem này cũng được phát hành vào dịp
Tết Nguyên Đán, nhưng không chỉ đưa hình ảnh con vật cầm tinh của năm
mới đang đến, mà đưa đủ mặt 12 con giáp (Twelve animalls of the Lunar
New Year Cycle), và con vật cầm tinh của năm mới đang đến sẽ được nhấn
mạnh bằng cách in đậm, hoặc in dập nổi lên. Việt Nam chưa có bộ “tem
khối” hoàn chỉnh để gia nhập vào dòng tem đặc sắc này, nhưng “Tem Tết”
thì đã phát hành quá 12 năm, tức là đã có đủ 12 con giáp xuất hiện trên tem
chào mừng năm mới, tính từ “Tết Quý Dậu” 1993 đến nay. Vậy là Tem Tết
nước ta đã bước sang “vòng giáp thứ 2” phát hành Tem Tết Nguyên Đán, đã
có thêm các bộ Tem Tết ất Dậu 2005, Bính Tuất 2006, Đinh Hợi 2007, Mậu
Tý 2008, và năm Kỷ Sửu 2009 này. Nhưng thật ra, trước năm Quý Dậu
1993, Bưu chính nước ta đã từng có phát hành những bộ Tem Tết để mừng
đón tân niên âm lịch.
Nay nhân năm Kỷ Sửu 2009, chỉ xin nhắc đến các bộ Tem Tết năm Sửu cầm
tinh con Trâu đã được phát hành:
Vào ngày 21 - 1 - 1985, bộ tem “Tết ất Sửu” gồm 2 mẫu cùng khuôn khổ
(KK) 30x35, mang mã số (MS) 1576 và 1577, do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu
thiết kế, được Bưu chính Việt Nam phát hành rộng rãi. Hình ảnh trên cả 2
mẫu tem đều được chọn từ bức tranh nổi tiếng trong bộ tranh “Em bé chăn
Trâu” của làng tranh dân gian Đông Hồ bất hủ. Mẫu MS 1576, giá mặt 3đ có
nền màu hồng, mẫu kia có giá mặt 5đ nền màu cam. Nguyên bản của bộ
tranh dân gian này có 2 bức: Chăn Trâu, thổi sáo và Chăn Trâu, thả diều.
Trên tem là bức tranh Chăn Trâu, thổi sáo, ta thấy được hình ảnh một đứa trẻ
mục đồng đầu trần để vá đang ngồi trên lưng Trâu nâng sáo thổi vi vu. Con
Trâu không hề bị trói buộc bởi dây vàm, đang nghểnh cổ ngóc đầu lên như
đang đồng cảm lắng nghe âm thanh kỳ diệu của cây sáo mà cậu chủ nhỏ
đang say mê trổ tài nghệ. Trên đầu “cậu chủ nhỏ” là một chiếc lá sen được
cường điệu lớn hơn bình thường, như đang hóa thành một chiếc lọng tỏa
bóng râm che mát cho người “nghệ sĩ nhí” dân dã.
Họa sĩ thiết kế tem chỉ mượn hình ảnh để đưa lên cho thích hợp với năm
Sửu, nên chữ viết trên tranh được nhấn mạnh là Tết ất Sửu trong các vòng
tròn, thay thế cho hàng chữ của tranh nguyên bản là “Diệp cái hà thanh
thanh” (tạm hiểu: một chiếc lá sen che trời xanh), cũng có bản khác đề dòng
chữ “ Thiên thanh lộng địch suy” (trời xanh trong tiếng sáo) Trong khi đó,
trên nguyên bản bức “Chăn Trâu, thả diều” cùng bộ tranh dân gian này, thì
dòng chữ đối lại được đề là - nhất tượng phước lộc điền “ (có thể hiểu: một
hình tượng cho niềm hạnh phúc của trần thế, vì chữ “tượng” không thể dịch
là con Trâu hay Voi được!). Về ý nghĩa của bức tranh được mượn đưa lên
tem, nếu ngắm kỹ gẫm sâu, ta có thể thấy được tính minh triết của giáo lý
nhà Phật (Phật Pháp). Trước tiên là tính “Phá Chấp”, do hình ảnh một đứa
trẻ mục đồng mà lại dám an nhiên tự tại ngồi đè lên trên hoa sen, một loài
hoa tượng trưng cho sự thanh khiết thánh thiện mà Phật giáo thường dùng
làm biểu tượng. Kế đến là “Sự Chế ngự Bản Ngã”, do hình ảnh chú bé chăn
trâu đang cưỡi Trâu, mà theo “Thập mục ngưu đồ, (mười bức tranh chăn
trâu) của nhà Thiền thì con Trâu tượng trưng cho “Bản Ngã” , cho “Chân
Tâm” của con người. Sau rốt là “Sự Hòa Nhập của Chân Tính con Người
với Thiên Nhiên và Vũ Trụ”, do toàn cảnh bức tranh thể hiện được rõ nét
một sự khoáng đạt, thanh thoát của tâm hồn. Con Trâu trong tranh đã được
chế ngự, thuần dưỡng, hay nói theo nhà Phật là đã được “cảm hóa giác ngộ”,
nên không còn một sự ràng buộc nào, rất tự do thoải mái, và còn có thể biết
lắng nghe tiếng sáo vi vu tượng trưng cho “Phật Pháp âm ba vi diệu”. ý
tưởng trí tuệ và nhân bản toát lên từ bức tranh dân gian, khiến cho kẻ hậu
sinh phải giật mình mà tôn kính bái phục người xưa uyên thâm quảng bác!
Vì vậy bộ tem “Tết ất Sửu” tuy chất liệu và kỹ thuật in không được tốt, vì
khi ấy đất nước ta đang còn khó khăn gian khổ, nhưng có lẽ chú Trâu trong
tranh cũng rất hãnh diện vì đó là lần đầu tiên gia tộc Trâu xuất hiện trên
“Tem Tết Việt Nam”, mà là Tết của năm cầm tinh con Trâu. Và, người chơi
tem cũng phải “buông xả xuề xòa” mà chấp nhận đón nhận bộ tem này, đưa
vào album sưu tập của mình một cách trân trọng: Bộ tem chào đón Tết
Ngu ...