Danh mục

Thai nghén có nguy cơ cao

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.67 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thai nghén có nguy cơ cao là những trường hợp có nguy cơ đe doạ đến đời sống thai nhi khi còn ở trong buồng tử cung, hoặc là ảnh hưởng đến cuộc sống sau khi sơ sinh ra đời. Trong thai kỳ: thai nhi sống trong tử cung hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Vì vậy tất cả những bệnh tật, biến đổi của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Khái niệm này cũng có nghĩa là nguy cơ cả cho bà mẹ nhưng ta chỉ khu trú những ảnh hưởng, hậu quả của bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thai nghén có nguy cơ cao Thai nghén có nguy cơ cao 1. Đại cương: Thai nghén có nguy cơ cao là những trường hợp có nguy cơ đe doạ đến đời sống thai nhi khi còn ở trong buồng tử cung, hoặc l à ảnh hưởng đến cuộc sống sau khi sơ sinh ra đời. Trong thai kỳ: thai nhi sống trong tử cung hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. Vì vậy tất cả những bệnh tật, biến đổi của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Khái niệm này cũng có nghĩa là nguy cơ cả cho bà mẹ nhưng ta chỉ khu trú những ảnh hưởng, hậu quả của bệnh tật và tai biến cho thai nhi. 2. Các nguyên nhân của thai nghén có nguy cơ cao: 2.1. Nguyên nhân do mẹ: 2.1.1. Các bệnh tật của mẹ: 2.1.1.1. Các bệnh nhiễm khuẩn: - Trong thai kỳ sức đề kháng của cơ thể người mẹ bị giảm sút. Vì vậy khi bị nhiễm khuẩn tình trạng bệnh của bà mẹ thường nặng lên, đồng thời gây nguy cơ cho thai. - Trong thời kỳ sắp xếp tổ chức: các virus cúm, sởi, sốt xuất huyết, Rubeon, vi khuẩn Listeria, ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây những dị dạng thai nhi. Ví dụ. - Trong thời kù hoàn chỉnh tổ chức: lớp hội bào của màng nhau càng ngày càng mỏng, màng ngăn dễ thẩm thấu vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, độc tố, kháng thể dễ dàng qua nhau thai gây bệnh cho thai nhi, thời kỳ này thai không bị dị dạng nhưng thai bị nhiễm bệnh như: viêm gan, viêm não, màng não, viêm hoặcphổi..., các ký sinh trùng sốt rét có thể gây sẩy thai, sanh non có nguy cơ cao sốt rét ác tính cho bà mẹ. 2.1.1.2. Các bệnh gan, mật: Viêm làm chức nănggan do virus rất hay gặp: có thể suy gan cấp, xơ gan dễ tử vong trong cuộc đẻ. Đối vớigan giảm gây chảy máu hôn mê gan thai nhi thường gây dị dạng ở tuần thứ 10 trở lại, gây sẩy thai, các thời kỳ sau dễ sẩy, sanh non, thai chết lưu, cuộc đẻ dễ băng huyết. 2.1.1.3. Các bệnh thận: Viêm thận, viêm mủ bể thận, cao huyết áp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu...nặng lên trong khi có thai và gây nhiều biến cố cho mẹ và thai nhi như: nhau bong non, sản giật. Do quá trình co thắt động mạch, lượng máu cung xơ hoá bánh nhau, thai kém phát triển trong tửcấp cho nhau thai ít cung, thai chết lưu...Vì vậy phải tích cực điều trị đúng và đủ, trường hợp nặng phải đình chỉ thai nghén để cứu mẹ. 2.1.1.4. Các bệnh về tim mạch: Các bệnh tim mắc phải: hẹp val 2 lá, hẹp hở val 2 lá do những thay đổi khi có thai nên bệnh thường nặng lên trong thai kỳ. Việc cung cấp chất dinh dưỡng kém nên thai thường bị suy dinh d ưỡng, do thiếu oxygene...Nếu tiến triển tốt khi sanh phải can thiệp bằng forceps nên rất dễ gây sanh chấn cho thai. - Bà mẹ bị bệnh tim dễ sẩy thai hoặc sanh non. - Nếu tiến triển bệnh tim xấu cho người mẹ thì phải đình chỉ thai nghén tuỳ thuộc giai đoạn của thai kỳ. 2.1.1.5. Các bệnh về máu: Thiếu máu rất phổ biến ở nước ta, có 2 loại chính thường gặp: - Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc do thiếu sắt (Fe). - Thiếu máu hồng cầu to ưu sắc do thiếu acid folicque. Nguyên nhân: do cung cấp không đủ do ăn uống thiếu hoặc do rối loạn hấp thu ở ống tiêu hóa, ở ta thường do suy dinh dưỡng, do giun móc. Hậu quả thường gặp: thai suy dinh dưỡng, kém phát triển, đẻ non, sẩy thai, thai lưu. 2.1.1.6. Các bệnh nội tiết: Đái đường: thường nặng lên khi có thai: đối với thai: dị dạng thai, thai đa ối cấp hoặc mãn, phù nhau thai, thai lưu...Thai của bà mẹ tiểu đường thường to nhưng rất yếu dễ gây đẻ khó trong chuyển dạ. Thời kỳ s ơ sinh dễ nhiễm khuẩn hay tử vong chu sản. 2.1.1.7. Các bệnh Basedow - Addison: Ít gặp nhưng nguy cơ cao cho thai: gây bệnh Down. 2.1.1.8. Các bệnh khác: - Ung thư: tiến triển nhanh trong thai kỳ và cản trở quá trình điều trị nên phải đình chỉ thai nghén tuỳ thuộc vào giai đoạn của K và thai kỳ mà quyết định. - Các bệnh nhiễm độc: như nhiễm độc chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), các thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ, các chất đồng vị phóng xạ; nghiện rượu, thuốc lá thường gây dị dạng thai, sẩy thai, sanh non, thai lưu. - Các bệnh phụ khoa: + Thiểu năng nội tiết (Oestrogene, Progesterone) thường làm cho trứng không làm tổ được và gây sẩy thai. + Các nhiễm khuẩn đường sinh dục: có thể gây viêm màng ối, ối vỡ non, ối vỡ sớm, nhiễm khuẩn ối và thai. + Các dị dạng tử cung: u xơ tử cung, hở eo tử cung làm sẩy thai liên tiếp hoặc đẻ non. Sa sinh dục dễ gây sẩy thai hoặc đẻ non. - Các bệnh về sản khoa: + Đẻ khó do khung chậu, do thai, do phần phụ đều là nguy cơ cao cho thai. + Các thủ thuật trong sản khoa như: forceps, Ventouse nội xoay thai, đại thủ thuật lấy thai ngược...đều đễ gây sang chấn cho thai nhi. + Những phụ nữ có tiền sử sản khoa nặng nề. + Nhiễm độc thai nghén: thường để lại những hậu quả nh ư thai chậm phát triển, sanh non, tiền sản giật, sản giật, nhau bong non có khi gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. 2.1.2. Các bệnh di truyền: Những rối loạn nhiễm sắc thể, như đơn bội thể, tam bội thể thường gây sẩy thai ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuổi của sản phụ cũng liên quan đến các bệnh di truyền: những bà mẹ > 40 tuổi còn sanh đẻ nguy cơ tha ...

Tài liệu được xem nhiều: