Danh mục

Thâm canh lạc vụ thu đông theo phương pháp che phủ nilon

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.75 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ ni lông là tiến bộ khoa học tiên tiến, đã và đang được phát triển mở rộng trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triển trên diện rộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thâm canh lạc vụ thu đông theo phương pháp che phủ nilon Thâm canh lạc vụ thu đông theo phương pháp che phủ nilon Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Áp dụng công nghệ thâm canh cây trồng có che phủ ni lông là tiến bộ khoahọc tiên tiến, đã và đang được phát triển mở rộng trong sản xuất nông nghiệp trênthế giới như ở Trung Quốc, Nhật Bản và ở nước ta đang được chú trọng phát triểntrên diện rộng. Biện pháp có che phủ ni lông đã và đang ứng dụng trên nhiều loạicây trồng như: Cây bông, cây lạc, cây hoa hồng, cây mía... đã góp phần tăng sảnlượng, chất lượng sản phẩm giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị canh tác. Những năm gần đây, Thanh Hoá đã đưa biện pháp che phủ ni lông trongsản xuất thâm canh lạc cả ở vụ xuân và vụ thu đông, cũng như thâm canh cây mạ ởvụ xuân. Năm 2002 toàn tỉnh đã thực hiện thâm canh, nhân nhanh giống Lạc mớibằng che phủ ni lông ở vụ thu đông với qui mô 1.143 tạ/ ha. Năng suất lạc tăng lênvà đạt từ 20 tạ/ ha, điểm cao đạt tới 42 ta/ ha. Đồng thời đã tạo điều kiện mở rộngdiện tích lạc giống mới, năng suất cao ở vụ xuân đạt tới 60% diện tích lạc vụ xuâncủa tỉnh ta. Ưu thế của công nghệ che phủ ni lông là rất lớn. Song mặt hạn chế của nólà tăng chi phí đầu tư ni lông và yêu cầu nguồn vốn đầu tư sản xuất tập trung ngaytừ ban đầu. Do đó, với điều kiện kinh tế cuả đại đa số nông dân là hạn hẹp, hơnnữa là nông dân chưa dám mạnh dạn đầu tư. Mặc dù thực sự áp dụng công nghệnày đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Vụ thu đông năm 2003 toàn tỉnh gieo trồng từ 1.200- 1.500 ha Lạc có chephủ ni lông với năng suất 25 tạ/ ha để có nguồn giống lạc năng suất cao và cho vụxuân 2004 trồng 15.000 - 16.000 ha. Để lạc đạt năng suất cao và thâm canh hiệuquả, các cơ sở và bà con nông dân vùng trồng lạc cần tổ chức sản xuất thâm canhtheo biện pháp che phủ ni lông. Cây lạc vụ thu đông tập trung ở các huyện ven biển, hầu hết là đất cát rấtnghèo dinh dưỡng và là vùng đất thường gặp hạn do không có nguồn nước tưới.Do đó, cần đầu tư vật tư đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật để tăng độ phì, tăng khảnăng chống chịu hạn cho cây. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG THÂM CANH LẠC THU ĐÔNG 1: Chọn đất: Đất thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước. Yêu cầu làm đất: Sạch cỏ dại, đất tơi, phẳng đều ruộng. 2. Thời vụ: Bắt đầu từ 20/ 8 và trong tháng 9 3. Giống lạc: Các giống lạc phổ biến là: MD7, L14, LO8; BG78 Các giống mới cao sản: L16; L17; L18. 4. Phân bón: Lượng đầu tư cho 1 sào (500m2): + Phân chuồng hoai mục: 300- 400 kg + 50 kg phân hữu cơ sinh học. (hoặccó thể: Phân chuồng: 300 kg + 0,5 lít phân qua lá phối trộn bón ngay) +Phân tổng hợp NPK3- 9- 6: 40- 50kg (Phân chuồng + NPK + Hữu cơ sinh học (phân qua lá) trộn đảo đều bón lóttheo rạch 100%). + Vôi bột: 25- 30 kg. Dùng 1/2 bón khi bừa lần cuối. Phần còn lại bón khira hoa rộ. 5. Lên luống: Cày lên luống rộng 1,3m. Tạo mặt luống rộng: 1 m. Độ cao luống: 12- 15cm. + Bổ hốc hay rạch cách nhau 18- 20 cm. Mỗi luống 4 hàng. Bón phân theorạch hay hốc và lấp kín dày 5- 6 cm. Cách mặt luống 3- 4 cm. 6. Kỹ thuật trồng- phủ ni lông: 6.1: Chọn hạt giống mảy, đều hạt, độ nảy mầm cao: Mỗi sào dùng 10 kgLạc vỏ để chọn hạt giống đảm bảo. * Đất đủ ẩm xử lý giống nứt nanh. Đất khô thì không xử lý hạt. 6.2: Gieo trồng: + Mỗi hốc trồng 2 hạt ( Hàng cách hàng và hốc cách hốc là: 12- 20 cm) + Đảm bảo đủ 1m2 có 36- 40 cây lạc khi thu hoạch 6.3: Tạo mặt luống: Sau khi trồng xong phủ kín hạt dày 2- 3 cm và tạophẳng mặt luống. Rảnh luống thoáng, thành luống gọn. 6.4: Phun thuốc trừ cỏ: Sau khi tạo phẳng đều luống tiến hành ngay phunthuốc trừ cỏ phủ đều. 6.5: Phủ ni lông: + Dùng ni lông chuyên dùng: Trắng trong loại khổ 70- 75 cm. Độ dày:0,07mm. Mỗi sào cần từ : 5- 5,5 kg. + Cách phủ: Vét đất ở chân luống ra rảnh và kéo căng ni lông phủ lênluống. Vét đất chận giữ 2 đầu sau đó chận chặt 2 hông luống. 6.6: Đục lỗ ni lông: Tuỳ điều kiện thời tiết, sau 3- 4 ngày lạc bắt đầu mọc.Lạc mọc đến đâu tiến hành đục lỗ ngay đến đó hay dùng dao cắt. 7. Chăm sóc: - Chú trọng bảo vệ ni lông không bị bốc bay. - Chắm dặm những nơi ( hốc) lên 1 cây hay không lên cây nào. Khi chắmhạt giống đã xử lý nứt mầm. - Khi lạc có từ 2,5- 3 lá nên dùng phân bón qua lá kết hợp với thuốc trừ sâuđể phun kích thích đẻ nhánh và phòng sâu ăn lá, trừ dệp. - Giai đoạn lạc ra hoa rộ cần quan tâm bón vôi bột ngay cho lạc để tạo khảnăng hình thành phát triển của củ lạc. Nếu khi ra hoa bói cây lạc phát triển kém nên dùng phân bón qua lá hayphân lân với kali (0,2 kg lân + 0,05 kg kali pha 30 lít nước sạch) để phun đều toànbộ diện tích 8. Thu hoạch: - Khi lạc đạt thời gian từ 100 ngày. Kiểm tra độ chín để xác định thời điểmthu hoạch - Chọn ng ...

Tài liệu được xem nhiều: