Danh mục

Tham gia thị trường quốc tế: Ưu thế, thách thức và giải pháp đối với các DNNVV Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu các ưu thế và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế. Bài viết chỉ ra chín ưu thế đối với các DNNVV trong quá trình quốc tế hóa, bào gồm: vốn đầu tư ban đầu ít, khả năng linh động trong phương thức kinh doanh, khả năng linh động trong thay đổi nguồn nguyên vật liệu, khả năng kinh động trong thay đổi công nghệ, sử dụng ít lao động, ưu đãi của chính phủ, xu hướng toàn cầu hóa, sự khác biệt về văn hóa, và khả năng linh động trong ứng phó với thay đổi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham gia thị trường quốc tế: Ưu thế, thách thức và giải pháp đối với các DNNVV Việt Nam THAM GIA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ: ƯU THẾ, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DNNVV VIỆT NAM PARTICIPATING IN INTERNATIONAL MARKET: ADVANTAGES, CHALLENGES AND SOLUTIONS FOR VIETNAM SMEs. PGS,TS. Nguyễn Hoàng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết nghiên cứu các ưu thế và thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế. Bài viết chỉ ra chín ưu thế đối với các DNNVV trong quá trình quốc tế hóa, bào gồm: (i) vốn đầu tư ban đầu ít, (ii) khả năng linh động trong phương thức kinh doanh, (iii) khả năng linh động trong thay đổi nguồn nguyên vật liệu, (iv) khả năng kinh động trong thay đổi công nghệ, (v) sử dụng ít lao động, (vi) ưu đãi của chính phủ, (vii) xu hướng toàn cầu hóa, (viii) sự khác biệt về văn hóa, và (ix) khả năng linh động trong ứng phó với thay đổi. Ngoài ra, bài viết chỉ ra mười thách thức cơ bản mà DNNVV gặp phải trong quá trình quốc tế hóa, bao gồm: (i) khả năng tài chính, (ii) hàng rào tài chính/thuế quan, (iii) rào cản phi tài chính/phi thuế quan, (iv) chất lượng nguồn nhân lực, (v) trình độ công nghệ, (vi) cạnh tranh, (vii) hiểu biết pháp lý, (viii) kênh phân phối, (ix) sự khác biệt về văn hóa, và (x) nguồn nguyên vật liệu. Các thách thức này đã hạn chế khả năng tiếp cận, đầu tư, và mở rộng của DNNVV khi tham gia thị trường quốc tế. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với các DNNVV và các cơ quan nhà nước khi tham gia thị trường quốc tế trong thời gian tới. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, quá trình quốc tế hóa, thách thức, Việt Nam, thị trường quốc tế. Abstract This paper focuses on the advantages and challenges for Vietnam SMEs when participating in the international market. The research results indicate that there are nine advantages for Vietnam SMEs in the internationalization process, including: (i) limited initial capital, (ii) business mode flexibility, (iii) material flexibility, (iv) technology flexibility, (v) limited labor number, (vi) government incentives, (vii) globalization trend, (viii) cultural difference, and (ix) flexibility in responding to changes. In addition, there are ten challenges faced by Vietnam SMEs in the internationalization process, including: (i) financial capacity, (ii) financial/tariff barriers, (iii) non-financial/non-tariff barriers, (iv) human resource quality, (v) technological level, (vi) competition, (vii) understanding of legal environment, (viii) distribution channel, (ix) differences in culture, and (x) material resources. These challenges have restricted Vietnam SMEs’ accessibility, investment and expansion in the international market. On the research findings, we propose some recommendations to Vietnam SMEs and the State agencies for overcoming these challenges in the coming time. Keywords: Small and medium enterprises (SMEs), internationalization, challenges, Vietnam, international market. 591 1. Mở đầu Đóng vai trò là thành phần kinh tế chủ yếu của hầu hết các quốc gia, DNNVV có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc phát triển DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp lớn, đồng thời duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, trong xu thế quốc tế hóa hiện nay. Bước sang một giai đoạn phát triển mới với tốc độ nhanh chóng và trải rộng trên tất cả các lĩnh vực, hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam đã tạo ra không ít cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu thế, quá trình quốc tế hóa khiến các DNNVV đối mặt với các thách thức cũng như tình thế cạnh tranh khốc liệt hơn, đòi hỏi có sự thay đổi mạnh mẽ từ phía chính phủ và trong chính các DNNVV nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia; thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục. Ngoài ra, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới; và là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế như: Cộng đồng Pháp ngữ (1970), Liên hợp quốc (1977), Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương APEC (1998), Tổ chức thương mại thế giới WTO (2006) … Việc Việt Nam gia nhập các sân chơi chung của thế giới đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực và liên khu vực lên đến cấp độ toàn cầu. Điều này đã tác động không nhỏ tới quá trình quốc tế hóa của DNNVV Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tham gia thị trường quốc tế: ưu thế, thách thức và giải pháp đối với các DNNVV Việt Nam”. Nghiên cứu tập trung tìm kiếm và phân tích các bằng chứng thực nghiệm về các ưu thế, thách thức cũng như thực trạng quá trình quốc tế hóa của DNNVV Việt Nam hiện nay. Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá, bài viết đưa ra giải pháp đối với các DNNVV Việt Nam trong quá trình tham gia thị trường quốc tế. 2. Cơ sở lý luận Tổng quan DNNVV Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về DNNVV tùy thuộc vào một số tiêu chuẩn nhất định như số lao động, doanh thu, vốn sản xuất, lợi nhuận, ... (Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc - UNIDO). Theo nghiên cứu của Wang (2016), DNNVV là loại hình doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, và có số lượng lao động ít. Tại Việt Nam, định nghĩa về DNNVV mới nhất được ghi nhận trong Thông tư 16/2013/TT-BTC ban hành ngày 08/02/2013 của Bộ Tài Chính. Theo đó, DNNVV là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, sử dụng d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: