Danh mục

Tham gia TPP: Thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.05 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam mới đây đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia TPP, Việt Nam có nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, thuận lợi trong tiếp cận thị trường các nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham gia TPP: Thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Ngô Văn Vũ, Lê Thị Thúy Tham gia TPP: Thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam Ngô Văn Vũ * Lê Thị Thúy ** Tóm tắt: Việt Nam mới đây đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia TPP, Việt Nam có nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, thuận lợi trong tiếp cận thị trường các nước… Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: về môi trường pháp lý, thể chế; về cạnh tranh, thương mại hàng hoá; về tài chính ngân hàng; về mở cửa thị trường mua sắm công, v.v.. Tác giả bài viết cho rằng, để chủ động khai thác, tận dụng có hiệu quả lợi ích gia nhập TPP; đồng thời thích ứng và vượt qua những thách thức từ Hiệp định này, Việt Nam cần có các giải pháp mạnh mẽ từ phía Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Từ khóa: Khu vực hóa; toàn cầu hóa; hội nhập quốc tế; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. 1. Mở đầu Tháng 2 năm 2016, TPP chính thức được ký kết giữa 12 nước thành viên, gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, với tổng dân số là 790 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 28.000 tỉ USD, khoảng 40% GDP toàn cầu và 1/3 thương mại thế giới. Theo một nghiên cứu định lượng của Trung tâm Đông - Tây (East-West Center) thì tác động của TPP trong thời gian đầu là tương đối nhỏ, song đến năm 2025, TPP có thể đem lại gia tăng thu nhập cho nền kinh tế toàn cầu lên đến 104 tỷ USD [9]. Đối với Việt Nam, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025 [10]. Khác so với cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký trước đây, TPP có mức độ cam kết mở cửa thị trường cao hơn, đưa ra các tiêu chuẩn toàn diện hơn, cân bằng lợi ích về thương mại hàng hóa, dịch vụ đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và những cam kết về thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công... nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng. TPP được coi là một FTA thế hệ mới, đánh dấu bước quan trọng hướng tới mục tiêu cuối cùng là tự do hóa thương mại và hội nhập trong toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bài viết nêu nội dung cơ bản của TPP, phân tích những thách thức và (*) (*) Tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ĐT: 0912184386. Email: ngovu68@gmail.com. (**) Tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 3 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(101) - 2016 đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam khi gia nhập TPP. 2. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP gồm 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan thương mại. Ngoài phần mở đầu về các điều khoản và định nghĩa chung, phần cuối về các ngoại lệ, các chương quy định cụ thể trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định, những nội dung cơ bản của TPP bao gồm [5, tr.4]: (1) Thương mại hàng hóa: xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp; xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế đối với hàng hóa nông nghiệp; xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp; nâng cao tính minh bạch trong vận hành doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xuất khẩu và trong các hoạt động công nghệ sinh học nông nghiệp. (2) Dệt may: xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may; quy định cụ thể về việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, cũng như từ bên ngoài theo cơ chế “nguồn cung thiếu hụt”. (3) Quy tắc xuất xứ: TPP thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể được hưởng thuế quan ưu đãi giữa các nước thành viên, bảo đảm doanh nghiệp hoạt động dễ dàng xuyên khu vực thông qua một hệ thống chung về chứng minh và kiểm tra xuất xứ hàng hóa TPP. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này (như: chất lượng thực phẩm, an toàn lao động...). (4) Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại: thúc đẩy tạo thuận lợi cho thương mại; nâng cao tính minh bạch trong thủ tục hải quan, xử phạt; cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ thực thi Luật Hải quan. 4 (5) Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS); hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và phòng vệ thương mại: bảo đảm các quy định về SPS, các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra dựa trên căn cứ khoa học, mang tính minh bạch, không phân biệt đối xử, không tạo ra rào cản đối với thương mại. (6) Đầu tư: các cam kết nghĩa vụ dựa trên cơ sở một “danh mục chọn - bỏ”, nghĩa là thị trường các nước mở hoàn toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi có ngoại lệ theo các phụ lục đính kèm. (7) Thương mại dịch vụ qua biên giới; dịch vụ tài chính: không áp dụng hạn chế định lượng đối với việc cung cấp dịch vụ; mở cửa thị trường đầu tư qua biên giới, bảo đảm duy trì quyền quản lý đầy đủ đối với các tổ chức và thị trường tài chính, thực hiện các biện pháp khẩn cấp khi xảy ra khủng hoảng. (8) Viễn thông thương mại điện tử: bảo đảm mạng viễn thông hiệu quả và đáng tin cậy; ngăn chặn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất hoặc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹ thuật số. (9) Mua sắm của chính phủ: mở cửa thị trường mua sắm chính phủ thông qua các quy định công bằng, minh bạch, có thể dự đoán và không phân biệt đối xử. (10) Chính sách cạnh tranh: bảo đảm khung khổ cạnh tranh bình đẳng thông qua yêu cầu duy trì hệ thống luật pháp; cấm những hành vi kinh doanh phi cạnh tranh, gian lận thương mại và lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng...; hợp tác thực thi Luật Cạnh tranh thông qua thông báo, tham vấn hoặc trao đổi thông tin. (11) Doanh nghiệp nhà nước: bảo đảm DNNN hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công; các DNNN hoặc đơn vị độc quyền không có hoạt động phân biệt Ngô Văn Vũ, ...

Tài liệu được xem nhiều: