Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi – Phần 2
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 226.86 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một số phương pháp thăm khám mạch máu khác: Một số phương pháp khác có thể được dùng để thăm khám và đánh giá các tổn thương trong các bệnh mạch máu ngoại vi.1.4.1. Ghi dao động thành mạch: Dùng dao động kế đặt ở vùng có động mạch cần thăm khám để ghi lại hình ảnh các dao động của các động mạch đó. Thường đo ở 1/3 giữa đùi, 1/3 trên và 1/3 dưới cẳng chân. Đo cả hai bên chân để so sánh.Khi động mạch bị hẹp hoặc tắc, biên độ dao động của nó giảm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi – Phần 2 Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi – Phần 2 1.4. Một số phương pháp thăm khám mạch máu khác: Một số phương pháp khác có thể được dùng để thăm khám và đánh giá các tổnthương trong các bệnh mạch máu ngoại vi. 1.4.1. Ghi dao động thành mạch: Dùng dao động kế đặt ở vùng có động mạch cần thăm khám để ghi lại hìnhảnh các dao động của các động mạch đó. Thường đo ở 1/3 giữa đùi, 1/3 trên và 1/3dưới cẳng chân. Đo cả hai bên chân để so sánh. Khi động mạch bị hẹp hoặc tắc, biên độ dao động của nó giảm đi rõ rệt so vớibên lành. 1.4.2. Đo nhiệt độ da: Dùng loại nhiệt kế được thiết kế đặc biệt để đo nhiệt độ da của từng vùng chithể, đo cả hai chi để so sánh. Khi bị hẹp hay tắc động mạch thì có thể thấy nhiệt độ da của vùng chi do độngmạch đó chi phối bị giảm xuống so với bên lành. 1.4.3. Đo trực tiếp áp lực tĩnh mạch chi dưới: Có thể đo trực tiếp áp lực tĩnh mạch sâu ở chân bằng cách đặt thông vào tĩnhmạch ở cổ chân, đo áp lực tĩnh mạch nông ở cổ chân bằng cách đặt thông vào tĩnhmạch nông ở mu chân. Bình thường ở tư thế đứng thì áp lực tĩnh mạch sâu ở cẳng chân l à khoảng100 cm H2O, khi cho vận động thì áp lực này giảm xuống còn 50 - 90% so vớiban đầu trong vòng 9 - 26 giây, khi nghỉ ngơi thì áp lực đó lại trở lại mức banđầu sau 23 - 40 giây. 2. Triệu chứng học. 2.1. Vết thương động mạch: Vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên (do các vật nhọn, đạn, mảnh,đầu xương gãy…) hoặc giập vỡ (do va đập, quệt…). Động mạch có thể bị đứt đôi,giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành. Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấpcứu, cần phải tiến hành nhanh chóng, tuần tự và chính xác. 2.1.1. Tình trạng tại chỗ vết thương: + Vị trí vết thương: - Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương (nếu là vết thương chột thì cần hỏikỹ về cơ chế và tư thế bệnh nhân khi bị thương) để xác định vị trí động mạch cóthể bị tổn thương. - Có khi phải chụp X quang để xác định vị trí dị vật (mảnh đạn...) trong vếtthương hoặc vị trí và hình thái gãy xương, nhằm đánh giá vị trí động mạch có khảnăng bị tổn thương. + Miệng vết thương: - Thường có máu đỏ tươi chảy ra mạnh, có khi thành tia. - Nhiều trường hợp dị vật gây vết thương vẫn nằm tại chỗ và có tác dụng bịttạm thời lỗ vết thương lại. Cần thận trọng khi quyết định rút bỏ dị vậ t ra vì có thểgây chảy máu rất dữ dội qua vết thương. + Phần mềm quanh vùng vết thương: - Thường căng nề nhanh chóng, nhất là khi miệng vết thương bị bịt lại làm chomáu chảy ra tụ lại trong tổ chức quanh vết thương. - Có khi máu chảy ra tạo nên một bọc máu tụ: khám thấy khối máu tụ này nổicăng dưới da, đập nẩy theo nhịp mạch và nghe có tiếng thổi tâm thu. 2.1.2. Vùng chi phía ngoại vi của động mạch bị tổn thương: + Thường có triệu chứng thiếu máu cấp tính: da xanh nhợt, lạnh, mất cảm giác,phù nề tăng dần. Cử động của chi bị hạn chế và có cảm giác đau nhức liên tụctrong chi. + Mạch ngoại vi mất hoặc đập yếu hơn so với bên lành. + Có thể có các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh đi cùng với các mạchmáu của chi bị thương. + Có thể gặp hội chứng chèn ép khoang: xảy ra với các vết thương động mạchtrong đó máu chảy ra bị tụ lại với khối lượng lớn trong các khoang cân cơ, gâychèn ép nặng nề cả mạch máu và thần kinh của chi thể đó, tạo nên hiện tượng“garo trong” làm thiếu máu và hoại tử nhanh chóng vùng chi tổn thương. Thườnggặp hội chứng này trong các tổn thương động mạch ở vùng đùi, khoeo, chày sau,bàn chân… nhất là vùng khoeo và chày sau. Các triệu chứng cơ bản là: - Vùng chi tổn thương căng cứng, rất đau. Cảm giác đau tức tăng lên khi bópvào cơ hoặc làm duỗi căng các cơ của chi tổn thương. - Mất dần cảm giác nông cũng như vận động của chi bị tổn thương. - Da vùng chi tổn thương tím nhợt, lạnh. Có thể có các nốt phỏng nông trên da. - Mạch ngoại vi yếu hoặc mất hẳn. - Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, vùng chi bị tổn thương sẽ bị hoại tửnhanh chóng. 2.1.3. Toàn thân: + Thường có hội chứng mất máu cấp tính: khát nước, hoa mắt, chóng mặt, daniêm mạc nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt... + Trong hội chứng chèn ép khoang, bệnh nhân có thể có tình trạng nhiễm độcnặng do vùng chi tổn thương bị hoại tử. 2.2. Tắc động mạch chi: 2.2.1. Tắc động mạch chi cấp tính: Tắc động mạch chi thường gây ra bởi cục tắc. Cục tắc này có thể là cục máuđông, bóng mỡ, bóng khí, tổ chức cục nghẽn động mạch vỡ ra... di chuyển theodòng máu từ nơi khác đến. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh. Trong trường hợpnặng các tổn thương có thể không hồi phục được sau 4 - 6 giờ, do đó cần phảithăm khám và xử trí nhanh chóng, kịp thời. 2.2.1.1. Triệu c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi – Phần 2 Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi – Phần 2 1.4. Một số phương pháp thăm khám mạch máu khác: Một số phương pháp khác có thể được dùng để thăm khám và đánh giá các tổnthương trong các bệnh mạch máu ngoại vi. 1.4.1. Ghi dao động thành mạch: Dùng dao động kế đặt ở vùng có động mạch cần thăm khám để ghi lại hìnhảnh các dao động của các động mạch đó. Thường đo ở 1/3 giữa đùi, 1/3 trên và 1/3dưới cẳng chân. Đo cả hai bên chân để so sánh. Khi động mạch bị hẹp hoặc tắc, biên độ dao động của nó giảm đi rõ rệt so vớibên lành. 1.4.2. Đo nhiệt độ da: Dùng loại nhiệt kế được thiết kế đặc biệt để đo nhiệt độ da của từng vùng chithể, đo cả hai chi để so sánh. Khi bị hẹp hay tắc động mạch thì có thể thấy nhiệt độ da của vùng chi do độngmạch đó chi phối bị giảm xuống so với bên lành. 1.4.3. Đo trực tiếp áp lực tĩnh mạch chi dưới: Có thể đo trực tiếp áp lực tĩnh mạch sâu ở chân bằng cách đặt thông vào tĩnhmạch ở cổ chân, đo áp lực tĩnh mạch nông ở cổ chân bằng cách đặt thông vào tĩnhmạch nông ở mu chân. Bình thường ở tư thế đứng thì áp lực tĩnh mạch sâu ở cẳng chân l à khoảng100 cm H2O, khi cho vận động thì áp lực này giảm xuống còn 50 - 90% so vớiban đầu trong vòng 9 - 26 giây, khi nghỉ ngơi thì áp lực đó lại trở lại mức banđầu sau 23 - 40 giây. 2. Triệu chứng học. 2.1. Vết thương động mạch: Vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên (do các vật nhọn, đạn, mảnh,đầu xương gãy…) hoặc giập vỡ (do va đập, quệt…). Động mạch có thể bị đứt đôi,giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành. Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấpcứu, cần phải tiến hành nhanh chóng, tuần tự và chính xác. 2.1.1. Tình trạng tại chỗ vết thương: + Vị trí vết thương: - Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương (nếu là vết thương chột thì cần hỏikỹ về cơ chế và tư thế bệnh nhân khi bị thương) để xác định vị trí động mạch cóthể bị tổn thương. - Có khi phải chụp X quang để xác định vị trí dị vật (mảnh đạn...) trong vếtthương hoặc vị trí và hình thái gãy xương, nhằm đánh giá vị trí động mạch có khảnăng bị tổn thương. + Miệng vết thương: - Thường có máu đỏ tươi chảy ra mạnh, có khi thành tia. - Nhiều trường hợp dị vật gây vết thương vẫn nằm tại chỗ và có tác dụng bịttạm thời lỗ vết thương lại. Cần thận trọng khi quyết định rút bỏ dị vậ t ra vì có thểgây chảy máu rất dữ dội qua vết thương. + Phần mềm quanh vùng vết thương: - Thường căng nề nhanh chóng, nhất là khi miệng vết thương bị bịt lại làm chomáu chảy ra tụ lại trong tổ chức quanh vết thương. - Có khi máu chảy ra tạo nên một bọc máu tụ: khám thấy khối máu tụ này nổicăng dưới da, đập nẩy theo nhịp mạch và nghe có tiếng thổi tâm thu. 2.1.2. Vùng chi phía ngoại vi của động mạch bị tổn thương: + Thường có triệu chứng thiếu máu cấp tính: da xanh nhợt, lạnh, mất cảm giác,phù nề tăng dần. Cử động của chi bị hạn chế và có cảm giác đau nhức liên tụctrong chi. + Mạch ngoại vi mất hoặc đập yếu hơn so với bên lành. + Có thể có các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh đi cùng với các mạchmáu của chi bị thương. + Có thể gặp hội chứng chèn ép khoang: xảy ra với các vết thương động mạchtrong đó máu chảy ra bị tụ lại với khối lượng lớn trong các khoang cân cơ, gâychèn ép nặng nề cả mạch máu và thần kinh của chi thể đó, tạo nên hiện tượng“garo trong” làm thiếu máu và hoại tử nhanh chóng vùng chi tổn thương. Thườnggặp hội chứng này trong các tổn thương động mạch ở vùng đùi, khoeo, chày sau,bàn chân… nhất là vùng khoeo và chày sau. Các triệu chứng cơ bản là: - Vùng chi tổn thương căng cứng, rất đau. Cảm giác đau tức tăng lên khi bópvào cơ hoặc làm duỗi căng các cơ của chi tổn thương. - Mất dần cảm giác nông cũng như vận động của chi bị tổn thương. - Da vùng chi tổn thương tím nhợt, lạnh. Có thể có các nốt phỏng nông trên da. - Mạch ngoại vi yếu hoặc mất hẳn. - Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, vùng chi bị tổn thương sẽ bị hoại tửnhanh chóng. 2.1.3. Toàn thân: + Thường có hội chứng mất máu cấp tính: khát nước, hoa mắt, chóng mặt, daniêm mạc nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt... + Trong hội chứng chèn ép khoang, bệnh nhân có thể có tình trạng nhiễm độcnặng do vùng chi tổn thương bị hoại tử. 2.2. Tắc động mạch chi: 2.2.1. Tắc động mạch chi cấp tính: Tắc động mạch chi thường gây ra bởi cục tắc. Cục tắc này có thể là cục máuđông, bóng mỡ, bóng khí, tổ chức cục nghẽn động mạch vỡ ra... di chuyển theodòng máu từ nơi khác đến. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh. Trong trường hợpnặng các tổn thương có thể không hồi phục được sau 4 - 6 giờ, do đó cần phảithăm khám và xử trí nhanh chóng, kịp thời. 2.2.1.1. Triệu c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhTài liệu liên quan:
-
38 trang 170 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 169 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 161 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 156 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 153 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 127 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 110 0 0 -
40 trang 106 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 95 0 0 -
40 trang 70 0 0