Danh mục

Tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong kiểm soát rủi ro hoạt động chứng khoán phái sinh

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 666.46 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong kiểm soát rủi ro hoạt động chứng khoán phái sinh trình bày tổng quan thị trường chứng khoán phái sinh Trung Quốc; Chính sách kiểm soát rủi ro chứng khoán phái sinh; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về kiểm soát rủi ro chứng khoán phái sinh, phát triển bền vững thị trường chứng khoán và phát triển bền vững nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong kiểm soát rủi ro hoạt động chứng khoán phái sinh KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 33. THAM KHẢO KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG KIỂM SOÁT RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ThS. Nguyễn Thị Minh Hằng* Tóm tắt Cho đến đầu năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2020 - 2021 và đầu năm 2022, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phát triển trong bối cảnh mới. Tổng số tài khoản các nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán (CTCK), số dư tiền gửi bình quân của các nhà đầu tư cá nhân tại các CTCK, dư nợ cho vay của các CTCK đối với các nhà đầu tư, doanh số giao dịch trên TTCK cũng tăng lên mức kỷ lục. Quy mô vốn hóa trên TTCK Việt Nam ngày càng lớn. TTCK ngày càng đóng vai trò quan trọng vào huy động vốn cho nền kinh tế và ngày càng đóng vai trò tích cực vào thúc đẩy nền kinh tế bền vững. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, mặc dù TTCK đang trên đà phát triển nhưng còn có những khoảng cách nhất định so với cộng đồng tài chính quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực kiểm soát rủi ro chứng khoán phái sinh còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong kiểm soát rủi ro chứng khoán phái sinh, rút ra bài học cho Việt Nam có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm phát triển bền vững TTCK. Bài viết tập trung vào làm rõ những nội dung này. Từ khóa: Kinh nghiệm Trung Quốc, kiểm soát rủi ro, chứng khoán phái sinh * Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 415 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 1.1. Chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh (CKPS) có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng chung quy lại có thể thấy, thuật ngữ này bao gồm nội hàm sau: Thứ nhất, giá trị của CKPS thay đổi theo sự thay đổi về giá của tài sản cơ sở. CKPS bản thân nó không có giá trị nội tại mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của của tài sản gốc, biến thiên theo sự thay đổi giá trị tài sản gốc. Thứ hai, CKPS không yêu cầu đầu tư ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác. Vì việc thanh toán diễn ra vào thời điểm xác định trong tương lai nên không có sự chuyển giao toàn bộ giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Đặc biệt, đối với các CKPS được niêm yết trên thị trường tập trung, để giao dịch, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ một phần giá trị của CKPS dự kiến giao dịch. Thứ ba, việc mua/bán CKPS được thanh toán vào một ngày trong tương lai được quy định trong hợp đồng phái sinh. Việc thanh toán này có thể được thực hiện hoặc bằng vật chất (Physical Delivery) hoặc bằng tiền (Cash Settlement). Thông thường, với CKPS có tài sản cơ sở là hàng hóa thì việc thanh toán diễn ra bằng việc chuyển giao vật chất. Còn đối với các CKPS có tài sản cơ sở là các công cụ tài chính thì việc thanh toán thường được thực hiện bằng tiền thông qua trung tâm thanh toán bù trừ phái sinh. Tại Việt Nam, theo quy định của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP, CKPS là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. CKPS có dạng hợp đồng tài chính, trong đó quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc/và chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Với những đặc điểm như trên, CKPS có thể nói là một sản phẩm của thị trường tài chính phát triển, mang những đặc tính khác biệt so với các công cụ đầu tư tài chính truyền thống. 1.2. Thị trường chứng khoán phái sinh Ngày nay, thị trường CKPS đã phát triển ở cấp độ cao trên phạm vi rộng và trở thành phân mảng không thể thiếu của thị trường tài chính. Tuy nhiên, dù phát triển ở trình độ cao hay thấp thì bản chất nói chung của thị trường CKPS là nơi diễn ra hoạt động mua và bán, giao dịch các CKPS, là nơi xác lập giá trị của tài sản trao đổi dựa trên quan hệ cung - cầu thị trường. Khác với thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường CKPS không có chức năng huy động vốn cho doanh nghiệp, không thúc đẩy luân chuyển hay phân bổ lại các nguồn vốn trong xã hội mà được hiểu là nơi đóng gói và chuyển giao các khoản rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. Xét về tổ chức hoạt động của thị trường, thị trường CKPS bao gồm: thị trường tập trung là các SGDCK phái sinh (Derivatives exchange) và thị trường phi tập trung (Derivatives over the counter). Trong đó, thị trường CKPS tập trung là thị trường mà các giao dịch được 416 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 thực hiện tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian biểu xác định, các giao dịch được thực hiện theo hình thức hợp đồng được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, ngày giao hàng, địa điểm, phương thức và quy mô. Thị trường CKPS phi tập trung là thị trường mà các nhà kinh doanh không tập trung đưa lệnh mua - bán trên cùng một sàn giao dịch mà được thực hiện theo phương thức thỏa thuận riêng lẻ giữa hai nhà giao dịch hoặc thông qua các các tổ chức tài chính đóng vai trò như một nhà giao dịch. 2. KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT RỦI RO CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CỦA TRUNG QUỐC 2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán phái sinh Trung Quốc 2.1.1. Thị trường chứng khoán phái sinh của Trung Quốc trong giai đoạn 1992 - 1995 Trong những năm 1980, thị trường trái phiếu Chính phủ của Trung Qu ...

Tài liệu được xem nhiều: