Tham vấn học đường tại Việt Nam, định hướng để phát triển
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 461.49 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiện nay tỉ lệ trẻ em chết do những vấn đề trong học đường ngày càng gia tăng, và nó cao đến mức chỉ đứng sau tai nạn giao thông, nó đang trở thành mối bận tâm lớn của toàn xã hội. Nguyên nhân phần lớn chính là do chưa được sự quan tâm đúng mức về công tác hỗ trợ tâm lý học đường. Có thể nói hoạt động tham vấn học đường là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những con người đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Mặc dù đã có những nhận thức nhất định về tầm quan trọng hoạt động của phòng tham vấn học đường tại các trường học tuy nhiên việc tổ chức và triển khai hoạt động của các trường vẫn chưa thực hiện một cách rốt ráo đa phần chỉ là tổ chức, thực hiện một cách hình thức đối phó và không thiết thực. Nội dung bài viết tác giả xin nêu ra một số vấn đề cơ bản để khái quát về thực trạng cũng như tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và tính cấp bách của hoạt động tham vấn để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhất thúc đẩy quá trình hoạt động của công tác tham vấn trong học đường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham vấn học đường tại Việt Nam, định hướng để phát triển KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM, ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN SV: Nguyễn Thị Bé Thảo, Lớp: ĐHCTXH16A GVHD: ThS. Trần Văn Luận Tóm tắt Hiện nay tỉ lệ trẻ em chết do những vấn đề trong học đường ngày càng gia tăng, và nó cao đến mức chỉ đứng sau tai nạn giao thông, nó đang trở thành mối bận tâm lớn của toàn xã hội. Nguyên nhân phần lớn chính là do chưa được sự quan tâm đúng mức về công tác hỗ trợ tâm lý học đường. Có thể nói hoạt động tham vấn học đường là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những con người đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Mặc dù đã có những nhận thức nhất định về tầm quan trọng hoạt động của phòng tham vấn học đường tại các trường học tuy nhiên việc tổ chức và triển khai hoạt động của các trường vẫn chưa thực hiện một cách rốt ráo đa phần chỉ là tổ chức, thực hiện một cách hình thức đối phó và không thiết thực. Nội dung bài viết tác giả xin nêu ra một số vấn đề cơ bản để khái quát về thực trạng cũng như tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và tính cấp bách của hoạt động tham vấn để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhất thúc đẩy quá trình hoạt động của công tác tham vấn trong học đường. 1. Đặt vấn đề Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội bên cạnh những cơ hội là những thách thức. Và thế hệ trẻ Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu khắt khe. Sự đòi hỏi ngày càng cao của nền giáo dục trong nhà trường, sự kỳ vọng quá mức từ các bậc phụ huynh, cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục, các bạn chưa có đủ kỹ năng cho những sức ép, điều này tạo nên căng thẳng trong tâm lý, có người sẽ chọn cách trốn tránh có người sẽ chọn cách đối mặt nhưng dù đi theo hướng nào đi chăng nữa, nếu không gỡ được nút thắt ngay từ đầu thì các bạn dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Trên thực tế không ít những trường hợp các bạn bị những rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm,… hay rối loạn về hành vi như gây rối, bỏ học,… những vấn đề trong học đường ngày càng tăng nhanh, nhu cầu cần được hỗ trợ về mặt tâm lý của các bạn ngày càng nhiều hơn. Một điều chúng ta phải công nhận và đáng thức tỉnh là khi tinh thần không tốt thì kéo theo nhiều hậu quả sau đó, đã bao lần các bạn nghe được những vụ án nghiêm trọng liên quan đến trường học, hình ảnh về một mái trường thân thương mất dần, nếu tiếp tục duy trì thực trạng này tôi tin rằng học đường sẽ trở thành một nổi ám ảnh. Vì vậy nhu cầu được hỗ trợ tinh thần để đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi ngày càng trở nên cấp bách hơn. Theo khảo sát hiện nay thì nước ta đã bắt đầu tiếp cận dần với hoạt động trợ giúp tâm lý trong học đường. Song nó chưa thực sự phổ biến và được chú trọng một cách hợp lý, việc tổ chức còn rời rạc chưa có tính hệ thống cũng như chưa mang tính chuyên nghiệp. Bài viết sẽ là cái nhìn tổng quan để chúng ta thấy được thực trạng của vấn đề hiện nay, tìm hiểu phân tích những nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tham vấn học đường. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm về tham vấn và tham vấn trong học đường 2.1.1. Tham vấn Theo Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Vậy theo Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ xác định rằng quá trình tham vấn được hiểu như là một mối quan hệ tự nguyện giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong mối quan hệ này nhà tham vấn giúp thân chủ tự xác định và tự giải quyết vấn đề của mình. Trang 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Theo tác giả Phan Thị Tuyết Hương tham vấn (tham vấn tâm lý) là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và được pháp luật thừa nhận với những người có khó khăn về mặt tâm lý muốn được giúp đỡ, thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) nhằm giúp họ hiểu, chấp nhận thực tế của mình, tự khơi dậy tiềm năng, nội lực của bản thân họ để họ tự giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình [1, tr23]. Theo tác giả Hoàng Anh Phước tham vấn là một hoạt động trợ giúp dựa trên sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống [7, tr 4]. Sau khi ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tham vấn học đường tại Việt Nam, định hướng để phát triển KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM, ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN SV: Nguyễn Thị Bé Thảo, Lớp: ĐHCTXH16A GVHD: ThS. Trần Văn Luận Tóm tắt Hiện nay tỉ lệ trẻ em chết do những vấn đề trong học đường ngày càng gia tăng, và nó cao đến mức chỉ đứng sau tai nạn giao thông, nó đang trở thành mối bận tâm lớn của toàn xã hội. Nguyên nhân phần lớn chính là do chưa được sự quan tâm đúng mức về công tác hỗ trợ tâm lý học đường. Có thể nói hoạt động tham vấn học đường là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những con người đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Mặc dù đã có những nhận thức nhất định về tầm quan trọng hoạt động của phòng tham vấn học đường tại các trường học tuy nhiên việc tổ chức và triển khai hoạt động của các trường vẫn chưa thực hiện một cách rốt ráo đa phần chỉ là tổ chức, thực hiện một cách hình thức đối phó và không thiết thực. Nội dung bài viết tác giả xin nêu ra một số vấn đề cơ bản để khái quát về thực trạng cũng như tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và tính cấp bách của hoạt động tham vấn để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhất thúc đẩy quá trình hoạt động của công tác tham vấn trong học đường. 1. Đặt vấn đề Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội bên cạnh những cơ hội là những thách thức. Và thế hệ trẻ Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu khắt khe. Sự đòi hỏi ngày càng cao của nền giáo dục trong nhà trường, sự kỳ vọng quá mức từ các bậc phụ huynh, cả những điều bất cập trong thực tiễn giáo dục, các bạn chưa có đủ kỹ năng cho những sức ép, điều này tạo nên căng thẳng trong tâm lý, có người sẽ chọn cách trốn tránh có người sẽ chọn cách đối mặt nhưng dù đi theo hướng nào đi chăng nữa, nếu không gỡ được nút thắt ngay từ đầu thì các bạn dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Trên thực tế không ít những trường hợp các bạn bị những rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm,… hay rối loạn về hành vi như gây rối, bỏ học,… những vấn đề trong học đường ngày càng tăng nhanh, nhu cầu cần được hỗ trợ về mặt tâm lý của các bạn ngày càng nhiều hơn. Một điều chúng ta phải công nhận và đáng thức tỉnh là khi tinh thần không tốt thì kéo theo nhiều hậu quả sau đó, đã bao lần các bạn nghe được những vụ án nghiêm trọng liên quan đến trường học, hình ảnh về một mái trường thân thương mất dần, nếu tiếp tục duy trì thực trạng này tôi tin rằng học đường sẽ trở thành một nổi ám ảnh. Vì vậy nhu cầu được hỗ trợ tinh thần để đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi ngày càng trở nên cấp bách hơn. Theo khảo sát hiện nay thì nước ta đã bắt đầu tiếp cận dần với hoạt động trợ giúp tâm lý trong học đường. Song nó chưa thực sự phổ biến và được chú trọng một cách hợp lý, việc tổ chức còn rời rạc chưa có tính hệ thống cũng như chưa mang tính chuyên nghiệp. Bài viết sẽ là cái nhìn tổng quan để chúng ta thấy được thực trạng của vấn đề hiện nay, tìm hiểu phân tích những nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tham vấn học đường. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm về tham vấn và tham vấn trong học đường 2.1.1. Tham vấn Theo Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Vậy theo Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ xác định rằng quá trình tham vấn được hiểu như là một mối quan hệ tự nguyện giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong mối quan hệ này nhà tham vấn giúp thân chủ tự xác định và tự giải quyết vấn đề của mình. Trang 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Theo tác giả Phan Thị Tuyết Hương tham vấn (tham vấn tâm lý) là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và được pháp luật thừa nhận với những người có khó khăn về mặt tâm lý muốn được giúp đỡ, thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp) nhằm giúp họ hiểu, chấp nhận thực tế của mình, tự khơi dậy tiềm năng, nội lực của bản thân họ để họ tự giải quyết được những khó khăn của chính bản thân mình [1, tr23]. Theo tác giả Hoàng Anh Phước tham vấn là một hoạt động trợ giúp dựa trên sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống [7, tr 4]. Sau khi ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tham vấn học đường Tham vấn học đường tại Việt Nam Định hướng phát triển tham vấn học đường Tham vấn trong học đường Hỗ trợ tâm lý học đườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tâm lý học giáo dục: Phần 2 - Nguyễn Thị Tứ
93 trang 186 4 0 -
5 trang 31 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Tham vấn năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 trang 28 0 0 -
Tham vấn học đường: Nhìn từ góc độ giới
7 trang 24 0 0 -
8 trang 21 0 0
-
Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất, ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài Gòn
9 trang 21 0 0 -
9 trang 21 0 0
-
77 trang 15 0 0
-
Báo cáo Tham vấn học đường - nhìn từ góc độ giới
7 trang 14 0 0 -
24 trang 14 0 0