Danh mục

Thanh Chương trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.20 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều tên đất, tên người đã đi vào lịch sử như những mốc son chói lọi. Thanh Chương là một trong những địa danh đó. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều tên đất, tên người đã đi vào lịch sử như những mốc son chói lọi. Thanh Chương là một trong những địa danh đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh Chương trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Thanh Chương trong cao trào Xô Viết Nghệ TĩnhTrong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều tên đất, tênngười đã đi vào lịch sử như những mốc son chói lọi. Thanh Chương là một trongnhững địa danh đó. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều tên đất,tên người đã đi vào lịch sử như những mốc son chói lọi. Thanh Chương làmột trong những địa danh đó. Rào Cấy - sông Lam chảy qua nhiều huyện, xẻ dọc Thanh Chương tuôn vềbiển cả, đôi bờ sông Lam mịn đất phù sa, mướt ngô, dâu, đậu, lạc,... tạo cho ThanhChương sự trù phú, màu mỡ. Tuy vậy, người dân Thanh Chương phải cật lực mớinuôi nổi mình. Có lẽ vì thế mà thời vua Lê Thánh Tông đã gọi miền đất này làvùng trại, một vùng lưu giữ lịch sử bằng tên nước, tên làng và mang sức vóc củahào khí dân tộc. Thành Lục Niên (xã Thanh Lâm), Khe Hàn, Cồn Kho (xã NgọcSơn) như còn lưu giữ dấu tích đại bản doanh của một vị tướng quan. Ở đó vẫn còndi tích “Hố ông Hêu, lều ông Vịt”. Trong kho tàng sách Hán Nôm có nhiều sách nói về xứ Nghệ hiện còn lưu lạinhư: Thanh Chương huyện chí, Nghệ An ký, Hoan Châu phong thổ thoại, ĐạiViệt sử ký toàn thư... đều gián tiếp hoặc trực tiếp nói đến con người, cảnh vậtThanh Chương. Trong Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch có ghi 2 câu thơ củaNguyễn Thiếp nói về núi Kim Nhan (Thanh Chương) như sau: Thu hết khí anh linh Là núi Thái nhỏ An Nam Và Bùi Dương Lịch họa lại: Xương đá nhiều lần cứng Kim Nhan một khóm xanh Núi cao mạnh thế đất Bút thần điểm sách trời Thiên Nhẫn nắm toàn thể Tam giang tóm địa hình. Qua lời bình của tác giả Nghệ An ký, chúng ta thấy toát lên hình thể sông núirất đặc biệt của vùng đất này. Ở đây, núi non hiểm trở, đặc biệt là vùng giáp ranhgiữa huyện Thanh Chương và Hương Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn. Do vậy,Lê Lợi chọn nơi đây làm căn cứ để chiêu mộ nghĩa quân, xây thành, luyện tập binhsĩ, đến nay, nhiều tên đất, tên làng vẫn còn lưu giữ. Khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, hàng chục người con ưu tú của ThanhChương đã tham gia vào phong trào chống Pháp. Năm 1897, khi tiếng súng CầnVương ở Nghệ Tĩnh đã bị dập tắt, thì ở Đồn Nụ (nay là xã Thanh Xuân) vẫn còndiễn ra những trận chiến đấu cuối cùng do nghĩa quân Phan Đình Phùng thực hiện.Khi Hội Duy tân tiến hành cuộc vận động Đông du, nhiều sĩ phu yêu nước ởThanh Chương được lựa chọn đưa sang Nhật học tập. Cụ Phó bảng Đặng NguyênCẩn và Tú tài Đặng Thúc Hứa (xã Thanh Xuân) đã trở thành những người bạnchiến đấu gần gũi của cụ Phan Bội Châu. Từ năm 1920 trở đi, nhất là từ sau năm 1925, nhiều người con ưu tú của ThanhChương đi theo con đường cách mạng, tham gia phong trào đấu tranh chống thựcdân Pháp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Khi phong trào mới lên, bọn thực dân và phong kiến chủ trương dùng chínhsách “quan nhà trị dân nhà”, chúng điều một số quan lại Nghệ An làm quan nơikhác trở về làm quan ở Nghệ An để dẹp cộng sản, như đưa Phan Sĩ Bàng quêThanh Chương về làm Tri huyện Thanh Chương, đưa Nguyễn Đức Đôn quê NghiLộc về làm Bang tá huyện Nghi Lộc. Nhưng, tất cả những chính sách ấy khôngngăn cản được phong trào cách mạng, ngọn lửa cách mạng vẫn âm ỷ cháy, lúc gặpthời cơ đến thì bùng lên và năm 1930 đã đến: Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên. Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi. Ở thời điểm lịch sử này, chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá vào ViệtNam, nhân dân lao động đã giác ngộ và tự làm chủ vận mệnh của mình theo ngọncờ của Đảng Cộng sản. Họ phấn khởi, hăng hái thực hiện sứ mệnh lịch sử. Đóchính là ngày hội thực sự của quần chúng. Những chiến sỹ cách mạng, họ vừa làngười tuyên truyền giác ngộ quần chúng, vừa là chiến sỹ trên mặt trận đấu tranhlật đổ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới, không có người bóc lộtngười. Đó là cuộc đấu tranh không phải là tự phát mà là tự giác; là bước chuyển rõnhất về mặt tư tưởng trong quần chúng và là bước chuyển có ý nghĩa lịch sử củaquần chúng công nông. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã trở thành cao trào mà đỉnh cao là ở huyệnThanh Chương. Ngày 1-5-1930, ở Thanh Chương đã nổ ra cuộc biểu tình đồng thời với cuộcbiểu tình của công nông Bến Thuỷ. Đó là 100 học sinh tiểu học Pháp - Việt tậptrung mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động rồi tuần hành xung quanh huyện lỵ;3.000 nông dân ở các làng Hạnh Lâm, Đức Nhuận, La Mạc kéo đến phá đồn điềnKý Viễn. Một tháng sau, 3.000 nông dân ở các vùng trong huyện, cùng phụ nữ,học sinh mít tinh biểu tình ở chính sào huyệt chính quyền phong kiến; nêu yêusách, buộc Tri huyện Phan Thanh Kỷ phải yết báo lên trên. Từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1930, toàn huyện đã có 30 cuộc đấu tranh,biểu tình, thị uy đòi chính quyền phong kiến ở huyện phải thả chính trị phạm, xóaán tử hình, giảm sưu thuế, trợ cấp cho những người bị nạn... Ngày 1-9-1930, tại Th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: