Danh mục

Thành công và thất bại của khởi nghiệp: Một số kinh nghiệm nước ngoài và bài học đối với Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 375.74 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu về thành công và thất bại này chủ yếu từ nước ngoài và đây là kinh nghiệm quý báu để Việt Nam tham khảo. Các kinh nghiệm đó cũng cần có điều kiện ràng buộc để có thể thực hiện được.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành công và thất bại của khởi nghiệp: Một số kinh nghiệm nước ngoài và bài học đối với Việt Nam THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA KHỞI NGHIỆP: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TS. Nguyễn Đình Trung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Khởi nghiệp là một công việc phức tạp mà quá trình thực hiện có thể thành công và thất bại. Thị trường ngày càng có tính cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà toàn cầu càng làm gia tăng xác suất xảy ra thành công và thất bại có thể đạt đến tỷ lệ 50/50. Mỗi ngành nghề và đất nước khởi nghiệp đều có thể tổng kết một cách khái quát kinh nghiệm thành công và thất bại. Bên cạnh những biểu hiện có tính đặc thù, chúng vẫn có những điểm tương tự nhau nhất là các quốc gia đều có nền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành khống có sự khác biệt đáng kể. Chính vì thế các kinh nghiệm này có thể được học hỏi lẫn nhau giữa các nước và chúng đóng vai trò định hướng quan trọng về nhận thức và hành động ngay lúc khởi nghiệp cũng như cả giai đoạn sau đó. Các kinh nghiệm này để học hỏi cần được chọn lọc để tránh vận dụng máy móc vào Việt Nam với những đặc thù nhất định trong phát triển. Dưới đây là một số kinh nghiệm khởi nghiệp được các Viện nghiên cứu chuyên về khởi nghiệp tổng kết có tính khái quát, mặc dù không nêu cụ thể từng trường hợp, nhưng các tổng kết này đóng vai trò nhất định trong việc đưa ra đánh giá tổng thể về thành công và thất bại của khởi nghiệp. Năm 2016 được xác định là năm khởi nghiệp của Việt Nam và nằm trong lộ trình xây dựng một chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác các nguồn lực phát triển, giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Từ khóa: Thành công, thất bại, khởi nghiệp, kinh nghiệm nước ngoài, Việt Nam Giới thiệu Khởi nghiệp là việc khởi đầu một sự nghiệp, chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, chính sách và yếu tố thuộc về doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đều có những điểm xuất phát khá tương đồng nhau như thiếu kinh nghiệm, nguồn lực, quan hệ hoặc thiếu quyết tâm vượt qua khó khăn của khởi nghiệp. Khởi nghiệp là một hiện tượng xã hội không mới song những kết quả khởi nghiệp cũng như các khía cạnh khác của khởi nghiệp của mỗi doanh nghiệp, địa phương hoặc quốc gia đều có tính đặc thù. 423 Các quốc gia có môi trường kinh doanh hoàn thiện và ít rủi ro do thay đổi chính sách thường đánh giá thành công hay thất bại trong khởi nghiệp là do quyết định của người khởi nghiệp. Nói cách khác, yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định của khởi nghiệp. Đối với các quốc gia mới khởi nghiệp như Việt Nam, môi trường kinh doanh đang trong quá trình hoàn thiện, chính sách có những thay đổi, chưa hình thành thói quen khởi nghiệp trong công chúng cho nên thành công và thất bại của khởi nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ của sự thay đổi hay điều chỉnh chỉnh sách và chính sách có thể tạo động lực lớn cho khởi nghiệp. Các nghiên cứu về thành công và thất bại của khởi nghiệp để áp dụng vào Việt Nam trong công cuộc khởi nghiệp được hình thành từ năm 2016 chưa có nhiều. Đây là cách thức xem xét tác động của các yếu tố đến bên trong và bên ngoài đến khởi nghiệp bảo đảm khởi nghiệp thành công - vận hành lâu dài, ổn định và có thể quy mô ngày càng mở rộng hoặc thất bại - thu hẹp quy mô, đóng cửa. Múc độ ảnh hưởng của các yếu tố có thể phân loại theo thứ tự từ trên xuống hoặc đánh giá theo tỷ lệ tần suất lặp lại của số khởi nghiệp trả lời câu hỏi. Các bài nghiên cứu về thành công và thất bại này chủ yếu từ nước ngoài và đây là kinh nghiệm quý báu để Việt Nam tham khảo. Các kinh nghiệm đó cũng cần có điều kiện ràng buộc để có thể thực hiện được. Quan niệm về khởi nghiệp Có nhiều quan niệm khác nhau về khởi nghiệp. Theo Neil Blumental, đồng sáng lập và đồng Giám đốc Điều hành Warby Parker thì “khởi nghiệp là một công ty hoạt động để giải quyết vấn đề thiếu giải pháp rõ ràng và thành công không được bảo đảm”. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia “Một công ty khởi nghiệp là một doanh nghiệp mạo hiểm mới nổi, tăng trưởng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua việc phát triển hoặc cung ứng sản phẩm đổi mới sáng tạo, quy trình hoặc dịch vụ. Một khởi nghiệp thường là một công ty có quy mô nhỏ, một quan hệ đối tác hoặc một tổ chức được thiết kế để phát triển nhanh chóng mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng quy mô”1. Tài liệu hướng dẫn khởi nghiệp của Văn phòng Phát triển công nghệ thuộc Đại học Tổng hợp Harvard, mặc dù không đưa ra khái niệm về khởi nghiệp, giải 1 A startup company (startup or start-up) is an entrepreneurial venture which is typically a newly emerged, fast-growing business that aims to meet a ma ...

Tài liệu được xem nhiều: