Danh mục

Thanh hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.44 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích các khía cạnh của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Từ đó tác giả phân tích tình hình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nói riêng của tỉnh Thanh Hóa; nhận định cơ hội và thách thức cũng như chỉ ra những định hướng, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trước thềm hội nhập AEC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEANTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 THANH HÓA TRƢỚC THỀM HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Đỗ Thị Mẫn1 TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích các khía cạnh của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt làhội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Từ đó tác giả phân tích tình hình hội nhập kinhtế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nói riêng của tỉnh Thanh Hóa;nhận định cơ hội và thách thức cũng như chỉ ra những định hướng, chính sách phát triểnkinh tế của tỉnh Thanh Hóa trước thềm hội nhập AEC. Từ khóa: Tỉnh Thanh Hóa, hội nhập, AEC 1. TÍNH TẤT YẾU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC DÂN Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự phát triển vượt bậc của các lực lượng sảnxuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liênkết, hợp tác giữa các quốc gia. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộngthị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, đồngthời tận dụng và khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động và thịtrường); từ đó gia tăng các ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trên trường quốc tế.Song song đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiếntrình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, côngnghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từlợi ích mang tính hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xuthế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới, nó diễn ra ở nhiều cấp độ và ngàycàng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đốivới Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang tính tất yếu, quan điểm này không chỉđi vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta mà nó còn được thểhiện ở những việc làm cụ thể. Chúng ta đã hội nhập kinh tế không chỉ trong khu vực nhưASEAN mà còn hội nhập ra ngoài khu vực như TPP. Hội nhập cũng không bó hẹp ở lĩnhvực kinh tế mà hội nhập cả về chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục; hội nhập không chỉ ởphạm vi quốc gia mà là đi sâu đến từng địa phương, từng con người, hội nhập là xu thếtất yếu của thời đại. 2. AEC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆT NAM 2.1. Điều kiện ra đời của AEC Theo ngân hàng thế giới (WB), để hình thành một tổ chức kinh tế khu vực, các quốcgia thành viên sáng lập cần phải hội đủ một số điều kiện cơ bản như sau: (i) Việc áp dụng1 ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 150 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015cơ chế thị trường đã phát triển và trở thành phổ biến tại mỗi quốc gia; (ii) Có một sức épbên ngoài khu vực đòi hỏi các quốc gia phải có sự phối hợp và thống nhất hành động đểđối phó; (iii) Mức độ phát triển các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đã đạttới cấp độ đòi hỏi phải có sự phối hợp chính sách, điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó; (iv)Phải dựa vào một số nước có trình độ phát triển cao, tiềm lực kinh tế mạnh, thị trường lớnở trong và ngoài khu vực. Trên cơ sở này, xét thấy đầy đủ các điều kiện cần và đủ để thiếtlập một cộng đồng chung cho khu vực, tháng 11 năm 2007, các nhà lãnh đạo 10 nướcthành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN và thông qua lộ trình tổng thể xây dựngCộng đồng kinh tế ASEAN. Lộ trình tổng thể này đã vạch ra một kế hoạch toàn diện, địnhhướng cho việc thành lập AEC. Với mục tiêu và khung thời gian cụ thể nhằm thúc đẩy sựtham gia của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, lộ trình cũng đã xác định đặc trưng vàcác yếu tố chính của AEC như sau: (a) một thị trường đơn nhất, một không gian sản xuấtchung (b) một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao; (c) một khu vực có sự phát triểnkinh tế cân bằng; và (d) một khu vực hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. 2.2. Tiến trình hội nhập AEC của Việt Nam Cộng đồng kinh tế ASEAN là một lựa chọn chính sách mang tầm chiến lược củaASEAN với xuất phát điểm là mong muốn hội nhập kinh tế của mỗi thành viên, trong đócó Việt Nam. Xem xét các điều kiện để hội nhập, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng và tự tin vềtính hiệu quả cao của quá trình tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực. Là thành viên của ASEAN từ năm 1995, Việt Nam tích cực và chủ động tham giacác hoạt động liên kết hợp tác trong khu vực, đóng góp vai trò to lớn trong việc thúc đẩytiến trình phát triển toàn diện của khu vực trên trường quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đãgiảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định thươngmại hàng hóa ASEAN, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Thêm vào đó,Việt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: