Thanh khoản và biến động giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 362.93 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bằng mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model) với dữ liệu bảng không cân, tần suất quý, giai đoạn 2006 đến 2020, nghiên cứu đo lường tác động của thanh khoản ngân hàng và thanh khoản cổ phiếu ngân hàng đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh khoản và biến động giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam THANH KHOẢN VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS.NCS Nguyễn Thị Vạn Hạnh* PGS.TS Võ Văn Dứt** TÓM TẮT Bằng mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model) với dữ liệu bảng không cân, tần suất quý, giai đoạn 2006 đến 2020, nghiên cứu đo lường tác động của thanh khoản ngân hàng và thanh khoản cổ phiếu ngân hàng đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy khe hở tài chính (FGAP) có tác động cùng chiều đến biến động giá cổ phiếu các ngân hàng, khe hở tài chính cao, hay khả năng thanh khoản ngân hàng thấp, giá cổ phiếu ngân hàng biến động lớn. Ngoài ra, quy mô tổng tài sản và sự thay đổi tỷ giá hối đoái là hai nhân tố có tác động ngược chiều đến sự thay đổi giá cổ phiếu các ngân hàng. Nghiên cứu chưa có bằng chứng để kết luận thanh khoản cổ phiếu, dự phòng rủi ro tín dụng và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động đến biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết. Từ khóa: Biến động giá cổ phiếu, Ngân hàng thương mại niêm yết, Thanh khoản cổ phiếu, Thanh khoản ngân hàng. 1. MỞ ĐẦU Trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, cổ phiếu ngành ngân hàng là một trong các loại cổ phiếu thu hút phần lớn các nhà đầu tư, cổ phiếu nhành ngân hàng luôn được nhận định là “cổ phiếu vua” trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua có nhiều biến động, điều này làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, bởi do giá cổ phiếu ngân hàng liên quan trực tiếp đến giá trị thị trường và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Nguyễn Thị Cành và Lê Văn Huy, 2013 nhận định “Sức khỏe” ngành ngân hàng trên thị trường tài chính được phản ánh đầy đủ qua giá của cổ phiếu ngân hàng. Do vậy, nếu ngân hàng hoạt động hiệu quả, có các thông tin tốt về lợi nhuận, kiểm soát hiệu quả các mặt hoạt động như: thanh khoản, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, v.v. sẽ góp phần quan trọng làm cho giá cổ phiếu các ngân hàng ít biến động. * Nghiên cứu sinh Trường Đại học Cần Thơ; Giảng viên Trường Đại học An Giang, VNU HCM. * Trường Đại học Cần Thơ. - 317 Đặc biệt đối với các NHTM niêm yết, vừa tham gia thị trường tiền tệ vừa tham gia thị trường vốn, khả năng thanh khoản của ngân hàng không chỉ được cân đối bằng các chỉ số kế toán mà thanh khoản ngân hàng còn được tài trợ bởi khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng trên TTCK qua các hợp đồng phái sinh hay tín dụng chứng từ. Cũng từ đó, cổ phiếu phân hàng có đặc điểm riêng so với các loại cổ phiếu khác. Giá cổ phiếu ngân hàng vừa chịu tác động của thanh khoản thị trường vừa chịu tác động của thanh khoản ngân hàng. Cho nên, nghiên cứu về thanh khoản và biến động giá cổ phiếu ngân hàng cần phải xem xét cả hai khía cạnh của thanh khoản đó là thanh khoản thị trường và thanh khoản ngân hàng. 2. LƯỢC KHẢO CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Biến động giá cổ phiếu (Stock Price Volatility – SPV) là sự thay đổi, tăng hoặc giảm của giá thông qua xác định khoản cách giữa mức giá cao nhất và thấp nhất của chứng khoán trong một khoản thời gian nhất định (Baskin, 1989). Theo Amihud và Mendelson (1986), đối với các cổ phiếu có thanh khoản kém, nhà đầu tư yêu cầu một phần bù thanh khoản nhất định nhằm có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản mà không bị suy giảm về giá hoặc phát sinh các chi phí chuyển đổi khác, do đó thanh khoản có tác động tiêu cực với lợi nhuận cổ phiếu. Song song với các nghiên cứu về thanh khoản thị trường và biến động giá cổ phiếu, cũng đã có không ít nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng và biến động giá cổ phiếu ngân hàng. Mwaurah và cộng sự (2017) đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa thanh khoản ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu ngân hàng bằng lập luận rằng các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao sẽ thu hút tốt các nhà đầu tư. Tiếp theo đó, Boualam và Anna (2019) cũng cho bằng chứng thực nghiệm tương tự, nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của thanh khoản ngân hàng trong việc định giá tài sản và dự đoán lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng. Đối với cổ phiếu các NHTM, giá cổ phiếu biến động không chỉ do nhân tố thanh khoản cổ phiếu ngân hàng mà còn do khả năng thanh khoản trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng (Rjoub và cộng sự, 2017). Điều này phù hợp với lý thuyết thị trường hiệu quả, giá của cổ phiếu sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến cổ phiếu, các thông tin về cổ phiếu có thể dưới dạng báo cáo tài chính, thông cáo báo chí hoặc thông tin nội bộ. Thanh khoản ngân hàng (FGAP) Thanh khoản là khả năng của ngân hàng đáp ứng nghĩa vụ và tài trợ cho sự gia tăng bất kỳ của tài sản. Thanh khoản ngân hàng cao thể hiện khả năng trả nợ và đáp ứng sự gia tăng về tài sản tốt. Fah và Nasir (2011), điều tra mức độ ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến một số hệ số về thu nhập của các NHTM Trung Quốc. Trong đó, rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Kết quả của nghiên cứu 318 - đã khẳng định rủi ro thanh khoản của ngân hàng là một trong các nhân tố tác động đáng kể đến lợi nhuận cổ phiếu các NHTM Trung Quốc (Fah và Nasir, 2011). Rjoub và cộng sự (2017) nghiên cứu tác động của các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu các NHTM Thổ Nhị Kỳ giai đoạn từ quý 3 năm 1995 đến quý 4 năm 2015. Trong đó, thanh khoản ngân hàng là một trong các biến vi mô thuộc bên trong hoạt động ngân hàng, được đo lường bằng tỷ số giữa tài sản thanh khoản và tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến thanh khoản có dấu âm với biến phụ thuộc giá cổ phiếu, tuy nhiên biến này không có ý nghĩa thốn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh khoản và biến động giá cổ phiếu các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam THANH KHOẢN VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS.NCS Nguyễn Thị Vạn Hạnh* PGS.TS Võ Văn Dứt** TÓM TẮT Bằng mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model) với dữ liệu bảng không cân, tần suất quý, giai đoạn 2006 đến 2020, nghiên cứu đo lường tác động của thanh khoản ngân hàng và thanh khoản cổ phiếu ngân hàng đến sự biến động giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả cho thấy khe hở tài chính (FGAP) có tác động cùng chiều đến biến động giá cổ phiếu các ngân hàng, khe hở tài chính cao, hay khả năng thanh khoản ngân hàng thấp, giá cổ phiếu ngân hàng biến động lớn. Ngoài ra, quy mô tổng tài sản và sự thay đổi tỷ giá hối đoái là hai nhân tố có tác động ngược chiều đến sự thay đổi giá cổ phiếu các ngân hàng. Nghiên cứu chưa có bằng chứng để kết luận thanh khoản cổ phiếu, dự phòng rủi ro tín dụng và tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động đến biến động giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết. Từ khóa: Biến động giá cổ phiếu, Ngân hàng thương mại niêm yết, Thanh khoản cổ phiếu, Thanh khoản ngân hàng. 1. MỞ ĐẦU Trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, cổ phiếu ngành ngân hàng là một trong các loại cổ phiếu thu hút phần lớn các nhà đầu tư, cổ phiếu nhành ngân hàng luôn được nhận định là “cổ phiếu vua” trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua có nhiều biến động, điều này làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, bởi do giá cổ phiếu ngân hàng liên quan trực tiếp đến giá trị thị trường và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Nguyễn Thị Cành và Lê Văn Huy, 2013 nhận định “Sức khỏe” ngành ngân hàng trên thị trường tài chính được phản ánh đầy đủ qua giá của cổ phiếu ngân hàng. Do vậy, nếu ngân hàng hoạt động hiệu quả, có các thông tin tốt về lợi nhuận, kiểm soát hiệu quả các mặt hoạt động như: thanh khoản, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, v.v. sẽ góp phần quan trọng làm cho giá cổ phiếu các ngân hàng ít biến động. * Nghiên cứu sinh Trường Đại học Cần Thơ; Giảng viên Trường Đại học An Giang, VNU HCM. * Trường Đại học Cần Thơ. - 317 Đặc biệt đối với các NHTM niêm yết, vừa tham gia thị trường tiền tệ vừa tham gia thị trường vốn, khả năng thanh khoản của ngân hàng không chỉ được cân đối bằng các chỉ số kế toán mà thanh khoản ngân hàng còn được tài trợ bởi khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng trên TTCK qua các hợp đồng phái sinh hay tín dụng chứng từ. Cũng từ đó, cổ phiếu phân hàng có đặc điểm riêng so với các loại cổ phiếu khác. Giá cổ phiếu ngân hàng vừa chịu tác động của thanh khoản thị trường vừa chịu tác động của thanh khoản ngân hàng. Cho nên, nghiên cứu về thanh khoản và biến động giá cổ phiếu ngân hàng cần phải xem xét cả hai khía cạnh của thanh khoản đó là thanh khoản thị trường và thanh khoản ngân hàng. 2. LƯỢC KHẢO CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Biến động giá cổ phiếu (Stock Price Volatility – SPV) là sự thay đổi, tăng hoặc giảm của giá thông qua xác định khoản cách giữa mức giá cao nhất và thấp nhất của chứng khoán trong một khoản thời gian nhất định (Baskin, 1989). Theo Amihud và Mendelson (1986), đối với các cổ phiếu có thanh khoản kém, nhà đầu tư yêu cầu một phần bù thanh khoản nhất định nhằm có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản mà không bị suy giảm về giá hoặc phát sinh các chi phí chuyển đổi khác, do đó thanh khoản có tác động tiêu cực với lợi nhuận cổ phiếu. Song song với các nghiên cứu về thanh khoản thị trường và biến động giá cổ phiếu, cũng đã có không ít nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng và biến động giá cổ phiếu ngân hàng. Mwaurah và cộng sự (2017) đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa thanh khoản ngân hàng và lợi nhuận của cổ phiếu ngân hàng bằng lập luận rằng các ngân hàng có khả năng thanh khoản cao sẽ thu hút tốt các nhà đầu tư. Tiếp theo đó, Boualam và Anna (2019) cũng cho bằng chứng thực nghiệm tương tự, nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của thanh khoản ngân hàng trong việc định giá tài sản và dự đoán lợi nhuận cổ phiếu ngân hàng. Đối với cổ phiếu các NHTM, giá cổ phiếu biến động không chỉ do nhân tố thanh khoản cổ phiếu ngân hàng mà còn do khả năng thanh khoản trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng (Rjoub và cộng sự, 2017). Điều này phù hợp với lý thuyết thị trường hiệu quả, giá của cổ phiếu sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến cổ phiếu, các thông tin về cổ phiếu có thể dưới dạng báo cáo tài chính, thông cáo báo chí hoặc thông tin nội bộ. Thanh khoản ngân hàng (FGAP) Thanh khoản là khả năng của ngân hàng đáp ứng nghĩa vụ và tài trợ cho sự gia tăng bất kỳ của tài sản. Thanh khoản ngân hàng cao thể hiện khả năng trả nợ và đáp ứng sự gia tăng về tài sản tốt. Fah và Nasir (2011), điều tra mức độ ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến một số hệ số về thu nhập của các NHTM Trung Quốc. Trong đó, rủi ro tài chính bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Kết quả của nghiên cứu 318 - đã khẳng định rủi ro thanh khoản của ngân hàng là một trong các nhân tố tác động đáng kể đến lợi nhuận cổ phiếu các NHTM Trung Quốc (Fah và Nasir, 2011). Rjoub và cộng sự (2017) nghiên cứu tác động của các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ mô đến giá cổ phiếu các NHTM Thổ Nhị Kỳ giai đoạn từ quý 3 năm 1995 đến quý 4 năm 2015. Trong đó, thanh khoản ngân hàng là một trong các biến vi mô thuộc bên trong hoạt động ngân hàng, được đo lường bằng tỷ số giữa tài sản thanh khoản và tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến thanh khoản có dấu âm với biến phụ thuộc giá cổ phiếu, tuy nhiên biến này không có ý nghĩa thốn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến động giá cổ phiếu Ngân hàng thương mại niêm yết Thanh khoản cổ phiếu Thanh khoản ngân hàng Cổ phiếu ngành ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 215 0 0
-
112 trang 105 0 0
-
Ảnh hưởng đến cổ đông khi doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện đúng thông báo mua lại cổ phiếu
21 trang 53 0 0 -
8 trang 41 0 0
-
Sự biến động giá cổ phiếu của các công ty thâu tóm ở Việt Nam
13 trang 36 0 0 -
13 trang 30 0 0
-
14 trang 26 0 0
-
Nhân tố ảnh hưởng tới biến động giá cổ phiếu ở các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
4 trang 25 0 0 -
11 trang 25 0 0
-
Vai trò của nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
13 trang 25 0 0