Danh mục

Thành lập Atlat giáo khoa Địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học địa lí địa phương

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.60 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang được tiến hành theo các bước: Xác định mục đích thành lập, xây dựng bố cục Atlat, đánh giá nguồn tư liệu, xây dựng hệ thống nội dung cho từng bản đồ, từng trang của tập Atlat, thiết kế hệ thống kí hiệu, mã hóa các nội dung bằng ngôn ngữ bản đồ, sau đó tiến hành chồng xếp các lớp thông tin và biên tập từng bản đồ, kiểm tra sự thống nhất giữa các trang bản đồ để biên tập tổng thể toàn tập Atlat.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành lập Atlat giáo khoa Địa lí tỉnh Hà Giang phục vụ dạy và học địa lí địa phươngHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 8, pp. 47-55This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2018-0148THÀNH LẬP ATLAT GIÁO KHOA ĐỊA LÍ TỈNH HÀ GIANGPHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNGPhàn Mùi Sếnh và Nguyễn Ngọc ÁnhKhoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Nhằm góp phần đầy mạnh công cuộc đổi mới của giáo dục với định hướng nâng caonăng lực của người học, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống các bản đồ vớinội dung phản ánh hoàn chỉnh từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đếnkinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang, hệ thống số liệu, tài liệu, thông tin tri thức được cập nhậtđến năm 2016. Quá trình thành lập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang được tiến hành theocác bước: xác định mục đích thành lập, xây dựng bố cục Atlat, đánh giá nguồn tư liệu, xâydựng hệ thống nội dung cho từng bản đồ, từng trang của tập Atlat, thiết kế hệ thống kí hiệu,mã hóa các nội dung bằng ngôn ngữ bản đồ, sau đó tiến hành chồng xếp các lớp thông tin vàbiên tập từng bản đồ, kiểm tra sự thống nhất giữa các trang bản đồ để biên tập tổng thể toàntập Atlat. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành rà soát nội dung và chương trình dạy học Địa lí ởcác trường phổ thông, đối chiếu và so sánh với nội dung của tập Atlat nhằm tạo nên sự thốngnhất cao của sản phẩm khoa học, phục vụ đắc lực cho việc dạy học địa lí địa phương tại cáctrường phổ thông, đặc biệt là chương trình địa lí lớp 9 tại tỉnh Hà Giang.Từ khóa: thành lập bản đồ, bản đồ giáo khoa, Atlat giáo khoa, hệ thông tin địa lí, dạy học địalí, địa lí địa phương, Hà Giang.1.Mở đầuĐổi mới giáo dục chuyển đổi từ dạy học tích cực chú trọng đến kiến thức sang dạy học chútrọng đến rèn luyện năng lực của người học. Năng lực sử dụng và khai thác thông tin từ bản đồnhằm hình thành tư duy không gian cho người học - một trong những khả năng tư duy quan trọng vàcần thiết đối với mỗi học sinh. Tư duy không gian tốt sẽ giúp học sinh ghi nhớ tri thức tốt, sáng tạohơn và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách dễ dàng. Để có được những năng lực trên, họcsinh và giáo viên địa lí cần được trang bị và phải sử dụng thật linh hoạt và thường xuyên hệ thốngbản đồ giáo khoa trong dạy học. Các bản đồ giáo khoa được thành lập phản ánh tổng hợp và toàndiện về một địa phương được gọi là Atlat giáo khoa địa lí địa phương. Các tập Atlat giáo khoa nàyluôn được trú trọng và được coi như một công cụ cần thiết và quan trọng trong dạy học địa lí địaphương ở mỗi tỉnh trong cả nước. Nhận thấy tầm quan trọng của tập Atlat địa lí địa phương và nhucầu cấp thiết của đội ngũ giáo viên và học sinh ở Hà Giang, nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứuxây dựng tập Atlat địa lí tỉnh Hà Giang, với số lượng 12 trang bản đồ và 3 trang hình ảnh đặc trưngvề tự nhiên, danh thắng, văn hóa … của tỉnh. Các bản đồ được thiết kế trên khổ giấy A3 thể hiện đầyđủ những nội dung cơ bản nhất về các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh HàGiang. Nội dung Atlat phù hợp nội dung trong sách giáo khoa Địa lí chuẩn cấp THCS và THPT, đặcbiệt là lớp 9. Đây là nguồn tài liệu hữu dụng phục vụ đắc lực cho giảng dạy và học tập môn Địa líđịa phương trong chương trình lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Hà Giang.Ngày nhận bài: 19/4/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 20/8/2018.Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Ánh. Địa chỉ e-mail: anh.hnue@gmail.com47Phàn Mùi Sếnh và Nguyễn Ngọc Ánh2.Nội dung nghiên cứu2.1. Phương pháp nghiênĐề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lí như: Phươngpháp thu thập thông tin, khảo sát thực địa, phân loại, so sánh, phân tích và đánh giá thông tin, tổnghợp thông tin. Trong suốt quá trình nghiên cứu đảm bảo thống nhất các quan điểm như: quan điểmvề lãnh thổ, quan điểm lịch sử phát triển, quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lí, quan điểmphát triển bền vững.Đề tài ứng dụng linh hoạt công nghệ GIS với các phần mềm chuyên dụng tiến hành từ: địnhdạng cơ sở dữ liệu cho các bản đồ, mã hóa thông tin theo các lớp chuyên đề, đồng bộ cơ sở dữ liệutrong công nghệ GIS, xây dựng hệ thống nội dung cho các bản đồ và cho cả tập Atlat, xây dựngcác bản đồ chuyên đề, chồng xếp các lớp thông tin, biên tập bản đồ, biên tập Atlat… cho đến đónggói cơ sở dữ liệu, xuất và in ấn bản đồ. Quá trình nghiên cứu này luôn đòi hỏi sự chính xác, khoahọc, cũng như yêu cầu cần hiểu kĩ các tính năng và sử dụng thông thạo các ứng dụng trong GIS.2.2. Tư liệu và dữ liệu thành lập Atlat Địa lí tỉnh Hà Giang- Nguồn tư liệu không gian số của bản đồ được thu thập phục vụ cho công tác thành lập Atlatđược cung cấp từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang.Nguồn số liệu thống kê được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê, Cục thống kê tỉnh Hà Giang, vàphòng thống kê của các huyện trong tỉnh Hà Giang. Đề tài còn có được các báo cáo tổng thể vềkinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang qua các năm 2015, 2016. Bên cạnh đó đề tài tham khảo một sốluận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo khoa học nói về Hà Giang. Các nguồn tư liệu đượcnhận định là có độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu thành lập của Atlat.- Bên cạnh đó là nội dung các cuốn sách giáo khoa địa lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tậpchuẩn chương trình đào tạo môn địa lí của các cấp học, hớp học mới được phê chuẩn. Khungchương trình đào tạo của Bộ. Các nguồn tài liệu có độ tin cậy cao.- Trong quá trình thiết kế tập biên tập Tập Atlat giáo khoa địa lí tỉnh Hà Giang, phần mềmđược sử dụng chủ yếu là MapInfo. Ngoài ra, còn sử dụng kết hợp các phần mềm trong công nghệGIS khác như: ArcMap, Erdas Imagine để hỗ trợ trong việc xử lí thông tin và thành lập bản đồ.2.3. Kết quả nghiên cứu2.3.1. Các kết quả chung- Atlat giáo khoa là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí, có tính logic, thống nhất caogiữa các trang bản đồ. Qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: