Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 1: 100.000
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 467.07 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đề cập đến qui trình thành lập bản đồ sinh khí hậu với những nguyên tắc, hệ thống các chỉ tiêu liên quan chủ yếu đến nhiệt - ẩm mang tính đặc thù riêng. Kết quả nghiên cứu đã phân chia trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai có 35 khoanh vi của 15 loại sinh khí hậu. Trong tổng số 15 loại sinh khí hậu, có 8 loại được lặp lại nhiều lần trên lãnh thổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 1:100.000 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 ĐỖ THỊ THU LƢƠNG - LÊ NĂM GV Khoa Địa lý, Trường ĐHSP Huế Tóm tắt: Bài báo đề cập đến qui trình thành lập bản đồ sinh khí hậu với những nguyên tắc, hệ thống các chỉ tiêu liên quan chủ yếu đến nhiệt - ẩm mang tính đặc thù riêng. Kết quả nghiên cứu đã phân chia trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai có 35 khoanh vi của 15 loại sinh khí hậu. Trong tổng số 15 loại sinh khí hậu, có 8 loại được lặp lại nhiều lần trên lãnh thổ. Sự phân chia các đơn vị sinh khí hậu này giúp cho các nhà quy hoạch có những giải pháp góp phần định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ tỉnh Đồng Nai theo quan điểm phát triển bền vững. Từ khóa: Sinh khí hậu, bản đồ sinh khí hậu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu sinh khí hậu và thành lập bản đồ các kiểu loại sinh khí hậu là một bước cụ thể hóa các kết quả của địa lý học ứng dụng. Trong những năm gần đây, với chiến lược sử dụng hợp lý lãnh thổ, nhiều công trình nghiên cứu sinh khí hậu phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở phạm vi toàn quốc cũng như ở các khu vực khác nhau [6], [8], [9], [10]. Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã chứng tỏ tính ứng dụng thực tiễn của khí hậu học. Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Đồng Nai có diện tích tự nhiên tương đối lớn: 5.907,24 km2, nên khí hậu của tỉnh có sự phân hoá đa dạng và phức tạp theo không gian đã tạo nên nhiều dạng tiềm năng sinh thái cho phát triển nhiều loại hình sử dụng, nhất là trong sản xuất nông lâm-nghiệp. Vì vậy, việc thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch tổ chức phát triển sản xuất theo lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu sinh khí hậu [8], [9], [10], trên cơ sở xem xét mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện khí hậu và điều kiện sinh thái phát sinh của thảm thực vật tự nhiên, việc thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai dựa trên những nguyên tắc sau: - Bản đồ sinh khí hậu trước hết phải phản ánh được đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, thể hiện được bản chất phân hoá và đặc điểm của vùng lãnh thổ nghiên cứu. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 140-146 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 141 - Bản đồ sinh khí hậu phải phản ánh được đặc điểm sinh thái của kiểu thảm thực vật có trên lãnh thổ nghiên cứu. - Bản đồ sinh khí hậu phải phản ánh được nhu cầu phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp và quy hoạch vùng lãnh thổ nghiên cứu. 2.2. Hệ chỉ tiêu bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai 2.2.1. Nguồn tài liệu Tham khảo các công trình nghiên cứu về sinh khí hậu [3], [4], [8], [9], [10]; để thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã sử dụng các số liệu thống kê của nhiều năm (gần 20 năm) của các trạm quan trắc khí tượng - thủy văn: La Ngà, Trị An, Long Khánh, Biên Hòa và các trạm đo mưa trên toàn tỉnh: Long Thành, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cữu, Tân Phú. Các bản đồ nền địa hình, nhiệt, mưa, ẩm (tỉ lệ 1:100.000) do Sở Khoa học Công nghệ và các trạm khí tượng tỉnh Đồng Nai cung cấp [1], [5]. Xét về tính đặc trưng và đại diện của hệ thống số liệu cho thấy mạng lưới đài, trạm khí tượng - thuỷ văn, các trạm đo mưa phân bố khá đồng đều theo không gian của tỉnh và ở những độ cao địa hình khác nhau là những cơ sở cần thiết cho việc phân tích, nội suy và ngoại suy số liệu từ đó xây dựng bản đồ một cách khoa học, chính xác. 2.2.2. Hệ chỉ tiêu của bản đồ sinh khí hậu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích chuỗi số liệu qua nhiều năm về các yếu tố khí tượng khí hậu tỉnh Đồng Nai, chúng tôi chọn hệ chỉ tiêu nhiệt và mưa ẩm như sau: - Hệ chỉ tiêu nhiệt: Trên cơ sở nghiên cứu sự phân hoá nhiệt độ của khu vực, nền nhiệt của tỉnh Đồng Nai được chia thành nhiệt độ trung bình năm và độ dài mùa lạnh. + Nhiệt độ trung bình năm, phân thành 3 cấp: I. Rất nóng: T năm > 260C, tương đương với tổng nhiệt độ năm > 85000C. II. Nóng: T năm ≥ 240C - 260C, tương đương với tổng nhiệt độ năm 7300 - 85000C. III. Hơi nóng: T năm ≥ 220C - < 240C tương đương với tổng nhiệt độ năm 6500 - < 73000C. - Hệ chỉ tiêu mưa ẩm: Chế độ mưa ẩm của lãnh thổ được xây dựng với một phức hệ chỉ tiêu bao gồm tổng lượng mưa năm (Rnăm) và độ dài mùa khô (n). + Tổng lượng mưa năm: A. Mưa rất nhiều: Rnăm > 2600mm/năm. B. Mưa nhiều: 2200mm < Rnăm ≤ 2600mm/năm. C. Mưa trung bình: Rnăm < 2200mm/năm. + Độ dài mùa khô được tính bằng số tháng khô, phân thành 3 cấp: ĐỖ THỊ THU LƢƠNG – LÊ NĂM 142 a. Mùa khô trung bình: n = 2 - 3 tháng. b. Mùa khô dài: n = 4 - 5 tháng c. Mùa khô rất dài: n ≥ 6 tháng 2.2.3. Chú giải các đơn vị sinh khí hậu trên bản đồ T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ 1:100.000 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 ĐỖ THỊ THU LƢƠNG - LÊ NĂM GV Khoa Địa lý, Trường ĐHSP Huế Tóm tắt: Bài báo đề cập đến qui trình thành lập bản đồ sinh khí hậu với những nguyên tắc, hệ thống các chỉ tiêu liên quan chủ yếu đến nhiệt - ẩm mang tính đặc thù riêng. Kết quả nghiên cứu đã phân chia trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai có 35 khoanh vi của 15 loại sinh khí hậu. Trong tổng số 15 loại sinh khí hậu, có 8 loại được lặp lại nhiều lần trên lãnh thổ. Sự phân chia các đơn vị sinh khí hậu này giúp cho các nhà quy hoạch có những giải pháp góp phần định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ tỉnh Đồng Nai theo quan điểm phát triển bền vững. Từ khóa: Sinh khí hậu, bản đồ sinh khí hậu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu sinh khí hậu và thành lập bản đồ các kiểu loại sinh khí hậu là một bước cụ thể hóa các kết quả của địa lý học ứng dụng. Trong những năm gần đây, với chiến lược sử dụng hợp lý lãnh thổ, nhiều công trình nghiên cứu sinh khí hậu phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở phạm vi toàn quốc cũng như ở các khu vực khác nhau [6], [8], [9], [10]. Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã chứng tỏ tính ứng dụng thực tiễn của khí hậu học. Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Đồng Nai có diện tích tự nhiên tương đối lớn: 5.907,24 km2, nên khí hậu của tỉnh có sự phân hoá đa dạng và phức tạp theo không gian đã tạo nên nhiều dạng tiềm năng sinh thái cho phát triển nhiều loại hình sử dụng, nhất là trong sản xuất nông lâm-nghiệp. Vì vậy, việc thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch tổ chức phát triển sản xuất theo lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI 2.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu sinh khí hậu [8], [9], [10], trên cơ sở xem xét mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện khí hậu và điều kiện sinh thái phát sinh của thảm thực vật tự nhiên, việc thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai dựa trên những nguyên tắc sau: - Bản đồ sinh khí hậu trước hết phải phản ánh được đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, thể hiện được bản chất phân hoá và đặc điểm của vùng lãnh thổ nghiên cứu. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 140-146 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SINH KHÍ HẬU TỈNH ĐỒNG NAI, TỈ LỆ 1:100.000 141 - Bản đồ sinh khí hậu phải phản ánh được đặc điểm sinh thái của kiểu thảm thực vật có trên lãnh thổ nghiên cứu. - Bản đồ sinh khí hậu phải phản ánh được nhu cầu phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp và quy hoạch vùng lãnh thổ nghiên cứu. 2.2. Hệ chỉ tiêu bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai 2.2.1. Nguồn tài liệu Tham khảo các công trình nghiên cứu về sinh khí hậu [3], [4], [8], [9], [10]; để thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã sử dụng các số liệu thống kê của nhiều năm (gần 20 năm) của các trạm quan trắc khí tượng - thủy văn: La Ngà, Trị An, Long Khánh, Biên Hòa và các trạm đo mưa trên toàn tỉnh: Long Thành, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cữu, Tân Phú. Các bản đồ nền địa hình, nhiệt, mưa, ẩm (tỉ lệ 1:100.000) do Sở Khoa học Công nghệ và các trạm khí tượng tỉnh Đồng Nai cung cấp [1], [5]. Xét về tính đặc trưng và đại diện của hệ thống số liệu cho thấy mạng lưới đài, trạm khí tượng - thuỷ văn, các trạm đo mưa phân bố khá đồng đều theo không gian của tỉnh và ở những độ cao địa hình khác nhau là những cơ sở cần thiết cho việc phân tích, nội suy và ngoại suy số liệu từ đó xây dựng bản đồ một cách khoa học, chính xác. 2.2.2. Hệ chỉ tiêu của bản đồ sinh khí hậu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích chuỗi số liệu qua nhiều năm về các yếu tố khí tượng khí hậu tỉnh Đồng Nai, chúng tôi chọn hệ chỉ tiêu nhiệt và mưa ẩm như sau: - Hệ chỉ tiêu nhiệt: Trên cơ sở nghiên cứu sự phân hoá nhiệt độ của khu vực, nền nhiệt của tỉnh Đồng Nai được chia thành nhiệt độ trung bình năm và độ dài mùa lạnh. + Nhiệt độ trung bình năm, phân thành 3 cấp: I. Rất nóng: T năm > 260C, tương đương với tổng nhiệt độ năm > 85000C. II. Nóng: T năm ≥ 240C - 260C, tương đương với tổng nhiệt độ năm 7300 - 85000C. III. Hơi nóng: T năm ≥ 220C - < 240C tương đương với tổng nhiệt độ năm 6500 - < 73000C. - Hệ chỉ tiêu mưa ẩm: Chế độ mưa ẩm của lãnh thổ được xây dựng với một phức hệ chỉ tiêu bao gồm tổng lượng mưa năm (Rnăm) và độ dài mùa khô (n). + Tổng lượng mưa năm: A. Mưa rất nhiều: Rnăm > 2600mm/năm. B. Mưa nhiều: 2200mm < Rnăm ≤ 2600mm/năm. C. Mưa trung bình: Rnăm < 2200mm/năm. + Độ dài mùa khô được tính bằng số tháng khô, phân thành 3 cấp: ĐỖ THỊ THU LƢƠNG – LÊ NĂM 142 a. Mùa khô trung bình: n = 2 - 3 tháng. b. Mùa khô dài: n = 4 - 5 tháng c. Mùa khô rất dài: n ≥ 6 tháng 2.2.3. Chú giải các đơn vị sinh khí hậu trên bản đồ T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thành lập bản đồ sinh khí Thành lập bản đồ Khí hậu tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai Tỉ lệ 1:100.000Gợi ý tài liệu liên quan:
-
0 trang 184 0 0
-
27 trang 50 0 0
-
111 trang 37 0 0
-
Kỹ thuật nâng cao tìm sửa lỗi trong bài toán tạo vùng phục vụ công tác biên tập bản đồ
6 trang 28 0 0 -
14 trang 26 0 0
-
Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND
2 trang 25 0 0 -
Đồ án môn học thành lập bản đồ địa chính
12 trang 23 0 0 -
6 trang 23 0 0
-
89 trang 23 0 0
-
10 trang 23 0 0