Thành phần loài cá phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long được lưu trữ tại Bảo tàng Thuỷ sinh vật -Trường Đại học Nha Trang
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.69 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiện nay, Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang thu và lưu giữ được 18 loài cá thuộc 9 họ nằm trong 5 bộ cá khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, bộ cá vược [Perciformes] có số lượng loài nhiều nhất gồm 7 loài (chiếm 38.89%), bộ cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (chiếm 27.78%), bộ cá chép [Cypriniformes] (chiếm 16.67%), chúng đều là loài cá có sản lượng đánh bắt lớn và đem lại giá trị kinh tế cao, có 2 loài quý hiếm đang bị đe dọa, có trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ đó là cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850). Đặc biệt họ cá Pangasiidae trong bộ cá da trơn có 2 loài cá tra và cá ba sa được nuôi thương phẩm với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu thủy sản, là họ cá kinh tế trong khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài cá phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long được lưu trữ tại Bảo tàng Thuỷ sinh vật -Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ PHÂN BỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG THỦY SINH VẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG FISH SPECIES COMPOSITION IN MEKONG DELTA AT MUSEUM OF AQUATIC CREATURES OF NHA TRANG UNIVERSITY Nguyễn Thị Thúy1, Trương Thị Bích Hồng2 Ngày nhận bài: 17/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Hiện nay, Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang thu và lưu giữ được 18 loài cá thuộc 9 họ nằm trong 5 bộ cá khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, bộ cá vược [Perciformes] có số lượng loài nhiều nhất gồm 7 loài (chiếm 38.89%), bộ cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (chiếm 27.78%), bộ cá chép [Cypriniformes] (chiếm 16.67%), chúng đều là loài cá có sản lượng đánh bắt lớn và đem lại giá trị kinh tế cao, có 2 loài quý hiếm đang bị đe dọa, có trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ đó là cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850). Đặc biệt họ cá Pangasiidae trong bộ cá da trơn có 2 loài cá tra và cá ba sa được nuôi thương phẩm với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu thủy sản, là họ cá kinh tế trong khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, khu hệ cá nước ngọt, đồng bằng sông Cửu Long ABSTRACT Currently, the Museum of Aquatic creatures - Institute of Aquaculture - Nha Trang University has collected and stored 18 fish species from Mekong Delta belonging to 9 families and 5 orders. In particular, Perciformes were the most dominant species with 7 species (38.89%), Siluriformes represented 5 species (27.78%), 3 species of Cypriniformes (16.67%) were identified. The previous species are the most aboundant and with high economic value in the Mekong Delta. According to Vietnam red Book, giant barb fish (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) and black sharkminnow fish (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850) are rare, threatened and needs to be protected. Especially, 2 species of Pangasiidae including Tra and Basa catfish are commercially cultured on large scale for export purpose and they are considered as the most economic species of freshwater fish fauna in Mekong Delta. Keywords: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, freshwater fish fauna, Mekong Delta I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệm vụ chính của Bảo tàng là phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên Viện Nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó phòng còn trưng bày các mẫu thủy sinh vật phân bố trên toàn quốc và được các nhà nghiên cứu đầu ngành định danh. Những mẫu vật này không chỉ được các nhà khoa học thuộc lĩnh vực thủy sản quan tâm mà còn thu hút một lượng lớn khách tham quan 1 là sinh viên trong và ngoài trường. Do đó, việc thu mẫu và xây dựng các bộ mẫu về các loài thủy sinh vật sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dạy học, nghiên cứu và tham quan. Khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng cho nghề khai thác cá nội địa và đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá bè. Nhưng hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng bị tác động bởi hình thức nuôi KS. Nguyễn Thị Thuý, 2 ThS. Trương Thị Bích Hồng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản lồng bè và kết hợp với khai thác quá mức (khai thác cá chưa trưởng thành, cá bố mẹ trong mùa sinh sản trên đường di cư và tại bãi đẻ) trên sông làm mất đi đường di cư sinh sản tự nhiên, một số bãi đẻ và khu vực kiếm mồi của cá. Vì vậy, sản lượng khai thác của vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 40-50% so với thời kỳ trước năm 1975 [8]. Một số loài cá được đưa vào sách đỏ Việt Nam ở mức độ T như cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850) [6]. Do đó, định danh và lưu giữ cá ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp dẫn liệu ban đầu về thành phần loài, đặc điểm phân bố góp phần cho việc quy hoạch, khai thác và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và đa dạng thành phần loài lưu giữ tại Bảo tàng. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2012 đến tháng 8/2012. - Địa điểm nghiên cứu: Bảo tàng Thủy sinh vật. - Phương pháp bảo quản: Mẫu sau khi thu, cố định trong dung dịch chứa nồng độ formol 8-10%, chuyển về Phòng Thủy sinh vật mẫu vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tiến hành cân đo, quan sát các chỉ tiêu hình thái. Định loại theo tài liệu phân loại của các tác giả: Roberts và Vidthayanon, 1991; Ferraris, 2007; Mai Đình Yên và ctv.,1992; Pouyaud và ctv., 2004 [2][3][5]. Mẫu được lưu giữ bằng formol 10%. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thành phần loài cá thu được ở đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2008-2009 từ đề tài xây dựng Bảo tàng Thủy sinh vật: 18 loài thuộc 9 họ và 5 bộ. Đặc điểm mô tả các loài cá được sắp xếp theo từng giống. 1. Giống Pangasianodon - Loài Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878 (hình 1). - Tên thường gọi: Cá tra. - Thân dài, hẹp ngang; đầu nhỏ vừa phải; Miệng rộng, có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương khẩu cái; Mắt tương đối to; Có 2 đôi râu, trong đó râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn hơn chiều dài đầu; Gai trên cùng mang thưa và ngắn; Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cửa ở mặt sau; vây hậu môn tương đối dài; Da trơn không có vảy; Thân màu xám, hơi xanh trên lưng. - Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt, là loài di cư trong sông. 40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 4/2013 - Giá trị kinh tế: hiện nay nguồn lợi cá tra bột trong thủy vực tự nhiên đã giảm sút nghiêm trọng. Nguồn giống chủ yếu do các trại giống nhân tạo cung cấp cho nghề nuôi cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 2. Giống Pangasius 2.1. Loài Pangasius bocourti Sauvage, 1880 (hình 2) - Tên thường gọi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài cá phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long được lưu trữ tại Bảo tàng Thuỷ sinh vật -Trường Đại học Nha Trang Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ PHÂN BỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG THỦY SINH VẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG FISH SPECIES COMPOSITION IN MEKONG DELTA AT MUSEUM OF AQUATIC CREATURES OF NHA TRANG UNIVERSITY Nguyễn Thị Thúy1, Trương Thị Bích Hồng2 Ngày nhận bài: 17/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Hiện nay, Bảo tàng Thủy sinh vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang thu và lưu giữ được 18 loài cá thuộc 9 họ nằm trong 5 bộ cá khác nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, bộ cá vược [Perciformes] có số lượng loài nhiều nhất gồm 7 loài (chiếm 38.89%), bộ cá da trơn [Siluriformes] có 5 loài (chiếm 27.78%), bộ cá chép [Cypriniformes] (chiếm 16.67%), chúng đều là loài cá có sản lượng đánh bắt lớn và đem lại giá trị kinh tế cao, có 2 loài quý hiếm đang bị đe dọa, có trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ đó là cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850). Đặc biệt họ cá Pangasiidae trong bộ cá da trơn có 2 loài cá tra và cá ba sa được nuôi thương phẩm với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu thủy sản, là họ cá kinh tế trong khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, khu hệ cá nước ngọt, đồng bằng sông Cửu Long ABSTRACT Currently, the Museum of Aquatic creatures - Institute of Aquaculture - Nha Trang University has collected and stored 18 fish species from Mekong Delta belonging to 9 families and 5 orders. In particular, Perciformes were the most dominant species with 7 species (38.89%), Siluriformes represented 5 species (27.78%), 3 species of Cypriniformes (16.67%) were identified. The previous species are the most aboundant and with high economic value in the Mekong Delta. According to Vietnam red Book, giant barb fish (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) and black sharkminnow fish (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850) are rare, threatened and needs to be protected. Especially, 2 species of Pangasiidae including Tra and Basa catfish are commercially cultured on large scale for export purpose and they are considered as the most economic species of freshwater fish fauna in Mekong Delta. Keywords: Perciformes, Siluriformes, Cypriniformes, freshwater fish fauna, Mekong Delta I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệm vụ chính của Bảo tàng là phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học cho cán bộ và sinh viên Viện Nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó phòng còn trưng bày các mẫu thủy sinh vật phân bố trên toàn quốc và được các nhà nghiên cứu đầu ngành định danh. Những mẫu vật này không chỉ được các nhà khoa học thuộc lĩnh vực thủy sản quan tâm mà còn thu hút một lượng lớn khách tham quan 1 là sinh viên trong và ngoài trường. Do đó, việc thu mẫu và xây dựng các bộ mẫu về các loài thủy sinh vật sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dạy học, nghiên cứu và tham quan. Khu hệ cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng cho nghề khai thác cá nội địa và đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá bè. Nhưng hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng bị tác động bởi hình thức nuôi KS. Nguyễn Thị Thuý, 2 ThS. Trương Thị Bích Hồng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản lồng bè và kết hợp với khai thác quá mức (khai thác cá chưa trưởng thành, cá bố mẹ trong mùa sinh sản trên đường di cư và tại bãi đẻ) trên sông làm mất đi đường di cư sinh sản tự nhiên, một số bãi đẻ và khu vực kiếm mồi của cá. Vì vậy, sản lượng khai thác của vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 40-50% so với thời kỳ trước năm 1975 [8]. Một số loài cá được đưa vào sách đỏ Việt Nam ở mức độ T như cá hô (Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898) và cá ét mọi (Morulius chrysophekadion Bleeker, 1850) [6]. Do đó, định danh và lưu giữ cá ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp dẫn liệu ban đầu về thành phần loài, đặc điểm phân bố góp phần cho việc quy hoạch, khai thác và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên và đa dạng thành phần loài lưu giữ tại Bảo tàng. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2012 đến tháng 8/2012. - Địa điểm nghiên cứu: Bảo tàng Thủy sinh vật. - Phương pháp bảo quản: Mẫu sau khi thu, cố định trong dung dịch chứa nồng độ formol 8-10%, chuyển về Phòng Thủy sinh vật mẫu vật - Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, tiến hành cân đo, quan sát các chỉ tiêu hình thái. Định loại theo tài liệu phân loại của các tác giả: Roberts và Vidthayanon, 1991; Ferraris, 2007; Mai Đình Yên và ctv.,1992; Pouyaud và ctv., 2004 [2][3][5]. Mẫu được lưu giữ bằng formol 10%. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thành phần loài cá thu được ở đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2008-2009 từ đề tài xây dựng Bảo tàng Thủy sinh vật: 18 loài thuộc 9 họ và 5 bộ. Đặc điểm mô tả các loài cá được sắp xếp theo từng giống. 1. Giống Pangasianodon - Loài Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878 (hình 1). - Tên thường gọi: Cá tra. - Thân dài, hẹp ngang; đầu nhỏ vừa phải; Miệng rộng, có răng sắc nhọn trên các xương hàm, xương lá mía và xương khẩu cái; Mắt tương đối to; Có 2 đôi râu, trong đó râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn hơn chiều dài đầu; Gai trên cùng mang thưa và ngắn; Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cửa ở mặt sau; vây hậu môn tương đối dài; Da trơn không có vảy; Thân màu xám, hơi xanh trên lưng. - Sống ở nước ngọt, thường gặp ở tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt, là loài di cư trong sông. 40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số 4/2013 - Giá trị kinh tế: hiện nay nguồn lợi cá tra bột trong thủy vực tự nhiên đã giảm sút nghiêm trọng. Nguồn giống chủ yếu do các trại giống nhân tạo cung cấp cho nghề nuôi cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 2. Giống Pangasius 2.1. Loài Pangasius bocourti Sauvage, 1880 (hình 2) - Tên thường gọi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thành phần loài cá phân bố Khu hệ cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long Bảo tàng Thuỷ sinh vật Trường Đại học Nha TrangGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 trang 322 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa
10 trang 146 0 0 -
Báo cáo thực tập: Đánh giá các hệ thống canh tác chính ở đồng bằng sông Cửu Long
20 trang 133 0 0 -
2 trang 107 0 0
-
8 trang 95 0 0
-
4 trang 82 0 0
-
Phát triển tài nguyên môi trường đồng bằng sông Cửu Long: Phần 1
196 trang 39 0 0 -
157 trang 38 0 0
-
Một số món ngon đặc sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
9 trang 38 0 0 -
Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay) - Nguyễn Văn Kha
237 trang 36 0 0