Thành phần loài tảo, vi khuẩn lam, chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội năm 2010 và năm 2021-2022
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,022.84 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tảo và vi khuẩn lam là nhóm sinh vật sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng suất sơ cấp trong hệ sinh thái hồ. Sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc những điều kiện ở môi trường nước như ánh sáng, nhiệt độ, pH và hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. Bài viết trình bày việc tìm hiểu biến động thành phần loài thực vật nổi và chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang giai đoạn 2010 với 2021- 2022.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài tảo, vi khuẩn lam, chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội năm 2010 và năm 2021-2022 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0041 THÀNH PHẦN LOÀI TẢO, VI KHUẨN LAM, CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỒ THIỀN QUANG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2010 VÀ NĂM 2021-2022 Nguyễn Thùy Liên1, Nguyễn Thị Phương Linh1, Lê Thu Hà1,* Tóm tắt. Mẫu tảo, vi khuẩn lam và mẫu nước được thu trong 3 tháng 12/2021, 01/2022 và 2/2022. Số liệu năm 2010 được tham khảo từ công trình của chúng tôi đã công bố trước đây. Định loại tên loài bằng các khóa định loại đã công bố và hiệu chỉnh tên khoa học theo Guiry và cộng sự (2020). Mẫu nước được phân tích theo các phương pháp trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Kết quả cho thấy năm 2010 ghi nhận 18 loài, 2021-2022 ghi nhận 38 loài thuộc 6 ngành (Cyanobacteria, Cryptophyta, Bacillariophyta, Euglenophyta, Chlorophyta và Dinophyta). Mật độ tảo và vi khuẩn lam năm 2010 trung bình là 5.492 tế bào/lít, năm 2021- 2022 dao động từ 1.438.125 - 3.523.125 tế bào/lít (trung bình là 2.206.250 tế bào/lít), trong đó tảo lục (Chlorophyta) có mật độ cao nhất. Số liệu DO, BOD5, COD và các chỉ số sinh học tảo (Euglenophyta, H') đều thể hiện chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang năm 2021-2022 được cải thiện hơn năm 2010. Từ khóa: Chất lượng nước, hồ Thiền Quang, tảo, thành phần loài, vi khuẩn lam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tảo và vi khuẩn lam là nhóm sinh vật sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng suất sơ cấp trong hệ sinh thái hồ. Sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc những điều kiện ở môi trường nước như ánh sáng, nhiệt độ, pH và hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. Do vậy, tảo và vi khuẩn lam đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng là sinh vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước và biến đổi khí hậu. Hồ Thiền Quang được xem như là “lá phổi xanh” của thủ đô Hà Nội, mang trong mình ý nghĩa lịch sử, văn hóa và sinh thái. Hồ Thiền Quang đã được nạo vét và làm kè hồ vào năm 2003. Kết quả nghiên cứu năm 2010 đã cho thấy chất lượng nước hồ sau nạo vét bắt đầu suy giảm và thành phần loài thực vật nổi cũng biến động (Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Liên, 2010). Năm 2014, hồ Thiền Quang là một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội với các vấn đề như tảo nở hoa, cá chết trắng hàng loạt, mùi hôi nồng nặc, ô nhiễm bùn và ô nhiễm rác thải tràn lan xung quanh hồ. Giai đoạn 2017-2019 nước hồ đã được xử lý bởi công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội và chất lượng nước được cải thiện. Do vậy nghiên cứu này được thực hiện để góp phần tìm hiểu biến động thành phần loài thực vật nổi và chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang giai đoạn 2010 với 2021- 2022. 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội * Email tác giả liên hệ: lethuha@hus.edu.vn 368 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu mẫu ngoài thực địa Mẫu tảo và vi khuẩn lam được thu bằng lưới vớt thực vật nổi có đường kính mắt lưới 20 micromet, thu mẫu định tính và định lượng. Mẫu được cố định bằng dung dịch Formaldehyde (HCHC) đến nồng độ 4 %. Mẫu nước được thu theo hướng dẫn TCVN 6663-1:2011 và được bảo quản theo hướng dẫn TCVN 6663-3:2003 (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT). Năm 2021-2022: Mẫu thu 3 đợt vào tháng 12/2021, 1/2022 và 2/2022. Sử dụng số liệu đã thực hiện năm 2010 để so sánh, dẫn chiếu, đánh giá (Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Liên, 2010). 2.2. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Mẫu tảo và vi khuẩn lam được định danh theo phương pháp thông dụng dùng cho đối tượng thực vật nổi (Dương Đức Tiến, 1996; Dương Đức Tiến và Võ Hành, 1997), hiệu chỉnh tên khoa học theo Guiry và cộng sự (2020) và định lượng bằng buồng đếm hồng cầu. Mẫu nước được phân tích theo các phương pháp đã được quy định trong QCVN 08- MT:2015/BTNMT. 2.3. Phân tích số liệu - Công thức tính chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’): H’ = ∑ Trong đó: S = Số loài trong quần xã (độ giàu loài) = (Ni: số cá thể của loài thứ I, N: tổng số cá thể trong mẫu) Đánh giá chất lượng môi trường nước theo chỉ số H’ (Mason, 1996) H’ H’ < 1 1 ≤ H’≤ 3 H’ > 3 Mức độ ô nhiễm Ô nhiễm nặng Ô nhiễm trung bình Không ô nhiễm - Chỉ số Euglenophyta được xác định theo công thức của Niels De Pauw, 1998 (Nguyen Van Tuyen, 2003) ; Trong đó Cy: Cyanophyta; Ch: Chlorococcales; E: Euglenophyta Đánh giá chất lượng môi trường nước theo chỉ số Euglenophyta Chỉ số Euglenophyta 0 – 0,1 0,1 – 0,4 0,4 – 0,5 Mức độ ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm trung bình Ô nhiễm nặng PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 369 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam tại hồ Thiền Quang được thể hiện ở Bảng 1 và Hình 1. Bảng 1. Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam hồ Thiền Quang 2021- 2021- TT Tên khoa học 2010* TT Tên khoa học 2010* 2022 2022 Cyanobacteriophyta 25 Euglena minima + 1 Dolichospermum caspicum + 26 Euglena rostrifera + 2 Jaaginema homogeneum + 27 Euglenaformis proxima + 3 Merismopedia minima + + 28 Euglenaria caudata + + Microcystis pulverea f. 4 + 29 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài tảo, vi khuẩn lam, chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội năm 2010 và năm 2021-2022 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0041 THÀNH PHẦN LOÀI TẢO, VI KHUẨN LAM, CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỒ THIỀN QUANG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2010 VÀ NĂM 2021-2022 Nguyễn Thùy Liên1, Nguyễn Thị Phương Linh1, Lê Thu Hà1,* Tóm tắt. Mẫu tảo, vi khuẩn lam và mẫu nước được thu trong 3 tháng 12/2021, 01/2022 và 2/2022. Số liệu năm 2010 được tham khảo từ công trình của chúng tôi đã công bố trước đây. Định loại tên loài bằng các khóa định loại đã công bố và hiệu chỉnh tên khoa học theo Guiry và cộng sự (2020). Mẫu nước được phân tích theo các phương pháp trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Kết quả cho thấy năm 2010 ghi nhận 18 loài, 2021-2022 ghi nhận 38 loài thuộc 6 ngành (Cyanobacteria, Cryptophyta, Bacillariophyta, Euglenophyta, Chlorophyta và Dinophyta). Mật độ tảo và vi khuẩn lam năm 2010 trung bình là 5.492 tế bào/lít, năm 2021- 2022 dao động từ 1.438.125 - 3.523.125 tế bào/lít (trung bình là 2.206.250 tế bào/lít), trong đó tảo lục (Chlorophyta) có mật độ cao nhất. Số liệu DO, BOD5, COD và các chỉ số sinh học tảo (Euglenophyta, H') đều thể hiện chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang năm 2021-2022 được cải thiện hơn năm 2010. Từ khóa: Chất lượng nước, hồ Thiền Quang, tảo, thành phần loài, vi khuẩn lam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tảo và vi khuẩn lam là nhóm sinh vật sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng suất sơ cấp trong hệ sinh thái hồ. Sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc những điều kiện ở môi trường nước như ánh sáng, nhiệt độ, pH và hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. Do vậy, tảo và vi khuẩn lam đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng là sinh vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước và biến đổi khí hậu. Hồ Thiền Quang được xem như là “lá phổi xanh” của thủ đô Hà Nội, mang trong mình ý nghĩa lịch sử, văn hóa và sinh thái. Hồ Thiền Quang đã được nạo vét và làm kè hồ vào năm 2003. Kết quả nghiên cứu năm 2010 đã cho thấy chất lượng nước hồ sau nạo vét bắt đầu suy giảm và thành phần loài thực vật nổi cũng biến động (Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Liên, 2010). Năm 2014, hồ Thiền Quang là một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội với các vấn đề như tảo nở hoa, cá chết trắng hàng loạt, mùi hôi nồng nặc, ô nhiễm bùn và ô nhiễm rác thải tràn lan xung quanh hồ. Giai đoạn 2017-2019 nước hồ đã được xử lý bởi công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội và chất lượng nước được cải thiện. Do vậy nghiên cứu này được thực hiện để góp phần tìm hiểu biến động thành phần loài thực vật nổi và chất lượng môi trường nước hồ Thiền Quang giai đoạn 2010 với 2021- 2022. 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội * Email tác giả liên hệ: lethuha@hus.edu.vn 368 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu mẫu ngoài thực địa Mẫu tảo và vi khuẩn lam được thu bằng lưới vớt thực vật nổi có đường kính mắt lưới 20 micromet, thu mẫu định tính và định lượng. Mẫu được cố định bằng dung dịch Formaldehyde (HCHC) đến nồng độ 4 %. Mẫu nước được thu theo hướng dẫn TCVN 6663-1:2011 và được bảo quản theo hướng dẫn TCVN 6663-3:2003 (QCVN 08-MT: 2015/BTNMT). Năm 2021-2022: Mẫu thu 3 đợt vào tháng 12/2021, 1/2022 và 2/2022. Sử dụng số liệu đã thực hiện năm 2010 để so sánh, dẫn chiếu, đánh giá (Lê Thu Hà, Nguyễn Thùy Liên, 2010). 2.2. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Mẫu tảo và vi khuẩn lam được định danh theo phương pháp thông dụng dùng cho đối tượng thực vật nổi (Dương Đức Tiến, 1996; Dương Đức Tiến và Võ Hành, 1997), hiệu chỉnh tên khoa học theo Guiry và cộng sự (2020) và định lượng bằng buồng đếm hồng cầu. Mẫu nước được phân tích theo các phương pháp đã được quy định trong QCVN 08- MT:2015/BTNMT. 2.3. Phân tích số liệu - Công thức tính chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’): H’ = ∑ Trong đó: S = Số loài trong quần xã (độ giàu loài) = (Ni: số cá thể của loài thứ I, N: tổng số cá thể trong mẫu) Đánh giá chất lượng môi trường nước theo chỉ số H’ (Mason, 1996) H’ H’ < 1 1 ≤ H’≤ 3 H’ > 3 Mức độ ô nhiễm Ô nhiễm nặng Ô nhiễm trung bình Không ô nhiễm - Chỉ số Euglenophyta được xác định theo công thức của Niels De Pauw, 1998 (Nguyen Van Tuyen, 2003) ; Trong đó Cy: Cyanophyta; Ch: Chlorococcales; E: Euglenophyta Đánh giá chất lượng môi trường nước theo chỉ số Euglenophyta Chỉ số Euglenophyta 0 – 0,1 0,1 – 0,4 0,4 – 0,5 Mức độ ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm trung bình Ô nhiễm nặng PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 369 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam tại hồ Thiền Quang được thể hiện ở Bảng 1 và Hình 1. Bảng 1. Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam hồ Thiền Quang 2021- 2021- TT Tên khoa học 2010* TT Tên khoa học 2010* 2022 2022 Cyanobacteriophyta 25 Euglena minima + 1 Dolichospermum caspicum + 26 Euglena rostrifera + 2 Jaaginema homogeneum + 27 Euglenaformis proxima + 3 Merismopedia minima + + 28 Euglenaria caudata + + Microcystis pulverea f. 4 + 29 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất lượng nước Vi khuẩn lam Thành phần loài tảo và vi khuẩn lam Hệ sinh thái hồ Môi trường nước hồ Thiền QuangGợi ý tài liệu liên quan:
-
97 trang 95 0 0
-
61 trang 31 0 0
-
0 trang 28 0 0
-
76 trang 28 0 0
-
5 trang 27 0 0
-
Áp dụng mô hình QUAL2K đánh giá diễn biến chất lượng nước dòng chính sông Hương
16 trang 26 0 0 -
14 trang 26 0 0
-
213 trang 23 0 0
-
137 trang 22 0 0
-
23 trang 22 0 0