![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Thành phần thức ăn của ếch cây phê - Zhangixalus feae (Boulenger, 1893) (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.53 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu thành phần thức ăn của ếch cây phê - Zhangixalus feae (Boulenger, 1893) (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm dinh dưỡng của loài Ếch cây phê mà chủ yếu là các ghi nhận về phân bố của loài ở Việt Nam và thế giới (Frost, 2022). Do vậy trong bài viết này chúng tôi cung cấp dẫn liệu ban đầu về thành thức ăn của loài Ếch cây phê (Z. feae).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần thức ăn của ếch cây phê - Zhangixalus feae (Boulenger, 1893) (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0044 THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA ẾCH CÂY PHÊ - Zhangixalus feae (Boulenger, 1893) (AMPHIBIA: ANURA) Ở TỈNH SƠN LA Phạm Văn Anh1, Nguyễn Quảng Trường2, Nguyễn Lân Hùng Sơn3,* Tóm tắt. 44 mẫu thức ăn thuộc 11 loại khác nhau được tìm thấy trong dạ dày của 25 cá thể (19 dạ dày chứa thức ăn và 6 dạ dày không chứa thức ăn) Ếch cây phê (Zhangixalus feae) được thu mẫu ở tỉnh Sơn La. Loại thức ăn được ghi nhận nhiều nhất là Araneae với tần số bắt gặp 5 lần, tiếp theo là Coleoptera và Orthoptera với 4 lần. Về thể tích thì mẫu thức ăn chim (Aves) chiếm tỷ lệ cao nhất (44,99 % tổng thể tích mẫu thức ăn phân tích), tiếp theo là Hemiptera (28,85 %) và Mollusca (18,08 %). Các loại thức ăn quan trọng là: Orthoptera (chỉ số thức ăn quan trọng Ix = 22,17 %), Aves (17,14 %), Hemiptera (13,91 %), Araneae (11,61 %) và Coleoptera (9,51%). Từ khóa: Zhangixalus feae, thức ăn, thành phần, chỉ số quan trọng, thể tích, Sơn La. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Loài Ếch cây phê - Zhangixalus feae mới được ghi nhận phân bố ở tỉnh Sơn La năm 2017 (Pham et al., 2017). Ếch cây phê (Z. feae) có kích thước lớn với chiều dài mút mõm - lỗ huyệt hoảng 102,0 - 120,4 mm (Phạm Văn Anh, 2016, Hình 1) nên thường bị người dân săn bắt làm thực phẩm. Do vậy, số lượng cá thể của loài bị suy giảm ở nhiều địa điểm phân bố của loài. Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã xếp hạng loài ếch này ở bậc EN (Nguy cấp). Hình 1. Ếch cây phê - Zhangixalus feae Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm dinh dưỡng của loài Ếch cây phê mà chủ yếu là các ghi nhận về phân bố của loài ở Việt Nam và thế giới (Frost, 2022). Do vậy trong bài báo này chúng tôi cung cấp dẫn liệu ban đầu về thành thức ăn của loài Ếch cây phê (Z. feae). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tám chuyến khảo sát thực địa được tiến hành tại hai Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La (Bảng 1, Hình 2). 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: sonnlh@hnue.edu.vn 398 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 1. Thời gian và địa điểm khảo sát thực địa tại hai KBTTN Copia và Sốp Cộp Địa điểm Thời gian Số người Tọa độ Số mẫu tham gia nghiên cứu KBTTN Copia (gồm 6 đợt) Khu vực rừng xã Co 13-15/10/2012, 12 N: 21°20.763 3 Mạ, huyện Thuận 20-21/10/2012, 3 E:103°35.546 4 Châu 01-03/3/2013, 4 2 18-21/4/2013, 4 1 26/8-2/9/2013, 3 3 13-16/9/2014 2 8 KBTN Sốp Cộp (gồm 2 đợt) Khu vực rừng xã 06-12/11/2012 6 N: 21°03.860 3 Nậm Mằn, huyện E:103°35.122 Sông Mã Khu vực rừng xã 17-19/4/2015 4 N: 21°00.345 1 Púng Bánh, huyện E:103°28.104 Sốp Cộp Hình 2. Vị trí hai Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp tại tỉnh Sơn La PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 399 Mẫu Ếch cây phê (Z. feae) được thu thập dọc các suối ở rừng thường xanh (Hình 3) trong khoảng thời gian từ 21:00 đến 23:50. Để thu mẫu thức ăn, chúng tôi sử dụng phương pháp sục rửa dạ dày (theo Solé et al., 2005). Mẫu thức ăn được thu thập ngay tại vị trí thu mẫu ếch; không thực hiện rửa dạ dày của cá thể cái có trứng. Để tránh làm tổn thương mẫu vật chúng tôi sử dụng nước tinh khiết để rửa dạ dày. Sau khi thu thập, mẫu được giữ cố định bằng tay, tiến hành mở miệng bằng panh nhỏ cuốn cao su, nhẹ nhàng luồn ống truyền silicon có đường kính 1 mm vào miệng qua thực quản, dùng bơm tiêm nước sạch vào dạ dày để thức ăn trào ra ngoài. Nước và thức ăn được cho vào cốc thể tích khoảng 200 ml có màng lọc phía trên. Sau khi sục thức ăn, giữ mẫu ếch trong túi vải ướt để theo dõi sức khỏe trong 30 phút và sau đó thả lại tại nơi thu mẫu. Mẫu thức ăn được bảo quản trong cồn 70 % và được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. A B Hình 3. Sinh cảnh nơi thu mẫu thức ăn loài Ếch cây phê - Zhangixalus feae: A. Vũng nước lớn trong rừng thường xanh; B. Suối trong rừng thường xanh Phân tích và định loại mẫu thức ăn bằng kính lúp soi nổi Olympus SZ 700. Định loại các mẫu thức ăn theo tài liệu của Csiro (1991), Millar và cộng sự (2000) và Thái Trần Bái (2003). Hầu hết các mẫu thức ăn đã bị nghiền nhỏ, một số đã phân hủy chỉ còn lại một phần cơ thể nên việc định loại chi tiết khó khăn, do vậy mẫu vật thường chỉ được xác định đến bậc phân loại bộ. Kích thước mẫu thức ăn được đo dưới kính lúp bằng thước đo gắn kèm thị kính hoặc sử dụng đĩa petri có gắn thước. Chúng tôi sử dụng các thông số phân tích thành phần thức ăn phổ biến hiện nay, gồm: Tần số (F) thể hiện sự phong phú của một loại con mồi thu được trong các mẫu dạ dày; Tổng số mẫu thức ăn (N) của một loại con mồi; Thể tích (V) của mỗi loại thức ăn được tính toán theo công thức trong tài liệu của Magunusson và cộng sự (2003) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần thức ăn của ếch cây phê - Zhangixalus feae (Boulenger, 1893) (Amphibia: Anura) ở tỉnh Sơn La BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0044 THÀNH PHẦN THỨC ĂN CỦA ẾCH CÂY PHÊ - Zhangixalus feae (Boulenger, 1893) (AMPHIBIA: ANURA) Ở TỈNH SƠN LA Phạm Văn Anh1, Nguyễn Quảng Trường2, Nguyễn Lân Hùng Sơn3,* Tóm tắt. 44 mẫu thức ăn thuộc 11 loại khác nhau được tìm thấy trong dạ dày của 25 cá thể (19 dạ dày chứa thức ăn và 6 dạ dày không chứa thức ăn) Ếch cây phê (Zhangixalus feae) được thu mẫu ở tỉnh Sơn La. Loại thức ăn được ghi nhận nhiều nhất là Araneae với tần số bắt gặp 5 lần, tiếp theo là Coleoptera và Orthoptera với 4 lần. Về thể tích thì mẫu thức ăn chim (Aves) chiếm tỷ lệ cao nhất (44,99 % tổng thể tích mẫu thức ăn phân tích), tiếp theo là Hemiptera (28,85 %) và Mollusca (18,08 %). Các loại thức ăn quan trọng là: Orthoptera (chỉ số thức ăn quan trọng Ix = 22,17 %), Aves (17,14 %), Hemiptera (13,91 %), Araneae (11,61 %) và Coleoptera (9,51%). Từ khóa: Zhangixalus feae, thức ăn, thành phần, chỉ số quan trọng, thể tích, Sơn La. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Loài Ếch cây phê - Zhangixalus feae mới được ghi nhận phân bố ở tỉnh Sơn La năm 2017 (Pham et al., 2017). Ếch cây phê (Z. feae) có kích thước lớn với chiều dài mút mõm - lỗ huyệt hoảng 102,0 - 120,4 mm (Phạm Văn Anh, 2016, Hình 1) nên thường bị người dân săn bắt làm thực phẩm. Do vậy, số lượng cá thể của loài bị suy giảm ở nhiều địa điểm phân bố của loài. Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã xếp hạng loài ếch này ở bậc EN (Nguy cấp). Hình 1. Ếch cây phê - Zhangixalus feae Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm dinh dưỡng của loài Ếch cây phê mà chủ yếu là các ghi nhận về phân bố của loài ở Việt Nam và thế giới (Frost, 2022). Do vậy trong bài báo này chúng tôi cung cấp dẫn liệu ban đầu về thành thức ăn của loài Ếch cây phê (Z. feae). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tám chuyến khảo sát thực địa được tiến hành tại hai Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Copia và Sốp Cộp, tỉnh Sơn La (Bảng 1, Hình 2). 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội * Email: sonnlh@hnue.edu.vn 398 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 1. Thời gian và địa điểm khảo sát thực địa tại hai KBTTN Copia và Sốp Cộp Địa điểm Thời gian Số người Tọa độ Số mẫu tham gia nghiên cứu KBTTN Copia (gồm 6 đợt) Khu vực rừng xã Co 13-15/10/2012, 12 N: 21°20.763 3 Mạ, huyện Thuận 20-21/10/2012, 3 E:103°35.546 4 Châu 01-03/3/2013, 4 2 18-21/4/2013, 4 1 26/8-2/9/2013, 3 3 13-16/9/2014 2 8 KBTN Sốp Cộp (gồm 2 đợt) Khu vực rừng xã 06-12/11/2012 6 N: 21°03.860 3 Nậm Mằn, huyện E:103°35.122 Sông Mã Khu vực rừng xã 17-19/4/2015 4 N: 21°00.345 1 Púng Bánh, huyện E:103°28.104 Sốp Cộp Hình 2. Vị trí hai Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Sốp Cộp tại tỉnh Sơn La PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 399 Mẫu Ếch cây phê (Z. feae) được thu thập dọc các suối ở rừng thường xanh (Hình 3) trong khoảng thời gian từ 21:00 đến 23:50. Để thu mẫu thức ăn, chúng tôi sử dụng phương pháp sục rửa dạ dày (theo Solé et al., 2005). Mẫu thức ăn được thu thập ngay tại vị trí thu mẫu ếch; không thực hiện rửa dạ dày của cá thể cái có trứng. Để tránh làm tổn thương mẫu vật chúng tôi sử dụng nước tinh khiết để rửa dạ dày. Sau khi thu thập, mẫu được giữ cố định bằng tay, tiến hành mở miệng bằng panh nhỏ cuốn cao su, nhẹ nhàng luồn ống truyền silicon có đường kính 1 mm vào miệng qua thực quản, dùng bơm tiêm nước sạch vào dạ dày để thức ăn trào ra ngoài. Nước và thức ăn được cho vào cốc thể tích khoảng 200 ml có màng lọc phía trên. Sau khi sục thức ăn, giữ mẫu ếch trong túi vải ướt để theo dõi sức khỏe trong 30 phút và sau đó thả lại tại nơi thu mẫu. Mẫu thức ăn được bảo quản trong cồn 70 % và được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. A B Hình 3. Sinh cảnh nơi thu mẫu thức ăn loài Ếch cây phê - Zhangixalus feae: A. Vũng nước lớn trong rừng thường xanh; B. Suối trong rừng thường xanh Phân tích và định loại mẫu thức ăn bằng kính lúp soi nổi Olympus SZ 700. Định loại các mẫu thức ăn theo tài liệu của Csiro (1991), Millar và cộng sự (2000) và Thái Trần Bái (2003). Hầu hết các mẫu thức ăn đã bị nghiền nhỏ, một số đã phân hủy chỉ còn lại một phần cơ thể nên việc định loại chi tiết khó khăn, do vậy mẫu vật thường chỉ được xác định đến bậc phân loại bộ. Kích thước mẫu thức ăn được đo dưới kính lúp bằng thước đo gắn kèm thị kính hoặc sử dụng đĩa petri có gắn thước. Chúng tôi sử dụng các thông số phân tích thành phần thức ăn phổ biến hiện nay, gồm: Tần số (F) thể hiện sự phong phú của một loại con mồi thu được trong các mẫu dạ dày; Tổng số mẫu thức ăn (N) của một loại con mồi; Thể tích (V) của mỗi loại thức ăn được tính toán theo công thức trong tài liệu của Magunusson và cộng sự (2003) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Loài ếch cây phê Thành phần thức ăn của ếch cây phê Đặc điểm dinh dưỡng của loài ếch Tài nguyên sinh vật Sinh thái dinh dưỡng của loài ếchTài liệu liên quan:
-
Sơ đồ tư duy môn Địa lí lớp 12
28 trang 58 0 0 -
Cấu trúc tổ thành và đa dạng loài thực vật thân gỗ của rừng lá rộng thường xanh tỉnh Bình Phước
11 trang 30 0 0 -
Tổng quan về nghiên cứu Hedyotis diffusa Willd. và Hedyotis corymbosa Linn. Rubiaceae
10 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu nguồn tài nguyên môi trường và phát triển bền vững: Phần 2
313 trang 28 0 0 -
Bài giảng: Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
228 trang 28 0 0 -
370 trang 28 0 0
-
Thành phần loài tảo lục (Chlorophyta) ở hồ Tàu Voi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
7 trang 26 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương môn Địa lí lớp 9
35 trang 25 0 0 -
Digital Terrain Modeling: Principles and Methodology - Chapter 7
25 trang 24 0 0 -
Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của các loài ong mật (Hymenoptera: Apoidea) ở miền Bắc, Việt Nam
10 trang 21 0 0