Danh mục

Thành phố Hải Phòng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 338.57 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung đánh giá nguồn nhân lực CLC của thành phố Hải Phòng hiện nay, các chính sách của thành phố trong việc phát triển nhân lực CLC trước ngưỡng cửa 4.0 và một số khuyến nghị trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phố Hải Phòng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Hai phong city developments high quality resource who meet requirements of integration in the 4.0 scientific network ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo Khoa Kinh tế & QTKD -Trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tại nhiều nước. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường, khi robot sẽ dần thay con người trong dây chuyền sản xuất, dẫn đến việc có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế đã khẳng định, người lao động phải buộc phải “chuyển mình”, nâng cao trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Đây cũng chính là lý do quan trọng khiến chính phủ nhiều nước hết sức quan tâm và lập chiến lược 4.0 cho riêng mình, đặc biệt là chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (CLC). Bài viết tập trung đánh giá nguồn nhân lực CLC của thành phố Hải Phòng hiện nay, các chính sách của thành phố trong việc phát triển nhân lực CLC trước ngưỡng cửa 4.0 và một số khuyến nghị trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố. Từ khóa: nhân lực CLC, cách mạng 4.0, Hải Phòng, chính sách phát triển. ABSTRACT The 4th Industrial Revolution is taking place in many countries. It gives mankind the opportunity to change the face of the economy, but there is a great deal of risk, as robots gradually replace people in the production line, which can potentially disrupt the market. motion. When automation replaces manual labor in the economy, when robots replace people in many areas, millions of workers around the world may fall into unemployment. Many economic experts have confirmed that workers have to change themselves, improve their skills and skills to meet the requirements of the new situation. This is also the reason why many governments are very interested in and set up their own 4.0 strategy, especially focusing on developing high quality human resources The paper focuses on assessing the high quality human resources of Hai Phong city, the city's policies for the development of high quality human resources ahead of the 4.0 threshold, and recommendations for the development of human resources. high quality of the city. Keyword : high quality human resources, revolution 4.0, Hai Phong, development policy 1. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC CLC CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, có cảng hàng không quốc tế và là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Bắc. Hải Phòng đồng thời cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật, v.v... Với vị trí là địa bàn chiến lược quan trọng, là đầu mối giao thương quốc tế, việc phát triển đáp ứng yêu cầu hội nhập trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu cấp thiết. Trong đó, ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra mạnh mẽ tại Hải Phòng như hiện nay thì yêu cầu bức thiết và song song là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước thực tế đó, thành phố trẻ Hải Phòng đã và đang quan tâm hơn đến vấn đề phát triển nguôn 298 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG nhân lực có chất lượng cao để có thể kịp thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu hội nhập trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nguồn nhân lực CLC của thành phố tập trung ở 3 nhóm: nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; nguồn nhân lực lao động kỹ thuật: 1.1. Nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tại thành phố Hải Phòng hiện đang không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao và phát triển về chuyên môn, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý phẩm chất chính trị. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Hải Phòng so với yêu cầu còn một số bất cập như: Đội ngũ đông nhưng chưa thực sự mạnh, sự am hiểu pháp luật hành chính kinh tế, trình độ ngoại ngữ còn yếu, bất cập về cơ cấu tuổi, giới tính ngạch bậc. Hiện vẫn còn 4% cán bộ có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo. Tỷ lệ cán bộ trẻ được đào tạo lý luận chính trị còn thấp, độ tuổi bình quân cao (50 tuổi trở lên chiếm 50%, dưới 40 tuổi chỉ có 10%; đặc biệt dưới 30 tuổi chỉ có 0,8% và chỉ có trong khối sự nghiệp). Tỷ lệ nữ trong cán bộ quản lý còn rất thấp (cấp thành phố chiếm 23%, cấp huyện chiếm 27%, cấp xã chỉ chiếm 17,15%). Chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý không đồng đều. Ở các ngành, nhất là các xã số có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo còn cao (60,25%). Việc quản lý, sử dụng chưa phát huy hết năng lực, sở trường. 1.2. Nguồn lực khoa học và công nghệ Theo thống kê, đội ngũ thuộc lĩnh vực khoa học công nghê của thành phố Hải Phòng có khoảng 5 vạn người, chiếm 2,8% dân số thành phố, bằng 4,8% so với đội ngũ này trong cả nước. Năm 2016 có 4.900 cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển, hoặc trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu phát triển, làm việc trong các tổ chức khoa học – công nghệ (các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ kho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: