Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và để thực hiện mục tiêu sức khỏe mọi người thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường trong đó có đất, nước bởi chất thải bỏ là một vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề bảo vệ sức khỏe lâu dài vì:Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm mang đủ các loại mầm bệnh: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, đơn bào, trứng giun sán...Các công trình vệ sinh, việc quản lý và xử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶCI. ĐẠI CƯƠNG THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶCI. ĐẠI CƯƠNG1.Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và để thực hiện mục tiêusức khỏe mọi người thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường trong đó có đất,nước bởi chất thải bỏ là một vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề bảo vệ sức khỏelâu dài vì: Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm mang đủ các loại mầm bệnh: vi khuẩn,siêu vi khuẩn, đơn bào, trứng giun sán... Các công trình vệ sinh, việc quản lý và xử lý chất thải bỏ còn thiếu cả về sốlượng và kém về chất lượng; nhất là ở nông thôn cả nước chỉ mới có 14% hố xíhợp vệ sinh. Người dân còn có thói quen dùng phân chưa xử lý để bón ruộng và nuôi cá Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và phân chia theo mùa rõ rệt: mùa đôngngắn không lạnh lắm, mùa hè kéo dài và mưa nhiều. Về địa lý: Sông ngòi nhiều, tính chất đất xốp và ẩm tạo điều kiện cho mầmbệnh tồn tại quanh năm. Dân số phát triển nhanh và mật độ dân số phân bố không đều. Đời sống kinh tế thấp, trình độ văn hóa thấp nên những kiến thức vệ sinhthông thường chưa được phổ cập.2. Mục tiêu của biện pháp Các biện pháp phòng chống chất thải bỏ đều nhằm hai hướng: - Cắt đứt một trong 3 khâu của quá trình dịch tễ học bằng giải pháp điều trị bệnhnhân để thanh toán mầm bệnh, hạn chế đường truyền; diệt côn trùng trung gian,bảo vệ môi trường. - Nâng cao sức đề kháng của người bệnh, hạn chế sự xâm nhập mầm bệnh vào cơthể. Để đạt được mục tiêu theo hướng cắt đứt chu kỳ dịch tễ thì công trình vệsinh là giải pháp có hiệu lực nhằm diệt mầm bệnh không cho chúng phát tán rangoại cảnh, bảo vệ được môi trường xung quanh, nhất là đất và nước.3. Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ Thanh trừ tức là làm sạch và loại bỏ. Chúng ta đều biết rằng một trong cácnguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống là từ chất thải bỏ. Việc thanh trừ chấtthải bỏ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người và có một giá trị kinh tế quantrọng.3.1. Ý nghĩa vệ sinh Chất thải bỏ làm nhiễm bần môi trường xung quanh, làm cho tình trạng vệsinh khu dân cư sút kém. Phân, rác, nước cống rãnh không được xử lý, không những làm nhiễm bẩnđất tại chỗ đó mà còn theo nước mưa chảy tới các nguồn nước bề mặt xung quanhvà thấm vào các mạch nước ngầm nông. Trong quá trình phân hủy, phân rác sẽ thải vào không khí xung quanh mộtlượng khí thối: NH3, H2S, Indol, Scaptol...gây ra khó chịu, gây ra phản xạ ngừng thở.Bụi từ đống rác, phân khô khi gặp gió hay khi quét đường sẽ làm nhiễm bẩn bầukhông khí.3.2. Ý nghĩa dịch tễ học Chất thải bỏ là ổ chứa vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng (hoặc kén), ổvi khuẩn hoại thư sinh hơi, vi khuẩn than, uốn ván... Đống phân rác là nơi cư trú sinh sôi của các con vật trung gian truyền nhiềubệnh dịch nguy hiểm: chuột, ruồi nhặng, gián...3.3. Ý nghĩa xã hội Cần phải thu dọn, xử lý chất thải bỏ; nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi người, mỗitập thể đều có ý thức thực hiện. Song trước hết đòi hỏi phải có tổ chức và cónhững biện pháp qui mô cho toàn khu dân cư nhằm: - Bảo vệ môi trường bên ngoài. - Phòng ngừa bệnh tật, trước tiên là nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn đườngruột. - Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong nhân dân.3.4. Giá trị kinh tế - Nguồn phân bón tốt - Phế liệu có thể sử dụng để tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu - Khí cháyII. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ PHÂN HỢP VỆ SINH Một năm, một người thải ra chừng 360 700kg (phân và nước tiểu). Trongphân ủ có khoảng 1% nitơ, 0,5% phospho, 0,3% kali, là những chất rất cần thiếtcho cây trồng. Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường bênngoài, cắt đứt một mắt xích trong quá trình dịch.1. Yêu cầu của một công trình vệ sinh về mặt vệ sinh dịch tễ Để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt nam cũng như điều kiệncanh tác của ngành nông nghiệp thì bất kể loại công trình vệ sinh nào cũng nhằmgiải quyết 2 mục tiêu cơ bản là: - Diệt trừ mầm bệnh không cho nó phát tán ra ngoài - Biến chất thải bỏ (đặc và lỏng) thành nguồn phân bón hữu cơ để tăng màumỡ cho đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng.Để đáp ứng 2 mục tiêu trên, một công trình xử lý phân phải đạt đ ược 6 yêu cầusau: Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng Không có mùi hôi thối Không thu hút côn trùng và gia súc Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địaphương2. Các loại công trình xử lý phân2.1. Hố xí hai ngăn Đó là công trình ủ phân tại chỗ, chỉ được xây dựng ở nông thô ...