Danh mục

THẤP KHỚP CẤP – PHẦN 2

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 551.39 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các đặc điểm lâm sàng của bệnh lý ĐMC rất khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí giải phẫu, mức độ và đặc điểm tổn thương khác nhau của ĐMC. Hai bệnh lý hay gặp nhất là phình và bóc tách ĐMC sẽ được đề cập đến một cách cụ thể trong các phần sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẤP KHỚP CẤP – PHẦN 2 THẤP KHỚP CẤP – PHẦN 2 TS. Lê Thu HàII. CÁC BỆNH LÝ ĐMC THƯỜNG GẶP:Các đặc điểm lâm sàng của bệnh lý ĐMC rất khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí giảiphẫu, mức độ và đặc điểm tổn thương khác nhau của ĐMC. Hai bệnh lý hay gặpnhất là phình và bóc tách ĐMC sẽ được đề cập đến một cách cụ thể trong các phầnsau.A. Phình ĐMC do vữa xơ:Nguyên nhân: Phình ĐMC ngực do nhiều nguyên nhân khác nhau như: loạn sản(hay gặp trong bệnh giãn vòng van gây bệnh lý ĐMC lên annulo-ectasiante), xơvữa ĐM, viêm nhiễm, vi khuẩn (giang mai), trong đó nguyên nhân phổ biến nhấtlà phình ĐMC do vữa xơ.Kiểu giãn: Thường gặp kiểu giãn hình thoi, có khi giãn dạng túi. Có thể giãn 1đoạn hoặc nhiều đoạn ĐMC.Khoảng 3/4 phình ĐMC do vữa xơ xảy ra tại ĐMC bụng. Bình thường đường kínhcủa ĐMC bụng tại vị trí động mạch thân tạng đo được khoảng 2 cm, ngay phíadưới ĐM thận là 1,8 cm và đường kính này giảm dần cho tới chỗ phân chia ĐMchậu gốc. Gọi là phình ĐMC khi động mạch ở một vị trí nào đó bị giãn liên tụcvới đường kính lớn hơn 1,5 lần so với đường kính bình thường của đoạn đó. Tuynhiên, đường kính của ĐMC thay đổi theo chiều cao, chủng người…do vậy ngàynay người ta thống nhất gọi là phình ĐMC khi đường kính ĐMC 4 cm.1. Lâm sàng: tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương của khối phình a. Phình ĐMC bụng:Hầu hết không có triệu chứng lâm sàng; chỉ phát hiện được khi tình cờ thăm khámlâm sàng hoặc làm siêu âm, X quang bụng. Một số ít bệnh nhân có cảm giác đầybụng, hoặc cảm giác đau bụng vùng hạ vị, đau vùng lưng. Đau có cảm giác như cokéo tại một vị trí cố định, không lan xuyên. Khác với các loại đau khác của vùngbụng thường có tư thế giảm đau, triệu chứng đau trong phình ĐMC bụng không cótư thế giảm đau, cơn đau thường kéo dài vài giờ hoặc có khi cả ngày. Triệu chứngđau xuất hiện đột ngột, dữ dội thường là dấu hiệu đe doạ của vỡ phình.Khi phình lớn của ĐMC bụng, có thể quan sát thấy hình ảnh ĐMC bụng đập khibệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, duỗi chân (triệu chứng này sẽ khó quan sát được ởnhững người béo). Khám bụng bệnh nhân có thể sờ thấy khối phình; khi sờ nắnmà bệnh nhân thấy đau cần phải hết sức thận trọng vì triệu chứng đau có thể là dấuhiệu báo trước của vỡ khối phình.Ngoài ra có thể thấy các dấu hiệu kết hợp của VXĐM chi d ưới như mất mạch bẹn,mạch khoeo chân, mạch mu chân hay nghe thấy tiếng thổi ở vị trí của ĐM khi cóhẹp ĐM do VX. b. Phình ĐMC ngực:Chiếm 1/4 các trường hợp phình ĐMC do vữa xơ. Vị trí của phình có thể gặp ở bấtcứ đoạn nào của ĐMC ngực. Hay gặp nhất là tại quai ĐMC và ĐMC xuống; ĐMClên ít bị tổn thương hơn. Phình ĐMC ngực do VX thường kết hợp với các tổnthương VXĐM lan toả tại các vị trí khác, đặc biệt là ĐM thận, ĐM não và ĐMvành. Triệu chứng của các tổn thương phối hợp này thường rõ rệt hơn nhiều cáctriệu chứng của phình ĐMC ngực.Triệu chứng của phình ĐMC ngực chủ yếu phụ thuộc vào kích thước và vị trí củacác cơ quan xung quanh mà khối phình chèn ép vào. Với phình ĐMC xuống, chènép vào phổi-phế quản gây nên các dấu hiệu lâm sàng như ho, khó thở, tiếng thở rít,ho ra máu, viêm phổi tái diễn, chảy máu trong phế nang. Bệnh nhân có thể bị khàntiếng do khối phình chèn ép vào dây thần kinh quặt ngược, hoặc nuốt nghẹn, nuốtkhó do chèn ép vào thực quản. Một số ít bệnh nhân có thể thấy dấu hiệu chèn épvào tĩnh mạch chủ trên do khối phình làm cản trở dòng chảy tĩnh mạch, gây nêntriệu chứng phù áo khoác.Đau ngực cũng là dấu hiệu thường gặp, đau tại một vị trí cố định, không lan xuyênvà thường kéo dài liên tục, đôi khi bệnh nhân đau theo nhịp mạch đập gây n ên cảmgiác rất khó chịu. Sự vỡ túi phình thường thường khởi đầu bằng dấu hiệu đau độtngột, dữ dội tại các vị trí đã có đau từ trước đó.2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:a. X quang thông thường: Đối với phình ĐMC bụng rất khó đánh giá do hình ảnh ruột và các tạngtrong ổ bụng che lấp. Khi có đóng vôi thành ĐM thì sẽ quan sát thấy đường viềnquanh khối phình.Đối với phình ĐMC ngực có thể quan sát thấy rất rõ hình ảnh quai ĐMC hoặcĐMC lên hay xuống giãn rộng. Tuy nhiên cần chú ý phân biệt với hình ảnh củacác khối u trung thất. Siêu âm:a. Hình siêu âm tim qua thực quản. Giãn ĐMC xuống đường kính 7 cm và huyết khối bám thành ĐM (Th), âm cuộn (mũi tên) trong lòng Hình ảnh phình ĐMC lên ở mặt cắt trục dọc trên siêu âm qua thực quản, đường kính chỗ phình 8,5 cm. An: Phình.Là phương pháp qu ...

Tài liệu được xem nhiều: