Danh mục

THẬT,GIẢ MỸ THUẬT VIỆT NAM

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.65 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã gần một năm trôi qua kể từ khi họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái kiện hãng đấu giá danh tiếng Sotheby’s “cố ý” dùng tranh giả. Việc này khiến dư luận xôn xao nhưng thực hư thế nào thì quả tình không một ai nắm chắc. Nhân đây, Ban biên tập Tạp chí Mỹ thuật xin đăng lại bài viết của tác giả Seth Mydans mang tên A legacy of War: Fake Art in Việt Nam đăng trên Diễn đàn Thông tin Quốc tế của Mỹ ngày 31/7/2009. Thời gian...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THẬT,GIẢ MỸ THUẬT VIỆT NAM THẬT,GIẢ MỸ THUẬT VIỆT NAM họa sĩ Bùi Thanh Phương bên cạnh những tác phẩm của cha, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái Đã gần một năm trôi qua kể từ khi họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái kiện hãng đấu giá danh tiếng Sotheby’s “cố ý” dùng tranh giả. Việc này khiến dư luận xôn xao nhưng thực hư thế nào thì quả tình không một ai nắm chắc. Nhân đây, Ban biên tập Tạp chí Mỹ thuật xin đăng lại bài viết của tác giả Seth Mydans mang tên A legacy of War: Fake Art in Việt Nam đăng trên Diễn đàn Thông tin Quốc tế của Mỹ ngày 31/7/2009. Thời gian mà tác giả đề cập tới trong bài viết đã hơi “chậm” một chút so với hiện tại - ví dụ như giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật hiện tại là ông Vi Kiến Thành chứ không còn là ông Trương Quốc Bình. Nhưng trong bài viết chúng tôi xin được giữ nguyên chức danh. Điều đáng quan tâm trong bài viết là tác giả đặt đã đưa ra một số tư liệu có nguồn gốc. Thật, giả của những vấn đề sẽ được điều trần như thế nào... Xin mời quí vị độc giả tham khảo bài viết dưới đây. Ngay cả Giám đốc Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội cũng không biết rõ có bao nhiêu tác phẩm và hiện vật trưng bày trong viện bảo tàng này, dưới quyền quản lý của ông, là chính bản và bao nhiêu bản copy vô cùng khéo léo là bản nhái. Nhưng ông nói ông sẽ cố gắng tìm cho ra vấn đề. Nhiều tác phẩm tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có thể là những bản sao được thực hiện để trưng bày thay thế những nguyên bản trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Giờ đây không rõ bức nào là thật, bức nào là giả nữa. Bùi Thanh Phương ở nhà cùng những tác phẩm của cha anh, Bùi Xuân Phái, gọi bước chuyển đổi mỹ thuật không được theo dõi, giám sát này là một “tai hoạ”. Hiện có khoảng 20.000 hiện vật treo trên tường, đặt trong các phòng trưng bày và cất trong kho, bao gồm các tranh, tượng, tác phẩm sơn mài, gốm, các tượng cổ và các đồ mỹ nghệ truyền thống. Nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Trương Quốc Bình nói: “Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện một cuộc rà soát lại một cách toàn diện các hiện vật trưng bày và cất trong kho của chúng tôi. Sau khi chúng tôi đánh giá được toàn bộ các hiện vật, chúng tôi sẽ ghi rõ hiện vật ấy có phải là nguyên bản hay không.” Ông Bình đã và đang giải quyết nhiều vấn đề về tính xác thực của các tác phẩm mỹ thuật trong Bảo tàng. Các giám tuyển mỹ thuật và các nghệ sĩ đã ý thức được việc này nhiều năm rồi, nhưng mãi tới tháng 4 vừa qua, nó mới trở thành vấn đề được công chúng bàn luận nhiều, khi nó được nêu lên tại một hội nghị về bản quyền tổ chức tại Đà Nẵng. Phần lớn tình trạng lẫn lộn này là di sản của cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, kết thúc năm 1975, và cuộc chiến tranh chớp nhoáng với Trung Hoa năm 1979, ở mức độ nhẹ hơn. Cuối những năm 1960, sợ rằng Mỹ sẽ ném bom Hà Nội, các quan chức bảo tàng đã sơ tán hàng trăm tác phẩm quan trọng về nông thôn cất giữ cho an toàn. Để thế vào chỗ của chúng trên các bức tường trưng bày, viện bảo tàng đã đặt các bản tranh chép: một số do chính các tác giả nguyên bản vẽ lại, một số do những người tập sự của các nghệ sĩ chép, một số do chính các nghệ sĩ chuyên chép tranh tay nghề cao, công tác tại phòng phục chế của bảo tàng đảm nhiệm. Tất cả đều là những bản sao trứ danh - hoặc còn gọi là phiên bản, như người Việt vẫn thường gọi những họa phẩm do chính tác giả của chúng sao chép lại. . Nhưng giờ đây, “nó là cả một tai hoạ” Bùi Thanh Phương, con trai của Bùi Xuân Phái là một họa sĩ nổi tiếng nói: “Người xem không dám chắc liệu những gì họ đang nhìn thấy là thật hay giả nữa.” Ông Phương nói ông không biết rõ bức nào trong số 7 bức được trưng bày trong bảo tàng là do chính cha ông vẽ nữa. Cha ông đã qua đời năm 1988. Ông Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội, người đã đọc tham luận gây tranh cãi tại hội nghị về bản quyền tác giả hồi tháng 4, cho biết trong một số trường hợp rõ ràng là ta không thể nắm được các nguyên bản hay các phiên bản được đem sơ tán cất giấu nữa. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, ông Bảo nói: “Do không có chuyện giám sát, nên khi các nghệ sĩ đem tranh về nhà họ có thể sao làm nhiều bản. Họ rất có thể giữ lại nguyên bản. Ta không có cách nào nắm được cả” Tại hội nghị, ông đã nói với cử tọa rằng: “Do công tác quản lý kém, viện bảo tàng đã mất nhiều tác phẩm nguyên bản trong thời gian đó,” rồi ông nói thêm rằng các cán bộ nghiên cứu không được phép kiểm tra tác phẩm “trong khi công chúng không biết rằng đấy là những phiên bản sao chép” Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn lý do tại sao ông lại nêu vấn đề đó vào lúc này, sau bao năm im ắng, lặng thinh, thì ông đáp: “Giờ đây, chúng tôi được tự do, dân chủ hơn và chúng tôi lên tiếng muốn bảo đảm rằng viện bảo tàng không còn trưng bày những bản sao nữa.” Nguyễn Quí Đức, chủ một gallery nhỏ chuyên “lăng-xê” các nghệ sĩ trẻ, đã nói sự cởi mở mới này đối với các kho tàng mỹ thuật của đất nước đã có thể diễn ra theo tinh thần của một chính sách gọi là “hội nhập”. Ông Đức nói “Hiện nay, “hội nhập” là một ...

Tài liệu được xem nhiều: