Danh mục

Thay chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bằng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): Liệu Việt Nam có sẵn sàng

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.72 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày chuẩn mực kế toán (CMKT) khi được ban hành đòi hỏi phải phù hợp với khuôn khổ thể chế của mỗi quốc gia. Vì vậy để đáp ứng xu hướng các quốc gia cùng sử dụng chung bộ chuẩn mực, các quốc gia sẽ phải thay đổi thực sự hệ thống kinh tế của mình và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ khi muốn theo xu hướng này. Theo Võ (2014) thì các nhà hoạch định chính sách Việt Nam dự kiến sẽ cho áp dụng tự nguyện IFRS từ 2017 và bắt buộc áp dụng IFRS từ 2020 cho tất cả các tổ chức có lợi ích đại chúng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thay chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bằng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): Liệu Việt Nam có sẵn sàng n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam THAY CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS) BẰNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS): LIỆU VIỆT NAM CÓ SẴN SÀNG? #T.S Phan Thị Hồng Đức (PhD, CPA Australia, CIMA, CGMA), - Đại học RMIT, Melbourne, Australia Ths. Nguyễn Thanh Hà (MA, CPA US) - Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Tp.HCM, Việt Nam Th.s Nguyễn Thị Phước (MA), - Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Giới thiệu Khi đề cập đến tính chặt chẽ của báo cáo tài chính (BCTC) thì chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) được công nhận là tiêu chuẩn tốt nhất để ghi nhận và công bố thông tin kế toán.Tuy nhiên bộ chuẩn mực này vẫn chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới áp dụng, mà nhiều nước hiện nay vẫn sử dụng chuẩn mực riêng. Hơn nữa đa số các quốc gia đã nhận ra những lợi ích khi hội tụ với IFRS đó là IFRS phù hợp với thương mại hóa toàn cầu và thông tin cung cấp cho các bên liên quan cũng được rõ ràng hơn. Nhưng giữa thực tế và ước muốn vẫn có khoảng cách lớn. Hơn nữa, chuẩn mực kế toán (CMKT) khi được ban hành đòi hỏi phải phù hợp với khuôn khổ thể chế của mỗi quốc gia. Vì vậy để đáp ứng xu hướng các quốc gia cùng sử dụng chung bộ chuẩn mực, các quốc gia sẽ phải thay đổi thực sự hệ thống kinh tế của mình và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ khi muốn theo xu hướng này. Theo Võ (2014) thì các nhà hoạch định chính sách Việt Nam dự kiến sẽ cho áp dụng tự nguyện IFRS từ 2017 và bắt buộc áp dụng IFRS từ 2020 cho tất cả các tổ chức có lợi ích đại chúng (public interest entities) ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp (DN) niêm yết, ngân hàng, tổ chức tín dụng, Cty bảo hiểm. Quá trình hội tụ giữa CMKT Việt Nam (VAS) và chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) đã được tiến hành nhưng rất ít người hành nghề kế toán thực sự hiểu sâu về IFRS. Những người có đánh giá tốt nhất cho việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là những người đang hành nghề trong lĩnh vực kế toán & kiểm toán. Do đó bài viết này trình bày ý kiến khảo sát ba nhóm người hành nghề kế toán bao gồm (1) kế toán viên công chứng, (2) kế toán DN và (3) giảng dạy kế toán. Tác giả hy vọng kết quả khảo sát này sẽ cho ủy ban soạn thảo CMKT Việt Nam những thông tin hữu ích để đưa ra các quyết định ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng kế toán Việt Nam. Bàn về tiếp nhận IFRS, một loạt câu hỏi cần được giải quyết là (1) Liệu IFRS có trở thành CMKT toàn cầu được không? (2) IFRS mang lại những lợi ích thực sự nào cho con người cũng như các tổ chức trên toàn thế giới? (3) Những quy định nào cần thay đổi để CMKT quốc gia hội tụ với CMKT quốc tế? (4) Những thay đổi này cần được giải quyết như thế nào trong tất cả các tổ chức? Một số các báo cáo và nghiên cứu học thuật đã nêu ra giải pháp cho vấn đề này. Một số ý kiến ủng hộ IFRS thì cho rằng IFRS chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường vốn và nhà đầu tư. Cụ thể Daske và cộng sự (2013) chỉ ra rằng IFRS phù hợp với các quốc gia có thị trường vốn phát triển vì vậy nó phù hợp với các nhà đầu tư và giúp công khai tài chính được toàn diện và rõ ràng hơn so với CMKT quốc gia. Một số nghiên cứu khác kết luận việc chuyển sang IFRS sẽ làm tăng ảnh hưởng tích cực đến thị trường vốn, tăng tính 54 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam có thể so sánh và đáng tin cậy của BCTC. Tuy nhiên, vấn đề hội tụ với IFRS phải xem xét khả năng tương thích của IFRS với thể chế và môi trường pháp luật của các quốc gia khác nhau. Mặc dù, IFRS phù hợp với thị trường vốn nhưng hiện vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn đối với nhận định mà một số học giả đã đưa ra như: “các quốc gia mới nổi có thể sẽ không lập tức nhận được tác động tích cực từ thị trường vốn vì các quốc gia này đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên chưa có cơ chế bắt buộc tuân thủ hoàn toàn”. Tuy nhiên khi càng nhiều nền kinh tế mới nổi tiếp nhận IFRS thì mô hình tiếp nhận cho mỗi quốc gia là vấn đề đáng quan tâm. Lý thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trong giai đoạn chuyển tiếp chưa được nghiên cứu nhiều. Việt Nam là ví dụ điển hình cho trường hợp này và đây không chỉ là khe hổng nghiên cứu của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi mà còn ở các quốc gia đã có cam kết chuyển đổi sang IFRS. Điều này làm cho “hệ thống kế toán- accounting ecology” (theo Gernon và Wallace, 1995) trải qua một sự thay đổi hoàn toàn. Các công bố gần đây của Hiệp Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Liên Đoàn Kế toán Châu Á Thái Bình Dương (CAPA) đã nhấn mạnh rằng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn vào các nước đang phát triển. Do đó nghiên cứu này được thực hiện để đưa ra những nhận định của giới học thuật và những người hành nghề kế toán khi Việt Nam tiếp nhận IFRS. Cụ thể, nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu (CHNC) sau: 1. Những lợi ích Việt Nam nhận được khi tiếp nhận IFRS là gì? (CHNC 1) 2. Những bất l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: