Danh mục

Thể chế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam giai đoạn 2010-2022

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 494.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ thực nghiệm giữa chất lượng thể chế với cơ cấu kinh tế ở 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực phi nông nghiệp sẽ phát triển hơn nếu các địa phương tập trung nỗ lực vào các yếu tố tác động đến suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: gia nhập thị trường, chất lượng đào tạo lao động tại địa phương; sự minh bạch thông tin và chính sách của chính quyền; và các vấn đề pháp lý như bảo đảm quyền tài sản, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm an ninh trật tự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thể chế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam giai đoạn 2010-2022 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3THỂ CHẾ VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 Bùi Thị Hoàng Mai Đỗ Thị Hà Anh Học viện Chính sách và Phát triển Email: buihoangmai@apd.edu.vn, dothihaanh@apd.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ thực nghiệm giữa chất lượng thể chếvới cơ cấu kinh tế ở 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2022. Kết quảnghiên cứu cho thấy khu vực phi nông nghiệp sẽ phát triển hơn nếu các địa phương tập trungnỗ lực vào các yếu tố tác động đến suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như: gia nhậpthị trường, chất lượng đào tạo lao động tại địa phương; sự minh bạch thông tin và chính sáchcủa chính quyền; và các vấn đề pháp lý như bảo đảm quyền tài sản, bảo đảm thực hiện hợpđồng, bảo đảm an ninh trật tự. Ngược lại, các yếu tố có tính vụ việc trong quá trình kinhdoanh như tiếp cận đất đai, chi trả chi phí không chính thức, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp,hay sự linh động của chính quyền khi giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp đều khôngtác động đến sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp của nền kinh tế địa phương. Kết quảnghiên cứu cung cấp thông tin cho các địa phương ở Việt Nam để định hướng cải cách thể chếở cấp địa phương nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa nền kinh tế. Từ khóa: Thể chế; Cơ cấu kinh tế; Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp; Năng lực cạnh tranhcấp tỉnh; Công nghiệp hóa 1. Giới thiệu Cơ cấu kinh tế là một trong những thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế. Cơcấu kinh tế thể hiện mức độ hiện đại, cân đối, phù hợp của nền kinh tế và được xem là một mục tiêuquan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Để đạt được mục tiêu về cơ cấu kinh tế, điều quan trọng là phải có thể chế thích hợp đểphân bổ nguồn lực, kích thích đổi mới sáng tạo, và kích thích tăng trưởng. Thực tế này cho thấycần tìm ra những khía cạnh của thể chế có thể giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướngmong muốn để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Bối cảnh nghiên cứu cho thấy, về mặt lý thuyết, các nghiên cứu thuộc trường phái kinh tế họcthể chế đã khẳng định tầm quan trọng của thể chế với tăng trưởng kinh tế. Về mặt thực nghiệm, chủđề của các nghiên cứu khá đa dạng, xoay quanh vấn đề thể chế với tăng trưởng kinh tế, thể chế vớithu hút FDI, thể chế với việc làm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có hầu như ít đề cập đến mốiquan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế. Với nhận định ban đầu cho rằng, việc dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực kinh tế cóđược thuận lợi và đúng hướng hay không phụ thuộc rất nhiều vào thể chế kinh tế, chúng tôi chorằng cần thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để tìm hiểu những khía cạnh thể chế nào có thểgiúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tốt hơn. 20 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nghiên cứu này có hai đóng góp. Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất khung nghiên cứu thựcnghiệm về mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế. Thứ hai, nghiên cứu kiểm định mối quanhệ giữa các khía cạnh của thể chế với cơ cấu kinh tế, qua đó, chỉ ra được những khía cạnh thểchế nào có tác động mạnh mẽ tới sự dịch chuyển nguồn lực giữa các khu vực kinh tế. Kết quảnghiên cứu có thể giúp cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách có thêm thôngtin về những khía cạnh thể chế cần tác động để có được kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưmong muốn. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế trong các nghiên cứu lý thuyết Khi bàn về mối quan hệ giữa thể chế và cơ cấu kinh tế, khái niệm cơ cấu kinh tế thườngđược đề cập với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong các nghiên cứu thuộc chủ đề này, cơ cấukinh tế được xem xét ở góc độ tỷ lệ các mặt hàng có lợi suất tăng theo quy mô, tức là nhữngmặt hàng có giá trị gia tăng cao và hàm lượng công nghệ lớn (Constatine, 2017), hoặc đượcxem như vị trí của quốc gia trong bản đồ không gian sản phẩm (Hidalgo, 2007), hoặc được đánhgiá theo tỷ lệ GDP của ngành cấp ba (các ngành dịch vụ) so với các ngành cấp hai (các ngànhcông nghiệp chế biến chế tạo) (Chen & Xie, 2019), hoặc là theo tỷ trọng GDP của những ngànhcó tăng trưởng năng suất cao hơn mức tăng trưởng năng suất bình quân của cả nền kinh tế. Các loại thể chế cũng được chia thành hai nhóm chính: thể chế sản xuất; thế chế giaodịch. Trong đó thể chế sản xuất là những quy định, chính sách pháp luật liên quan đến hoạtđộng sản xuất và giao thương như chính sách ngành, chính sách thuế, trợ cấp, chính sách đấtđai, chính sách lao động tiền lương. Thể chế giao dịch là những quy định liên quan đến quyềntài sản, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và các định chế đảm bảo thực hiện hợp đồng. Các nhànghiên cứu theo chủ nghĩa thể chế hiện đại, đại diện là Constatine (2017) cho rằng thể chế sảnxuất mới là những yếu tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về cơ cấu kinh tế và cục diện tăng trưởngvà phát triển ở mỗi quốc gia. Còn thể chế giao dịch thì chỉ có thể là điều kiện cần của dịchchuyển cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế được cho là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể tớicơ cấu nguồn lực của nền kinh tế (Lin và Wang, 2008), vốn nhân lực, thâm dụng vốn tư bản,sự tham gia sáng tạo và chuyển giao tri thức thông qua đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu triểnkhai, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu. Việc nâng cấp cơ cấu kinh tế còn được cho làphụ thuộc vào chất lượng thể chế (Nelson, 2008; ...

Tài liệu được xem nhiều: