Danh mục

Thế giới đồ vật trong vang bóng một thời

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.12 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài khai thác Vang bóng một thời ở khía cạnh thế giới đồ vật, một yếu tố làm nên thành công của tác phẩm. Đặt thế giới đồ vật vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, bài viết đi vào phân tích sự biểu hiện của đồ vật ở các tầng cấu trúc văn bản: Thế giới đồ vật trong bức tranh không gian, thời gian độc đáo và trong sự tương tác với thế giới nhân vật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới đồ vật trong vang bóng một thời THẾ GIỚI ĐỒ VẬT TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI LÊ THỊ NGỌC TRÂM Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Đề tài khai thác Vang bóng một thời ở khía cạnh thế giới đồ vật, một yếu tố làm nên thành công của tác phẩm. Đặt thế giới đồ vật vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, bài viết đi vào phân tích sự biểu hiện của đồ vật ở các tầng cấu trúc văn bản: thế giới đồ vật trong bức tranh không gian, thời gian độc đáo và trong sự tương tác với thế giới nhân vật. Trong hệ thống đó, đồ vật đã thể hiện được các chức năng như một nhân vật văn học: chức năng văn hóa lịch sử, chức năng phát triển kết cấu - cốt truyện, chức năng thẩm mỹ… Qua đó, thế giới đồ vật đã nói lên được tư tưởng, quan niệm của tác giả về nghệ thuật, về cuộc đời. Giá trị và ý nghĩa của Vang bóng một thời đã được thế giới đồ vật tô đậm, khơi sâu và khẳng định một lần nữa. Từ khóa: Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, thế giới đồ vật, nghệ thuật1. MỞ ĐẦUNguyễn Tuân là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam. Thời gian đã khẳngđịnh tài năng nghệ thuật của nhà văn, một lối chơi độc tấu giữa văn đàn. Những tácphẩm truyện ngắn và tùy bút đã định hình phong cách Nguyễn Tuân, một giọng ngông,một chủ nghĩa xê dịch được thể hiện qua sự gọt giũa ngôn từ sắc sảo, gai góc. Vangbóng một thời, tập truyện ngắn trước Cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiệnđược cái ngạt ngào của nghệ thuật ngôn từ. Vũ Ngọc Phan nhận định Vang bóng mộtthời như một bức họa cổ giữa văn đàn Việt Nam (trong Nguyễn Tuân). Cổ và quý. Mỗingười tìm đến với bức họa cổ ấy ở một khía cạnh khác nhau để khai mở những giá trịđặc sắc của đứa con tinh thần được thai nghén kĩ lưỡng. Tuy nhiên, với một tác phẩmnghệ thuật lớn, Vang bóng một thời luôn là một ẩn số đằng sau lớp ngôn từ. Khai thácthế giới đồ vật trong Vang bóng một thời là cách để khám phá những nguồn chưa aikhơi một cách toàn diện và sâu sắc hơn.Là cánh cửa đưa đến tầng sâu tư tưởng tác phẩm, thể giới nghệ thuật phản chiếu tâmhồn và tài nghệ của người cầm bút. Trong một tác phẩm văn học, sự thành công khôngchỉ nằm ở hình tượng con người mà đôi khi còn nằm ở thế giới đồ vật, sự vật. Đó làcánh rừng réo rắt, bạt ngàn đồng hành cùng dân làng Xô Man qua bao gian khổ trongRừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); là cây đàn nghêu ngao đi cùng người nghệ sĩ lãngdu qua những nẻo đường phiêu bạt trong thi phẩm Thanh Thảo; là đài Cửu Trùng siêuviệt, ngạo nghễ để rồi tàn lụi cùng với người chủ nhân bất hạnh trong vở bi kịch VũNhư Tô của Nguyễn Huy Tưởng... Sự thành công của Vang bóng một thời không chỉnằm ở hệ thống nhân vật tài hoa, không chỉ ở một giọng điệu ngông ngạo rất riêng màdường như, còn kết tinh ở thế giới đồ vật độc đáo.Đồ vật đã xuất hiện từ những tác phẩm Thần thoại thuở sơ khai nhưng với tư cách là mộtđạo cụ, một công cụ để con người sử dụng dâng tế thần linh, một phương tiện laoKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 200-206THẾ GIỚI ĐỒ VẬT TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI 201động. Đến giai đoạn văn học Trung đại, đồ vật đại diện cho khí chất con người. Trong vănhọc hiện đại, đồ vật từ một phương tiện đã trở thành một đối tượng. Tồn tại như một hìnhtượng trung tâm trong tác phẩm, thế giới đồ vật là một thế giới nhân vật đặc biệt được nhàvăn tạo ra để thể hiện tư tưởng. “Mọi nghệ sĩ đều nói bằng thứ ngôn ngữ đồ vật của thờimình” (Chudakhov), đồ vật không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là biểu hiện của vănhóa, được xem xét như một giá trị thẩm mỹ và triết học. Đồ vật trong thời kì văn học hiệnđại đã được xây dựng như một thế giới tự trị, có cấu trúc và những quy luật riêng.2. THẾ GIỚI ĐỒ VẬT - THẾ GIỚI CỦA VĂN HÓA, CỦA CÁI ĐẸP TRONG VANGBÓNG MỘT THỜIThụy Khuê cho rằng “Nguyễn Tuân đã thật sự mở ra một „trường phái đồ vật‟ của riêngmình” [3]. Nhà văn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ và tiếp cận đồ vật ởphương diện văn hóa, thẩm mỹ. Trong sự tồn tại tự thân, Nguyễn Tuân trả về cho đồ vật mộtgiá trị nhất định. Khi tách khỏi con người, chúng là một biểu hiện của văn hóa, thẩm mỹ.Trong mối quan hệ với con người, thế giới đồ vật là lăng kính phản ánh tư tưởng tác giả.Thế giới đồ vật trong Vang bóng một thời là tiếng nói của văn hóa, của cái đẹp. Vangbóng một thời của Nguyễn Tuân miêu tả tinh tế các thói ăn chơi hưởng lạc của tầng lớpquý tộc phong kiến cũng như những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Thế giới đồ vật là mộtthành tố cấu thành đời sống tinh thần, nghệ thuật hưởng lạc ấy. Tác phẩm như một nhàbảo tàng văn hóa dân tộc, nơi đó trưng bày những hiện vật của một thời xưa. Có thể nói,Vang bóng một thời là bộ sưu tập những bảo vật. Từ những đồ vật nhân tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: