Danh mục

Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Đức Sơn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.93 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Đức Sơn. Ông sáng tác đa dạng song có nhiều đóng góp nhất trong lĩnh vực thơ ca. Vũ trụ thơ Nguyễn Đức Sơn phong phú, đa dạng, độc đáo và hàm chứa cả những vấn đề dễ gây tranh luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Đức Sơn TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 21, Số 1 (2024): 107-114 Vol. 21, No. 1 (2024): 107-114 ISSN: Website: https://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.1.4099(2024) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN ĐỨC SƠN Phùng Gia Thế Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Việt Nam Tác giả liên hệ: Phùng Gia Thế – Email: phunggiathe@hpu2.edu.vn Ngày nhận bài: 12-01-2024; ngày nhận bài sửa: 20-01-2024; ngày duyệt đăng: 22-01-2024TÓM TẮT Bài viết này phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Đức Sơn. Ôngsáng tác đa dạng song có nhiều đóng góp nhất trong lĩnh vực thơ ca. Vũ trụ thơ Nguyễn Đức Sơnphong phú, đa dạng, độc đáo và hàm chứa cả những vấn đề dễ gây tranh luận. Có thể tìm thấy trongthế giới nghệ thuật thơ ông vẻ đẹp của một hồn thơ cổ điển, mộng mơ, trác việt, hòa hợp với thiênnhiên, đây đó phảng phất phong vị thiền. Nhưng thơ Nguyễn Đức Sơn dường như nổi trội hơn bởitính chất chơi giỡn, kì quái, những chen lấn thanh tục táo bạo, bất ngờ. Trên cơ sở phương pháp hệthống và cái nhìn lịch sử, bài viết tập trung phân tích những nét độc đáo trong thế giới nghệ thuậtthơ Nguyễn Đức Sơn nhằm góp phần khẳng định vị trí của ông trong đời sống thi ca Việt Namhiện đại. Từ khóa: Nguyễn Đức Sơn; thơ; thế giới nghệ thuật1. Giới thiệu Nguyễn Đức Sơn là nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Cùng với Bùi Giáng,Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên, ông được xem là một trong bốn “tứ trụ thi ca” miềnNam trước 1975. Giai đoạn sáng tạo sung sức nhất, từ trước năm 1975, ông đã công bố gầnmười tập thơ: Bọt nước (1965), Hoa cô độc (1965), Lời ru (1966), Những bài tình đầu (3tập, 1965), Vọng (1972), Đêm nguyệt động (1967), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), Dusĩ ca (1973), Tịnh khẩu (1973). Sau 1975 cho đến khi mất, Nguyễn Đức Sơn chỉ có tập thơChút lời mênh mông (2020), tập hợp các sáng tác chưa công bố của ông, phần lớn được viếttrong giai đoạn trước 1975. Thơ Nguyễn Đức Sơn được quan tâm từ sớm, song ít có bài nghiên cứu chuyên sâu.Điều này bắt nguồn từ hai nguyên nhân. Một là do quan điểm, cách nhìn, cách tiếp cận củanhà nghiên cứu đối với hiện tượng Nguyễn Đức Sơn. Hai là do bản thân thế giới thi ca củaông hàm chứa những yếu tố thanh – tục tế nhị, phức tạp. Các bài viết tiêu biểu có thể kể đếnbao gồm: Thơ Nguyễn Đức Sơn của Võ Phiến (Vo, 1966); Nguyễn Đức Sơn, nhà thơ củaNguyễn Mạnh Trinh (Nguyen, 2012); Nguyễn Đức Sơn – Sao Trên Rừng của Phạm NgọcCite this article as: Phung Gia The (2024). The artistic world in Nguyen Duc Son’s poems. Ho Chi Minh CityUniversity of Education Journal of Science, 21(1), 107-114. 107Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Phùng Gia ThếVinh (Pham, 2017); Nguyễn Đức Sơn tập hợp những nhận xét của các học giả, văn nghệ sĩ(Tuệ Sỹ, Nhã Ca, Đinh Cường, Phạm Cao Hoàng, Nguyên Minh) về ông của Nguyên Minh(Nguyen Minh, 2014); Những vần thơ Tịnh khẩu của Nguyễn Đức Sơn của Hà Thủy Nguyên(Ha, 2023); Sơn Núi, chuyện đời quái dị và những câu thơ huyền thoại của Nguyễn HữuHồng Minh (Nguyen, 2019); bài Tựa tập thơ Chút lời mênh mông của Thích Không Hạnh(Thich Khong Hanh, 2020). Ngoài ra là loạt bài giới thiệu sơ lược cuộc đời và sáng tác củaNguyễn Đức Sơn sau khi ông qua đời năm 2020. Bài viết này trên cơ sở phân tích những điểm độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơNguyễn Đức Sơn nhằm khẳng định vị trí đặc biệt của ông trong bản đồ thơ ca Việt Namhiện đại.2. Nội dung nghiên cứu Nguyễn Đức Sơn nổi tiếng bởi thơ, nhưng trên hết, ông nổi tiếng bởi chính cuộc đời“kì dị” của chính mình. Sinh thời, ngay từ khi còn rất trẻ, Nguyễn Đức Sơn đã dị ứng quyếtliệt với thời đại mình, với thế giới hiện đại, bởi theo ông đó là căn nguyên làm phai nhạtnhân tâm. Trong Tịnh khẩu (Thay lời bạt – trích thư gửi cha từ Blao), ông viết: “Và con biếtđâu đây chỉ trong một ngày thôi, hàng vạn tấn bom cũng đang được cái pháo đài bay B52thản nhiên đổ xuống. Trong tiếng gầm rú của Cơ Khí và Kĩ Thuật vắng mặt hoàn toàn bấtcứ chút gì thuộc về Nhân Tính” (Nguyen, 1973, p.7). Ở một đoạn khác, ông viết: “Mà thanhminh, bày tỏ cái gì nữa trong một thế giới đã vắng bóng Hiền Nhân, không, bóng Con Người,mà chỉ còn có Cơ Khí.” (Nguyen, 1973, p.10). Ông tự nhận mình là kẻ sống bằng “lửa tịchmịch” và “hơi lạnh thiên thu”: Sáng mênh mông/ Ta đi thơ thẩn trong vườn hồng/ Ồ bông, ...

Tài liệu được xem nhiều: