Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 277.84 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Văn học Việt Nam trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cây bút trẻ, đặc biệt là những cây bút nữ. Những tác phẩm của họ ngày càng được bạn đọc và giới nghiên cứu đánh giá cao. Họ không những góp phần đổi mới tư duy nghệ thuật mà còn làm mờ dần nếp nghĩ xưa về văn học vùng miền. Nguyễn Ngọc Tư là một trường hợp như thế. Từ khi cây bút trẻ này xuất hiện thì văn học miền Nam đã có nhiều khởi sắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ NGUYỄN THỊ KIM HẢO Khoa Ngữ văn 1. MỞ ĐẦU Văn học Việt Nam trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cây bút trẻ, đặc biệt là những cây bút nữ. Những tác phẩm của họ ngày càng được bạn đọc và giới nghiên cứu đánh giá cao. Họ không những góp phần đổi mới tư duy nghệ thuật mà còn làm mờ dần nếp nghĩ xưa về văn học vùng miền. Nguyễn Ngọc Tư là một trường hợp như thế. Từ khi cây bút trẻ này xuất hiện thì văn học miền Nam đã có nhiều khởi sắc. Chị đã tạo nên sức hút đối với văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung. Sau thành công ở thể loại truyện ngắn và tản văn, đặc biệt là “hiện tượng Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã chính thức đặt chân vào địa hạt của tiểu thuyết. Tiểu thuyết Sông được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Nhà văn đã tạo ra một thế giới người cô đơn, mang phức cảm phức tạp, dấn thân đi tìm bản thể giữa một miền sông nước mênh mông. Với Sông, người đọc nhận ra những đặc sắc nghệ thuật mới trong hành trình sáng tạo văn chương của Nguyễn Ngọc Tư. 2. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN Tựa sách trong phác thảo ban đầu là Ngàn dặm sông, nhưng sau chỉ gọn một chữ Sông. Có thể xem sông Di là nhân vật chính của tiểu thuyết này. Nó là dòng chảy chính, xuyên qua rất nhiều số phận, là dòng sông của những mảnh đời con con. Nó là khát vọng của đời người. Cuộc sống soi bóng xuống dòng sông khát vọng, hắt lên những cô độc, bấp bênh và buồn thảm. Thân phận con người vừa đau khổ, vừa mong manh. Cái chết có thể đổ ụp lên đầu bất cứ lúc nào. Dòng sông cứ bình thản trôi qua những thân phận bầm dập như thế. Cô đơn là một trạng thái tâm lí khá phức tạp của con người. Nỗi cô đơn của những con người trong tác phẩm không phải là cô đơn vì không có ai bên cạnh, không có ai chở che mà là họ cô đơn ngay khi có tất cả bên cạnh. Nỗi đau giấu kín mà khó ai có thể phát hiện ra được để đồng cảm, để sẻ chia. Xu cô đơn khi lớn lên trong trại trẻ mồ côi. Ân trong tác phẩm xuất hiện là người có một cuộc sống đầy đủ bên mẹ và những đồng nghiệp thân thiết như anh chị em, nhưng không ai lại biết được rằng đằng sau sự hạnh phúc bề nổi ấy ẩn chứa một nỗi đau khó diễn tả hết. Ân có cha, có mẹ nhưng cũng chỉ như một đứa trẻ sinh ra trong lạc loài, vô thừa nhận, nhớ mãi cú xô ngã chối từ cay nghiệt của bà nội. Ân cô đơn ngay trên chính hạnh phúc mà mình đang có, nó như là một gọng kìm siết chặt lấy cậu. Trong suốt chuyến đi, dù có bạn đồng hành nhưng Ân vẫn cô đơn vì anh không tìm ra được sự hòa hợp cần có giữa con người với con người, ngay cả khi “Giữa tiếng cười em, tôi bỗng nghe nhoi nhói nỗi cô độc. Hay em có khoác Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr:129-135 130 NGUYỄN THỊ KIM HẢO bao nhiêu áo, có che giấu thế nào thì tôi vẫn thấy sự quạnh hiu” [6, tr. 145] và đến lúc biến mất thì cái bóng của sự cô đơn vẫn hiện hữu ở trong con người anh. Nhân vật trong Sông của Nguyễn Ngọc Tư tự ý thức rất rõ về sự cô đơn. Bối cô đơn ở chính gia đình của mình: “Không sóng gió, Bối lớn lên, muốn gì cũng có, đòi gì cũng được. Cha mẹ Bối cùng với đứa em gái suốt ngày chỉ biết hùng hục học để kiếm danh vị. Một ngôi nhà có hai giáo sư và một tiến sĩ hoàn toàn không cãi cọ, chỉ là ít nhìn mặt nhau như nhìn mặt sách” [6, tr. 80]. Bối đã nhận ra được sự cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà thân yêu của mình. Cũng như Ân, Bối quyết định bỏ đi. Nhưng phải chăng trong suốt hành trình bỏ đi này, anh thấy mình vẫn cô đơn thế nên mới quyết định dừng chân một cách bí ẩn và bất ngờ? Rồi thì nỗi cô đơn của San: “Nỗi bơ vơ khi người anh trai bỏ lơ. Những người tình bạc bẽo. Nhớ lần đi nhận giải thưởng Tuổi xanh, lúc nửa đêm ngón tay chị bị bật máu vì con vật nào đó cắn. Lúc đó chị nghĩ là rắn, cảm giác nọc độc đang hồ hởi chạy lên tim, cảm giác máu đang đen lại. Chị gọi Hựu không nghe máy…” [6, tr. 220]. Để rồi thuốc ngủ đã giúp chị chìm sâu vào nỗi cô đơn ấy mà như chị đã nói “trốn vào thứ gì đó để quên”. Còn nhiều sự cô đơn ở các nhân vật khác nữa như Cao, như Ánh… tất cả đều cô đơn. Tuy nhiên, ở đây xuất hiện nghịch lí tạo nên mâu thuẫn trong bản thân nhân vật. Họ biết mình dù có đi suốt cuộc hành trình thì vẫn cô đơn nhưng họ học cách tự chấp nhận và không muốn quay về. Bởi vì nếu quay về thì bản thân mỗi người cũng không biết mình sẽ làm gì ở đó, mình sẽ sống như thế nào hay lại tiếp tục sống luẩn quẩn bế tắc tại cái nơi mà mình đã quyết định ra đi? Thà đi để biết mình đang sống còn hơn là đứng yên để chết mòn trong đau khổ. Ân là một trong những người đã suy nghĩ như vậy. Anh cô đơn trên hành trình nhưng lại không muốn quay về: “Lần này đi không có Tú, nhưng cậu cũng không ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ NGUYỄN THỊ KIM HẢO Khoa Ngữ văn 1. MỞ ĐẦU Văn học Việt Nam trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cây bút trẻ, đặc biệt là những cây bút nữ. Những tác phẩm của họ ngày càng được bạn đọc và giới nghiên cứu đánh giá cao. Họ không những góp phần đổi mới tư duy nghệ thuật mà còn làm mờ dần nếp nghĩ xưa về văn học vùng miền. Nguyễn Ngọc Tư là một trường hợp như thế. Từ khi cây bút trẻ này xuất hiện thì văn học miền Nam đã có nhiều khởi sắc. Chị đã tạo nên sức hút đối với văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung. Sau thành công ở thể loại truyện ngắn và tản văn, đặc biệt là “hiện tượng Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã chính thức đặt chân vào địa hạt của tiểu thuyết. Tiểu thuyết Sông được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Nhà văn đã tạo ra một thế giới người cô đơn, mang phức cảm phức tạp, dấn thân đi tìm bản thể giữa một miền sông nước mênh mông. Với Sông, người đọc nhận ra những đặc sắc nghệ thuật mới trong hành trình sáng tạo văn chương của Nguyễn Ngọc Tư. 2. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN Tựa sách trong phác thảo ban đầu là Ngàn dặm sông, nhưng sau chỉ gọn một chữ Sông. Có thể xem sông Di là nhân vật chính của tiểu thuyết này. Nó là dòng chảy chính, xuyên qua rất nhiều số phận, là dòng sông của những mảnh đời con con. Nó là khát vọng của đời người. Cuộc sống soi bóng xuống dòng sông khát vọng, hắt lên những cô độc, bấp bênh và buồn thảm. Thân phận con người vừa đau khổ, vừa mong manh. Cái chết có thể đổ ụp lên đầu bất cứ lúc nào. Dòng sông cứ bình thản trôi qua những thân phận bầm dập như thế. Cô đơn là một trạng thái tâm lí khá phức tạp của con người. Nỗi cô đơn của những con người trong tác phẩm không phải là cô đơn vì không có ai bên cạnh, không có ai chở che mà là họ cô đơn ngay khi có tất cả bên cạnh. Nỗi đau giấu kín mà khó ai có thể phát hiện ra được để đồng cảm, để sẻ chia. Xu cô đơn khi lớn lên trong trại trẻ mồ côi. Ân trong tác phẩm xuất hiện là người có một cuộc sống đầy đủ bên mẹ và những đồng nghiệp thân thiết như anh chị em, nhưng không ai lại biết được rằng đằng sau sự hạnh phúc bề nổi ấy ẩn chứa một nỗi đau khó diễn tả hết. Ân có cha, có mẹ nhưng cũng chỉ như một đứa trẻ sinh ra trong lạc loài, vô thừa nhận, nhớ mãi cú xô ngã chối từ cay nghiệt của bà nội. Ân cô đơn ngay trên chính hạnh phúc mà mình đang có, nó như là một gọng kìm siết chặt lấy cậu. Trong suốt chuyến đi, dù có bạn đồng hành nhưng Ân vẫn cô đơn vì anh không tìm ra được sự hòa hợp cần có giữa con người với con người, ngay cả khi “Giữa tiếng cười em, tôi bỗng nghe nhoi nhói nỗi cô độc. Hay em có khoác Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr:129-135 130 NGUYỄN THỊ KIM HẢO bao nhiêu áo, có che giấu thế nào thì tôi vẫn thấy sự quạnh hiu” [6, tr. 145] và đến lúc biến mất thì cái bóng của sự cô đơn vẫn hiện hữu ở trong con người anh. Nhân vật trong Sông của Nguyễn Ngọc Tư tự ý thức rất rõ về sự cô đơn. Bối cô đơn ở chính gia đình của mình: “Không sóng gió, Bối lớn lên, muốn gì cũng có, đòi gì cũng được. Cha mẹ Bối cùng với đứa em gái suốt ngày chỉ biết hùng hục học để kiếm danh vị. Một ngôi nhà có hai giáo sư và một tiến sĩ hoàn toàn không cãi cọ, chỉ là ít nhìn mặt nhau như nhìn mặt sách” [6, tr. 80]. Bối đã nhận ra được sự cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà thân yêu của mình. Cũng như Ân, Bối quyết định bỏ đi. Nhưng phải chăng trong suốt hành trình bỏ đi này, anh thấy mình vẫn cô đơn thế nên mới quyết định dừng chân một cách bí ẩn và bất ngờ? Rồi thì nỗi cô đơn của San: “Nỗi bơ vơ khi người anh trai bỏ lơ. Những người tình bạc bẽo. Nhớ lần đi nhận giải thưởng Tuổi xanh, lúc nửa đêm ngón tay chị bị bật máu vì con vật nào đó cắn. Lúc đó chị nghĩ là rắn, cảm giác nọc độc đang hồ hởi chạy lên tim, cảm giác máu đang đen lại. Chị gọi Hựu không nghe máy…” [6, tr. 220]. Để rồi thuốc ngủ đã giúp chị chìm sâu vào nỗi cô đơn ấy mà như chị đã nói “trốn vào thứ gì đó để quên”. Còn nhiều sự cô đơn ở các nhân vật khác nữa như Cao, như Ánh… tất cả đều cô đơn. Tuy nhiên, ở đây xuất hiện nghịch lí tạo nên mâu thuẫn trong bản thân nhân vật. Họ biết mình dù có đi suốt cuộc hành trình thì vẫn cô đơn nhưng họ học cách tự chấp nhận và không muốn quay về. Bởi vì nếu quay về thì bản thân mỗi người cũng không biết mình sẽ làm gì ở đó, mình sẽ sống như thế nào hay lại tiếp tục sống luẩn quẩn bế tắc tại cái nơi mà mình đã quyết định ra đi? Thà đi để biết mình đang sống còn hơn là đứng yên để chết mòn trong đau khổ. Ân là một trong những người đã suy nghĩ như vậy. Anh cô đơn trên hành trình nhưng lại không muốn quay về: “Lần này đi không có Tú, nhưng cậu cũng không ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn học Việt Nam Tiểu thuyết Sông Đổi mới tư duy nghệ thuật Văn học miền Nam Lý luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 354 11 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 330 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 241 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 206 0 0 -
91 trang 174 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 162 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 146 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 132 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 127 0 0 -
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 2
149 trang 119 0 0