Thế giới nội tâm nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 733.97 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết chủ yếu khảo sát ba tiểu thuyết đã được Sơn Lê dịch ra tiếng Việt là Cửa hoa hồng, Những người đàn bà tắm, Thành phố không mưa; thông qua cách tiếp cận phân tâm học chỉ ra những chấn thương trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ từ thuở ấu thơ, những khát vọng bản năng, nỗi cô đơn lạc lõng của người phụ nữ cũng như những mặc cảm ám ảnh tội lỗi của họ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới nội tâm nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0007 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 2, pp. 51-57 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THẾ GIỚI NỘI TÂM NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THIẾT NGƯNG Nguyễn Thị Hồng Nhung*1 và Đỗ Văn Hiểu2 1 Trường Trung học phổ thông Thăng Long, Hải Phòng 2 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thiết Ngưng là một nữ văn sĩ nổi tiếng của văn học đương đại Trung Quốc, bà dành nhiều trang tiểu thuyết viết về người phụ nữ trong đời sống đương đại với những góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn. Nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Thiết Ngưng thường ở trong trạng thái cô đơn, bế tắc, hoảng loạn, đầy ẩn ức và giằng xé nội tâm. Nghiên cứu nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng từ góc độ phân tâm học giúp người viết có cơ hội khám phá thế giới bên trong của người phụ nữ, đặc biệt là đời sống vô thức với những ẩn ức khó giãi bày. Trong bài viết này, người viết chủ yếu khảo sát ba tiểu thuyết đã được Sơn Lê dịch ra tiếng Việt là Cửa hoa hồng, Những người đàn bà tắm, Thành phố không mưa; thông qua cách tiếp cận phân tâm học chỉ ra những chấn thương trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ từ thuở ấu thơ, những khát vọng bản năng, nỗi cô đơn lạc lõng của người phụ nữ cũng như những mặc cảm ám ảnh tội lỗi của họ… Hướng triển khai này vừa góp phần làm nổi bật đặc sắc tiểu thuyết của Thiết Ngưng, vừa góp phần hiểu thêm một phần diện mạo đời sống tâm hồn của phụ nữ trong đời sống đương đại ở Trung Quốc. Từ khóa: Thiết Ngưng, văn học đương đại Trung Quốc, phân tâm học, hình tượng phụ nữ. 1. Mở đầu Thiết Ngưng là nữ văn sĩ nổi tiếng trên văn đàn đương đại Trung Quốc, nữ Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc trẻ nhất. Thiết Ngưng đặc biệt thành công với thể loại tiểu thuyết, bà đã dành nhiều trang viết về người phụ nữ trong đời sống đương đại với những góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn. Sự vận động xã hội đã tạo nên những ẩn ức mới trong người phụ nữ, họ rơi vào hoảng loạn, bế tắc, cô đơn khi đối diện với thế giới và với chính bản thân mình. Nghiên cứu văn học từ góc độ phân tâm học là hướng nghiên cứu mang lại những kết quả có giá trị. Ở Việt Nam, Đỗ Lai Thúy là người đã dịch khá nhiều tài liệu về phân tâm học và vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học Việt Nam, mà tiêu biểu là công trình Hồ Xuân Hương - Hoài Niệm Phồn Thực (NXB Văn Hóa Thông Tin, in lần đầu năm 1999). Việc vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu nhân vật văn học cũng đã được một số người nghiên cứu quan tâm, chẳng hạn Trịnh Ngọc Trâm với Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Luận văn thạc sĩ Văn học nước ngoài, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012); Chí Phèo dưới cái nhìn phân tâm học của Lê Huy Bắc [1]; Lê Vân yêu và sống từ góc nhìn phân tâm học của Nguyễn Hữu Anh. Ở bài viết này, tác giả đã khai thác chiều sâu tâm lí của người phụ nữ đương đại thông qua bức chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của nghệ sĩ Lê Vân từ điểm nhìn của thời hiện tại, qua những xung đột giữa ý thức và vô thức theo các hệ hình của phân Ngày nhận bài: 5/1/2020. Ngày sửa bài: 20/1/2020. Ngày nhận đăng: 12/2/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Nhung. Địa chỉ e-mail: nhungnguyen.hp220894@gmail.com 51 Nguyễn Thị Hồng Nhung* và Đỗ Văn Hiểu tâm học [2; tr.45- 46]. Những nghiên cứu này gợi ý cho người viết về lí thuyết và hướng triển khai trong bài viết này. Về nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu và đã có một số kết quả nghiên cứu đáng quan tâm. Luận văn thạc sĩ Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng của Phạm Thị Hòa [3] đã chỉ ra sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân và những khát vọng chân chính mà người phụ nữ, đặc biệt tính dục như một xu hướng tất yếu gắn với tình yêu, đạo đức, quan hệ xã hội… Người đàn bà tắm: Cuốn tiểu thuyết của những cuộc đối thoại văn hoá [4] của Vương Trí Nhàn đã nhấn mạnh phần lí trí của con người là phần còn lại sau cùng, toả sáng, một đời sống ý thức lấn át bản năng trong tiểu thuyết Người đàn bà tắm. Một số nghiên cứu trên cho thấy vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu nhân vật văn học là một hướng nghiên cứu cần được tiếp tục phát triển, đặc biệt là vận dụng vào nghiên cứu nhân vật người phụ nữ. Với nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng, tuy đã có một số công trình nghiên cứu, nhưng các công trình đó không triển khai dưới cái nhìn phân tâm học, vì thế đã bỏ qua một số vấn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế giới nội tâm nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0007 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 2, pp. 51-57 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THẾ GIỚI NỘI TÂM NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THIẾT NGƯNG Nguyễn Thị Hồng Nhung*1 và Đỗ Văn Hiểu2 1 Trường Trung học phổ thông Thăng Long, Hải Phòng 2 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thiết Ngưng là một nữ văn sĩ nổi tiếng của văn học đương đại Trung Quốc, bà dành nhiều trang tiểu thuyết viết về người phụ nữ trong đời sống đương đại với những góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn. Nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Thiết Ngưng thường ở trong trạng thái cô đơn, bế tắc, hoảng loạn, đầy ẩn ức và giằng xé nội tâm. Nghiên cứu nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng từ góc độ phân tâm học giúp người viết có cơ hội khám phá thế giới bên trong của người phụ nữ, đặc biệt là đời sống vô thức với những ẩn ức khó giãi bày. Trong bài viết này, người viết chủ yếu khảo sát ba tiểu thuyết đã được Sơn Lê dịch ra tiếng Việt là Cửa hoa hồng, Những người đàn bà tắm, Thành phố không mưa; thông qua cách tiếp cận phân tâm học chỉ ra những chấn thương trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ từ thuở ấu thơ, những khát vọng bản năng, nỗi cô đơn lạc lõng của người phụ nữ cũng như những mặc cảm ám ảnh tội lỗi của họ… Hướng triển khai này vừa góp phần làm nổi bật đặc sắc tiểu thuyết của Thiết Ngưng, vừa góp phần hiểu thêm một phần diện mạo đời sống tâm hồn của phụ nữ trong đời sống đương đại ở Trung Quốc. Từ khóa: Thiết Ngưng, văn học đương đại Trung Quốc, phân tâm học, hình tượng phụ nữ. 1. Mở đầu Thiết Ngưng là nữ văn sĩ nổi tiếng trên văn đàn đương đại Trung Quốc, nữ Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc trẻ nhất. Thiết Ngưng đặc biệt thành công với thể loại tiểu thuyết, bà đã dành nhiều trang viết về người phụ nữ trong đời sống đương đại với những góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn. Sự vận động xã hội đã tạo nên những ẩn ức mới trong người phụ nữ, họ rơi vào hoảng loạn, bế tắc, cô đơn khi đối diện với thế giới và với chính bản thân mình. Nghiên cứu văn học từ góc độ phân tâm học là hướng nghiên cứu mang lại những kết quả có giá trị. Ở Việt Nam, Đỗ Lai Thúy là người đã dịch khá nhiều tài liệu về phân tâm học và vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học Việt Nam, mà tiêu biểu là công trình Hồ Xuân Hương - Hoài Niệm Phồn Thực (NXB Văn Hóa Thông Tin, in lần đầu năm 1999). Việc vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu nhân vật văn học cũng đã được một số người nghiên cứu quan tâm, chẳng hạn Trịnh Ngọc Trâm với Jane Eyre từ góc nhìn phân tâm học (Luận văn thạc sĩ Văn học nước ngoài, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012); Chí Phèo dưới cái nhìn phân tâm học của Lê Huy Bắc [1]; Lê Vân yêu và sống từ góc nhìn phân tâm học của Nguyễn Hữu Anh. Ở bài viết này, tác giả đã khai thác chiều sâu tâm lí của người phụ nữ đương đại thông qua bức chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của nghệ sĩ Lê Vân từ điểm nhìn của thời hiện tại, qua những xung đột giữa ý thức và vô thức theo các hệ hình của phân Ngày nhận bài: 5/1/2020. Ngày sửa bài: 20/1/2020. Ngày nhận đăng: 12/2/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Nhung. Địa chỉ e-mail: nhungnguyen.hp220894@gmail.com 51 Nguyễn Thị Hồng Nhung* và Đỗ Văn Hiểu tâm học [2; tr.45- 46]. Những nghiên cứu này gợi ý cho người viết về lí thuyết và hướng triển khai trong bài viết này. Về nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu và đã có một số kết quả nghiên cứu đáng quan tâm. Luận văn thạc sĩ Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng của Phạm Thị Hòa [3] đã chỉ ra sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân và những khát vọng chân chính mà người phụ nữ, đặc biệt tính dục như một xu hướng tất yếu gắn với tình yêu, đạo đức, quan hệ xã hội… Người đàn bà tắm: Cuốn tiểu thuyết của những cuộc đối thoại văn hoá [4] của Vương Trí Nhàn đã nhấn mạnh phần lí trí của con người là phần còn lại sau cùng, toả sáng, một đời sống ý thức lấn át bản năng trong tiểu thuyết Người đàn bà tắm. Một số nghiên cứu trên cho thấy vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu nhân vật văn học là một hướng nghiên cứu cần được tiếp tục phát triển, đặc biệt là vận dụng vào nghiên cứu nhân vật người phụ nữ. Với nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng, tuy đã có một số công trình nghiên cứu, nhưng các công trình đó không triển khai dưới cái nhìn phân tâm học, vì thế đã bỏ qua một số vấn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn học đương đại Trung Quốc Văn đàn đương đại Trung Quốc Thế giới nội tâm nhân vật phụ nữ Tiểu thuyết của Thiết Ngưng Lí luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đặc trưng giới trong thơ nữ Việt Nam từ sau đổi mới
11 trang 120 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2
105 trang 94 1 0 -
6 trang 37 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 33 0 0 -
tiếng việt và phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học
206 trang 32 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 trang 31 0 0 -
Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 1
123 trang 28 0 0 -
Giáo trình lí luận văn học - Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư
223 trang 23 0 0 -
Sự dung hợp đặc điểm của thơ trữ tình trong truyện cực ngắn đương đại Việt Nam
6 trang 23 0 0 -
Mộng và cấu trúc tiểu thuyết Đinh Trang mộng của Diêm Liên Khoa
15 trang 22 0 0