Danh mục

Thi trắc nghiệm có hỗ trợ của hệ chuyên gia

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.80 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong các chương trình phục vụ thi trắc nghiệm và E-learning, các khía cạnh trên, tức là: Vấn đề xác định độ khó của câu hỏi, tỉ lệ câu khó trong một bài thi, các câu khó cần phải được gợi ý, vấn đề thưởng phạt khi gặp câu hỏi khó hoặc có dùng gợi ý,... vẫn chưa được nghiên cứu. Bài báo này nhằm giải quyết các điểm nói trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thi trắc nghiệm có hỗ trợ của hệ chuyên gia JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 67-74 THI TRẮC NGHIỆM CÓ HỖ TRỢ CỦA HỆ CHUYÊN GIA Lê Huy Thập1 , Lương Văn Nguyên2 1 Viện CNTT, Viện KH&CN Việt Nam; 2 Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Hà Nội Tóm tắt. Trắc nghiệm có ưu điểm là nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, các trắc nghiệm hiện nay là không thực sự đưa ra kết quả đánh giá đúng đắn do một số nguyên nhân: Các câu hỏi cho một bài kiểm tra được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Điều này có thể dẫn tới tình trạng, tất cả các câu hỏi của một phiếu kiểm tra đều quá khó hoặc quá dễ, do đó việc kiểm tra là không công bằng. Trong chương trình E-learning, các trắc nghiệm là rất quan trọng, bởi chúng giúp các thí sinh tự kiểm tra kiến thức theo các chủ đề nhất định. Để nâng cao hiệu quả của quá trình tự kiểm tra đó, khi làm bài, sinh viên cần được gợi ý, hỗ trợ của hệ thống. Báo trình bày các giải pháp để bổ sung những khuyết thiếu trên bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của hệ thống chuyên gia. Từ khóa: Thi trắc nghiệm, kiểm tra đánh giá, hệ chuyên gia, E-learning.1. Mở đầu Thi trắc nghiệm là hình thức kiểm tra kết quả học tập, trình độ chuyên môn, thituyển vào các công sở, công ti, xí nghiệp, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng,. . . Các dạng thi trắc nghiệm hiện nay 1. Một câu hỏi có nhiều đáp án trả lời nhưng chỉ có một đáp án đúng, thí sinh phảichọn được đáp án đúng mới có điểm (cũng có trường hợp chọn sai đáp án sẽ bị trừ điểm); 2. Một câu hỏi có nhiều đáp án đúng, thí sinh chọn được càng nhiều đáp án đúngcàng nhiều điểm. 3. Cũng có loại trắc nghiệm được dùng để kiểm tra cả kiến thức lẫn ý niệm. Tức là,câu hỏi và đáp án được bố trí thành các cột, thí sinh chỉ cần tạo đường nối từ câu hỏi đếncác đáp án đúng, . . . chứ không phải là việc đánh dấu vào ô đáp án đúng... Ưu điểm của thi trắc nghiệm 1. Kiểm tra và đánh giá trình độ của thí sinh khách quan hơn, trung thực hơn, kiểmtra được nhiều kiến thức hơn, tránh được việc học tủ và học vẹt,. . .Ngày nhận bài:06/6/2012. Ngày nhận đăng: 15/6/2013.Liên hệ: Lê Huy Thập, e-mail: lhthap@ioit.ac.vn. 67 Lê Huy Thập, Lương Văn Nguyên 2. Trong E-learning, tự trắc nghiệm rất quan trọng, mỗi học viên tự kiểm tra mứcđộ nắm bắt nội dung môn học dựa vào sự hỗ trợ của chương trình thông qua các câu hỏivà đáp án sẵn có. Vấn đề tồn tại của thi trắc nghiệm 1. Chưa phải hoàn toàn công bằng và chính xác, dù rằng các đề thi là những câu hỏiđược chọn ngẫu nhiên. Vì sự ngẫu nhiên này mà một thí sinh nào đó có thể nhận được đềthi với số câu hỏi khó nhiều hơn số câu hỏi dễ và ngược lại. 2. Đáp án chỉ ở mức “đúng”, “sai” mang ít tính tự luận, mang nặng tính ngẫu nhiênhơn (sác xuất “đúng” và “sai” bằng nhau và bằng 0.5), điều này thiệt thòi cho những họcviên có tham gia học tập môn học và có lợi cho những ai tham gia ít, thậm chí không thamgia môn học vẫn được tham gia thi. 3. Với E-learning (không phải Online), học viên thường gặp rất nhiều vấn đề cầnđược gợi ý khi tự trắc nghiệm mà các chương trình thi trắc nghiệm hiện chưa có. ... Hướng khắc phục tồn tại của thi trắc nghiệm Để tăng tính công bằng trong thi trắc nghiệm, chúng ta cần đến sự hỗ trợ thêm mộtsố khía cạnh như sau: 1. Xác định độ khó (dễ) của câu hỏi - khó (dễ) hơn câu bình thường bao nhiêu phầntrăm, dựa vào độ khó (dễ) này để cộng thêm (trừ bớt) điểm vào bài thi. 2. Trong N câu hỏi mà thí sinh phải trả lời, có số câu hỏi khó (dễ) tối đa là baonhiêu. 3. Thí sinh có thể dùng các gợi ý như thế nào,. . . Khi dùng gợi ý, điểm của câu hỏisẽ bị trừ bớt theo mức độ gợi ý như thế nào. 4. Câu hỏi không làm được sẽ bị trừ bao nhiêu điểm. Trong các chương trình phục vụ thi trắc nghiệm và E-learning, các khía cạnh trên,tức là: vấn đề xác định độ khó của câu hỏi, tỉ lệ câu khó trong một bài thi, các câu khó cầnphải được gợi ý, vấn đề thưởng phạt khi gặp câu hỏi khó hoặc có dùng gợi ý,. . . vẫn chưađược nghiên cứu. Bài báo này nhằm giải quyết các điểm nói trên.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Sơ đồ dòng dữ liệu trong trắc nghiệm Sơ đồ dòng dữ liệu trong trắc nghiệm có thể được thể hiện ở Hình 1. Trong đó phần thuộc vùng của khung nét đứt được dùng trong trường hợp Online2.2. Các khối trong sơ đồ2.2.1. Thí sinh - Đối tượng tham dự trắc nghiệm: Thí sinh tự do hoặc thí sinh do hội đồng thi tổchức.68 Thi trắc nghiệm có hỗ trợ của hệ chuyên gia Hình 1. Sơ đồ luồng trong thi trắc nghiệm Thí sinh tự do trong trường hợp chương trình ...

Tài liệu được xem nhiều: